Đức cảnh báo: Sinh viên Trung Quốc cũng có thể làm ‘gián điệp khoa học’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sinh viên Trung Quốc được Nhà nước cấp học bổng để theo học tại các trường đại học của Đức có thể làm ‘gián điệp khoa học’, theo Bộ trưởng Giáo dục Đức. 

Bộ trưởng Giáo dục Đức hôm thứ Bảy (29/7) kêu gọi xem xét lại các chính sách trao đổi sinh viên với Trung Quốc, với lý do nguy cơ ‘gián điệp khoa học’ gia tăng do các sinh viên Trung Quốc học tập tại Đức theo học bổng toàn phần của Nhà nước.

“Trung Quốc đang trở nên cạnh tranh hơn và là đối thủ có hệ thống trong lĩnh vực khoa học và nghiên cứu”, bà Bettina Stark-Watzinger cho biết trong một cuộc phỏng vấn được Mediengruppe Bayern đăng tải hôm thứ Bảy, theo Bharatexpress.

Bộ trưởng hoan nghênh quyết định của Đại học Friedrich-Alexander (FAU) ở Bavaria, nơi thường xuyên hợp tác với ngành công nghiệp Đức về các sáng kiến nghiên cứu, không còn tiếp nhận sinh viên Trung Quốc có học bổng toàn phần từ Hội đồng Học bổng Trung Quốc (CSC), một tổ chức của Chính phủ ĐCSTQ.

Theo các báo cáo gần đây, những người thụ hưởng các học bổng này phải tuyên thệ trung thành với nhà nước Trung Quốc hoặc đối mặt với hành động pháp lý.

Stark-Watzinger ca ngợi quyết định của trường đại học Đức, nói rằng tự do ngôn luận và tự do về khoa học theo luật của Đức không thể được các sinh viên có học bổng của chính phủ Trung Quốc thực hiện đầy đủ do những điều kiện cấp học bổng và do nguy cơ gián điệp khoa học gia tăng.

Bà nói: “Quyết định của FAU sẽ khiến các tổ chức khác xem xét lại các điều khoản hợp tác của họ với CSC”.

Đức đã thắt chặt lập trường của mình đối với Trung Quốc vào giữa tháng 7, công bố chính sách dài 64 trang nhằm đáp trả một Trung Quốc quyết đoán hơn, khiến Hoa Kỳ chỉ trích.

Chính sách có đề cập đến vấn đề an ninh cũng như hợp tác kinh tế và khoa học, là kết quả của nhiều tháng tranh luận trong chính phủ Đức về cách tiếp cận của Đức đối với Trung Quốc.

Trước đó, ngày 27/7, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết rằng Berlin đã phản ứng với một Trung Quốc đã thay đổi và trở nên quyết đoán hơn và chính phủ của ông nhằm mục đích giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế của Đức vào Bắc Kinh trong các lĩnh vực quan trọng.



BÀI CHỌN LỌC

Đức cảnh báo: Sinh viên Trung Quốc cũng có thể làm ‘gián điệp khoa học’