Lo sợ khủng hoảng, các ngân hàng toàn cầu sa thải nhân sự và rút khỏi Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc tiếp tục chìm sâu vào giảm phát tháng thứ 4 liên tiếp. Hậu quả là người tiêu dùng, nhà đầu tư trong và ngoài nước đều mất niềm tin trầm trọng; dòng tiền lặng lẽ từ bỏ. Gần đây nhất, các tài phiệt toàn cầu, trong đó có nhà Rothschild, đã phải thu hẹp hoạt động, hoặc thậm chí là từ bỏ Trung Quốc.

Chetan Sehgal, nhà quản lý danh mục đầu tư của Quỹ các nước đang phát triển Franklin Templeton, đã nói với Financial Times: “Trung Quốc sẽ xuất khẩu giảm phát sang các nước trên thế giới và bạn sẽ thấy rằng các nền kinh tế đang phát triển đang phải đối mặt với tình trạng dư cung của Trung Quốc”.

Rủi ro ngày một lớn

Eswar Prasad, giáo sư kinh tế tại Đại học Cornell và là cựu lãnh đạo Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nói với tờ Wall Street Journal rằng dữ liệu giá cả mới nhất của Trung Quốc và các tín hiệu kinh tế yếu kém khác “dự đoán rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ bước vào thời kỳ suy thoái rất trầm trọng". Suy thoái của Trung Quốc sẽ tạo ra rủi ro lớn cho nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nguy hiểm lớn.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) vỡ bong bóng giá, giá cả suy giảm và tình trạng dư cung tồi tệ, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, các nhà đầu tư bắt đầu tháo chạy khỏi Trung Quốc. Với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Trung Quốc từ thiên đường tìm kiếm lợi nhuận đã ngấp nghé thành nơi mất tiền.

Tạp chí The Economist của Anh đăng bài viết cho rằng thị trường chứng khoán Trung Quốc đã gây sốc cho nhà đầu tư trong năm nay. Thị trường chứng khoán Thượng Hải và Hong Kong đã bốc hơi 1,5 nghìn tỷ USD chỉ trong tháng 1/2024. Nếu so với mức đỉnh thiết lập vào năm 2021, thị trường chứng khoán của Trung Quốc và Hong Kong đã bốc hơi 7 nghìn tỷ USD, giảm khoảng 35%. Trong cùng thời gian, thị trường chứng khoán Mỹ tăng 14% và thị trường chứng khoán Ấn Độ tăng 60%.

Bài viết phân tích rằng điều này cho thấy vấn đề cơ bản của chính quyền Bắc Kinh, đó là nguồn vốn trong và ngoài nước (từng đổ vào Trung Quốc do tin tưởng vào sự tăng trưởng nhanh chóng trong quá khứ) đã mất niềm tin. Khi dòng vốn đảo chiều, hậu quả với tăng trưởng Trung Quốc bắt đầu trở nên nghiêm trọng.

The Economist chỉ ra rằng điều đáng chú ý nhất là các nhà đầu tư nước ngoài không còn ưa thích Trung Quốc nữa. Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán cổ phiếu Trung Quốc trong những tháng gần đây.

The Economist cho rằng hàng loạt biện pháp giải cứu thị trường của chính quyền Bắc Kinh như thay Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, áp đặt lệnh cấm bay và yêu cầu giải cứu thị trường, chỉ có thể hỗ trợ tạm thời. Rõ ràng, các mệnh lệnh hành chính của chính quyền đã không giải quyết bài toán của thị trường; nó chỉ như giấy bọc lấy lửa. Thậm chí, các biện pháp can thiệp quá mức của Nhà nước còn khiến các nhà đầu tư lo ngại khi các khoản tiền của họ có thể bị can thiệp, mất mát bởi các vấn đề chính trị.

Các tài phiệt Phố Wall sa thải nhân viên, thu hẹp hoạt động ở Trung Quốc

Suy thoái kinh tế Trung Quốc khiến các ngân hàng đầu tư quốc tế, thực chất là các tài phiệt phố Wall, bắt đầu sa thải nhân viên và thu hẹp hoạt động của họ ở cả đại lục và Hong Kong nói riêng cũng như trong phạm vi châu Á nói chung.

Một bài báo của Reuters ngày 9/2/2024 cho biết các ngân hàng toàn cầu đang chuẩn bị sa thải thêm nhân viên ở châu Á. Làn sóng đầu tiên bắt đầu ở đại lục Trung Quốc và Hong Kong - Trung tâm tài chính của khu vực. Dự báo rằng làn sóng sa thải nhân viên, thu hẹp hoạt động của các nhà tài phiệt Phố Wall sẽ mạnh hơn trong những tháng tới.

Reuters trích nguồn tin quen thuộc cho biết ngân hàng đầu tư Mỹ Lazard đã có thông báo nội bộ vào tháng 1/2024 rằng họ sẽ đóng cửa văn phòng ở Bắc Kinh. Việc này đương nhiên đi kèm với sa thải nhân viên. Một lượng nhân viên sẽ chuyển đến Hong Kong.

Một công ty tài chính thuộc dòng họ Rothschild, dòng họ tài phiệt giàu có nhất toàn cầu, là Rothschild & Co cũng đã giải tán chi nhánh ở Thượng Hải. Bank of America cũng công bố sẽ cắt giảm 20 việc làm ở châu Á vào tháng đầu tiên năm 2024.

Chứng khoán Trung Quốc về mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, bất chấp các nỗ lực mở rộng tiền tệ, bơm tiền qua cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tới 50 điểm phần trăm vào tháng 1/2024 vừa qua, thị trường chứng khoán Thượng Hải và Hong Kong đã không thể khởi sắc. Triển vọng kinh tế xấu đi của Trung Quốc còn đi kèm với khả năng xung đột địa chính trị gia tăng khi quốc gia này đang ngày một hung hăng hơn khiến các nhà đầu tư lo ngại. Tháo chạy khỏi Trung Quốc đang tiềm tàng rủi ro kinh tế - tài chính và chính trị đã trở thành làn sóng lan rộng, khó có thể ngăn chặn trong năm 2024.

Theo hai nhà tuyển dụng săn đầu người của ngân hàng đầu tư, chỉ tính riêng ở Hong Kong, hơn 400 nhân viên ngân hàng đầu tư đã mất việc, hầu hết đều là việc làm ở các mảng có giao dịch với Trung Quốc.

Dữ liệu từ Sở giao dịch chứng khoán London cho thấy doanh thu kinh doanh cổ phiếu [hàng hoá từ doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn] của các ngân hàng đầu tư Phố Wall đã giảm xuống còn 4 tỷ USD vào năm 2023, mức giảm lên tới 30% so với năm 2022. Các vụ mua bán và sáp nhập năm ngoái đã giảm 16% xuống còn 629 triệu USD.

Quang Nhật tổng hơp

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Lo sợ khủng hoảng, các ngân hàng toàn cầu sa thải nhân sự và rút khỏi Trung Quốc