Thị trường hàng xa xỉ bùng nổ nhờ sức chi tiêu của thế hệ trẻ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đối mặt với những thách thức về kinh tế, thị trường hàng xa xỉ vẫn phát triển mạnh. Đóng góp không nhỏ cho xu thế đó là sự trỗi dậy của thế hệ những người trẻ tuổi. Mỹ và châu Âu duy trì vị thế là thị trường xa xỉ hàng đầu, trong khi Trung Quốc vẫn sẽ là nguồn động lực cho lĩnh vực này.

Doanh số bán hàng xa xỉ trên toàn cầu đang ở giữa giai đoạn bùng nổ, bất chấp tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng, theo dự báo của ngành.

Tăng trưởng dường như được khuyến khích bởi sự gia tăng nhu cầu sau đại dịch của người tiêu dùng trẻ tuổi đối với quần áo, túi xách, trang sức, giày dép và các phụ kiện khác.

Theo công ty tư vấn Bain, được ủy quyền bởi Altagamma, hiệp hội các nhà sản xuất hàng xa xỉ của Ý, các công ty sản xuất sản phẩm cao cấp của châu Âu vẫn đang kiếm được nhiều tiền, mặc dù giá đã tăng do tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng và chi phí năng lượng tăng.

Báo cáo được công bố vào ngày 15/11, dự đoán rằng doanh số bán hàng xa xỉ cá nhân sẽ tăng 22%, lên 367 tỷ USD vào cuối năm, từ mức 300 tỷ USD vào năm 2021. Con số này cao hơn nhiều so với ước tính trước đó vào tháng 6, dự đoán mức doanh thu đạt 344 tỷ USD cho năm 2022.

Doanh số bán hàng đã tăng lên kể từ năm 2021, khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi sau khi các hạn chế do đại dịch được nới lỏng vào cuối năm.

Người tiêu dùng, những người đã tích lũy tiền tiết kiệm và được hỗ trợ bởi gói kích thích của chính phủ trong thời gian phong tỏa, ngay lập tức lao vào mua sắm ồ ạt, bao gồm cả các mặt hàng cao cấp.

Kết quả quý 3 gần đây đã chỉ ra rằng ngành công nghiệp hàng xa xỉ đã có thể thách thức lạm phát và chi phí sinh hoạt gia tăng, ngay cả trong thời kỳ kinh tế ảm đạm.

Công ty tư vấn Bain nói rằng sự không chắc chắn về kinh tế, gây nên bởi lo ngại về suy thoái kinh tế vào năm tới, có thể sẽ không ngăn được lĩnh vực thị trường xa xỉ tăng thêm 568 - 589 tỷ USD trong 5 năm tới.

“Mức tiêu dùng đã trở lại mức trước khủng hoảng, nhưng đó cũng là sự tái sinh, vì có một cơ sở người tiêu dùng mới trẻ hơn và một số nhóm người tiêu dùng đã xuất hiện trong COVID vẫn tồn tại và phát triển trong thị trường này, như các nhóm sắc tộc và nền văn hóa phụ ở Mỹ", bà Claudia D'Arpizio, một cộng sự của Bain, nói với Associated Press.

Tuy nhiên, bà cảnh báo rằng ngành công nghiệp hàng xa xỉ không thể đi ngược lại xu hướng suy thoái, nhưng nó có khả năng chịu đựng tốt hơn so với thời kỳ Đại suy thoái hơn một thập kỷ trước, khi doanh số bán hàng trong lĩnh vực này giảm mạnh.

Thế hệ Z trỗi dậy

Theo báo cáo của Bain, những người tiêu dùng sinh từ năm 1996 đến 2012, còn được gọi là thế hệ Z (Gen Z), hay Zoomers, và thế hệ Thiên niên kỷ lớn tuổi hơn, sinh từ năm 1982 đến đầu năm 1995, đã dẫn dắt sự tăng trưởng của thị trường xa xỉ trong năm nay.

Thế hệ X lớn tuổi hơn và thế hệ Bùng nổ trẻ em cuối cùng cũng bị lu mờ bởi thế hệ người tiêu dùng trẻ tuổi.

Nhóm trẻ tuổi hơn bước vào thị trường xa xỉ trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi.

Ít nhất 50% tổng số giao dịch mua được thực hiện bởi những người ở độ tuổi ở giữa 20-30 tuổi đến đầu 40 tuổi, trong khi những Zoomer trẻ hơn chiếm gần 20% doanh số bán hàng xa xỉ.

Nhóm tiếp theo, sinh từ cuối những năm 1990 đến nay, được cho là sẽ mua hàng cao cấp ở độ tuổi sớm hơn là 15 tuổi do lớn lên cùng mạng xã hội.

Bà Federica Levato từ Bain nói với Reuters: “Họ đã tiếp xúc sớm hơn với những loại thương hiệu này nhờ công nghệ kỹ thuật số và nhờ mạng xã hội, thứ đã khiến họ trở thành những người quan sát hàng xa xỉ rất am hiểu từ khi còn nhỏ".

Kể từ khi đại dịch kết thúc, ngành công nghiệp xa xỉ đã được hưởng lợi từ cơ sở khách hàng mới mở rộng này.

Những cải tiến quan trọng về phương tiện truyền thông xã hội và trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng đã cùng nhau thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu của thế hệ người mua sắm trẻ hơn.

Thị trường phương Tây và Trung Quốc

Các thị trường lâu đời ở Mỹ và châu Âu vẫn là những thị trường hoạt động mạnh nhất, vì tăng trưởng doanh số bán hàng ở cả hai khu vực dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 25%.

Doanh số bán hàng xa xỉ của Mỹ được dự đoán sẽ đạt 117 tỷ USD trong năm nay, trong khi doanh số bán hàng ở Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh ước tính đạt 97 tỷ USD.

Tuy nhiên, có một số lo ngại rằng việc mua các mặt hàng xa xỉ của những người tiêu dùng trẻ tuổi hơn nhưng có nền tảng tài chính ít vững chắc hơn ở các thị trường phương Tây và Đông Á sẽ bắt đầu suy yếu khi giá cả tiếp tục tăng, cắt giảm thu nhập khả dụng của họ.

Thế hệ trẻ dẫn dắt thị trường hàng xa xỉ bùng nổ
Một người đàn ông bước vào bên trong cửa hàng Dolce & Gabbana ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 22/11/2018. (Ảnh: NICOLAS ASFOURI / AFP qua Getty Images)

Bà D’Arpizio cho biết, mặc dù giới trẻ Trung Quốc có thói quen chi tiêu mạnh tay hiện đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng do tác động của việc phong tỏa liên tục, thị trường Trung Quốc vẫn là một động lực mạnh mẽ trong lĩnh vực hàng xa xỉ.

Tuy nhiên, Bain đã hạ thấp dự đoán trước đó rằng người mua sắm Trung Quốc sẽ chiếm 50% thị trường xa xỉ toàn cầu vào năm 2025, xuống còn khoảng 40% vào năm 2030.

Trong khi đó, việc loại bỏ thị trường Nga do các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt đã gây ra “tác động gần như bằng không”, theo Bain. Người mua sắm Nga từng chỉ chiếm 2% doanh số bán hàng xa xỉ vào thời điểm trước chiến tranh.

Bảo Nguyên

Theo Bryan Jung - The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Thị trường hàng xa xỉ bùng nổ nhờ sức chi tiêu của thế hệ trẻ