Dự án “cây mặt trăng” của NASA kết thúc ở đâu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sứ mệnh Apollo của NASA đưa con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng cách đây nhiều thập kỷ, đã đánh dấu một trong những kỷ nguyên ấn tượng nhất trong hành trình khám phá không gian của nhân loại. Tuy nhiên, những người hâm mộ NASA có thể chưa biết, tàu sứ mệnh Apollo 14 còn thực hiện một thí nghiệm khá thú vị nữa của NASA, đó là dự án “cây mặt trăng”. 

Apollo 14 đã chở theo một buồng chỉ huy trong đó có chứa hàng trăm hạt giống cây. Các hạt giống đã được NASA phân loại, sắp xếp, để so sánh với các hạt giống tương tự trên Trái đất. Tổng cộng có 500 hạt giống của nhiều loại thực vật khác nhau.

Tuy nhiên, một điều không may là trong khi thực hiện nhiệm vụ, có vài thùng chứa hạt giống bị bung ra, khiến nhiều hạt giống không còn phù hợp để tiến hành thí nghiệm. Các hạt giống được chở quay quanh mặt trăng 34 vòng, trước khi quay trở về Trái đất, và được trồng ở nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới.

Theo nhà khoa học Stan Krugman - từ Cơ quan lâm nghiệp Mỹ - nhóm nghiên cứu muốn xác định những hạt giống sau khi vào vũ trụ có còn khả năng nảy mầm khi trở về Trái đất không? Nếu có, chúng sẽ phát triển thế nào?

"Tôi lựa chọn từng hạt giống có sức khỏe tốt nhất và dễ trồng để trồng ở nước Mỹ. Nhờ đó tôi có thể dễ dàng so sánh quá trình phát triển của chúng với các cây khác hơn" - ông Krugman nói.

NASA gọi những cây này là “cây mặt trăng”. Toàn bộ số cây mang về đã được trồng trên Trái đất, chủ yếu ở Hoa Kỳ, hai cây ở Nam Mỹ, và một cây ở Châu Âu. Các giống cây được trồng gồm cây gỗ đỏ, sung, lợi ngọt, thông… Một phần ba trong số các “cây mặt trăng” này đã chết kể từ khi được trồng vào những năm 70.

Cây trong ảnh là một trong những “cây mặt trăng”, là giống cây si, được trồng vào năm 1975 tại trường đại học bang Mississippi.
Cây trong ảnh là một trong những “cây mặt trăng”, là giống cây si, được trồng vào năm 1975 tại trường đại học bang Mississippi. (Ảnh: NASA)

Rất nhiều hạt giống được trồng vì thuộc chương trình trồng cây hai năm một lần của quốc gia vào năm 1976. Cây trong ảnh là một trong những “cây mặt trăng”, là giống cây si, được trồng vào năm 1975 tại trường đại học bang Mississippi. Sau khi những hạt giống trở về từ không gian, chúng được giao cho sở Lâm nghiệp Hoa Kỳ trông coi cho đến khi nảy mầm. Tuy nhiên, một số cây giống đã không được trồng sau nhiều năm sứ mệnh Apollo kết thúc.

Nhiều người đã quên mất sự tồn tại của những “cây mặt trăng” này sau khi chúng được gieo trồng. Năm 1996, cựu phi hành gia David Williams đã tự tìm và lập danh mục các “cây mặt trăng”. Danh sách bắt đầu có 22 cây, sau đó tăng lên 80. Trong số đó 21 cây đã chết. Williams cho rằng những cây đã chết có thể vì những nguyên nhân không liên quan gì đến thời gian của chúng ở ngoài không gian.

Tuy nhiên, số lượng cây được tìm thấy vẫn là con số nhỏ so với tổng cộng khoảng 500 hạt giống được đưa lên không gian cách đây gần nửa thế kỷ. Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu bổ sung thêm nào về những "cây mặt trăng" để có thể đưa ra những kết luận chính xác xem liệu cây có chịu những tác động nào từ chuyến đi vòng quanh Mặt trăng trên tàu Apollo 14 hay không.

Lê Na



BÀI CHỌN LỌC

Dự án “cây mặt trăng” của NASA kết thúc ở đâu?