Phát hiện một chủng người đã tuyệt chủng biết chôn người chết từ 240.000 năm trước

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng về một chủng người Homo naledi đã tuyệt chủng, biết chôn cất người chết từ 240.000 năm trước.

Vào tháng 6 năm 2023, nhóm các nhà nghiên cứu do nhà khảo cổ học Lee Berger làm trưởng nhóm đã công bố trên mạng thông tin gây sốc về một giống người tuyệt chủng gọi là Homo Naledi. Trong bộ phim tài liệu của Netflix có tên "Unknown: Cave of Bones" (Tạm dịch: Các bộ xương trong hang động vô danh) cũng đã đề cập đến chủng người này.

Họ cho rằng một giống người có tên khoa học là H. naledi, có đặc điểm là bộ não nhỏ hơn bình thường, đã thực hiện nghi lễ chôn cất người chết của họ trong hang động có tên Rising Star (Ngôi sao đang lên) ở Nam Phi hơn 240.000 năm trước.

Họ đã sử dụng không gian hang động theo những cách thú vị: “xử lý để chôn cất người chết ở một không gian, trong khi sinh hoạt và nấu ăn ở các không gian khác”, ông Berger nói. Bên cạnh đó, có thể họ cũng đã trang trí tường hang bằng các họa tiết kỳ lạ.

Điều này có nghĩa rằng họ là chủng người đã phát triển trước chủng người Homo sapiens chúng ta. Chủng người Homo sapiens chỉ mới lần đầu tiên xuất hiện ở Châu Phi khoảng 300.000 năm trước.

Nếu đúng, đây sẽ là một bước tiến mới đáng ngạc nhiên trong lịch sử nghiên cứu về loài người. Trước khi chủng người Homo sapiens xuất hiện và tiến hoá, đã tồn tại một chủng người khác có văn hoá và các nghi lễ riêng. Điều này đã gây ra những tranh luận sôi nổi trong khoa học.

Các hợp tác khoa học

Các nhà nghiên cứu về tiến hóa và các nhà địa chất học và khoa học Trái đất làm việc với thang thời gian rất dài, thường được đo lường bằng hàng trăm nghìn năm hoặc thậm chí hàng triệu năm. Các công cụ của họ chính là phương thức hữu hiệu để phân tích dấu vết của loài người cổ đại.

Các kỹ thuật phân tích của các nhà khoa học Trái đất có thể cung cấp thông tin vô cùng hữu ích về bối cảnh của hóa thạch và vật liệu khảo cổ.

Các kỹ thuật này thường được sử dụng để nghiên cứu các lớp bùn mà các di tích khảo cổ và hóa thạch được khai quật. Những loại phân tích này có thể được thực hiện ở mức độ vi thể (microbody).

Câu trả lời từ 'đất'?

Nhờ vào các công cụ và phương pháp nghiên cứu đất tiên tiến hơn, khoa học khảo cổ giờ đây có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách các địa điểm khảo cổ hình thành và bảo tồn hóa thạch cũng như các vật dụng cổ xưa một cách chi tiết. Chúng ta cũng có thể đi sâu vào nghiên cứu tại cấp độ phân tử và nguyên tố.

Một phương pháp nghiên cứu đất đang trở nên phổ biến gọi là micromorphology, tức là việc nghiên cứu các đặc điểm vi thể của lớp bùn xung quanh các hóa thạch hoặc di vật khảo cổ. Bằng cách nghiên cứu lớp bùn từ các khe khảo cổ, ta có thể tìm ra những thông tin mà với mắt thường ta không thể nhìn thấy, giúp ta hiểu rõ hơn về môi trường sống trong quá khứ.

Micromorphology đã chứng minh mình là một công cụ mạnh mẽ trong việc phân tích hóa thạch và các phương pháp chôn cất của con người cổ đại. Điều này đã được minh chứng trong năm 2021 khi các nhà khoa học đã sử dụng nó để xác định một nơi chôn cất người cổ nhất (cách đây 78.000 năm) và công bố kết quả trong tạp chí Nature.

Trước đó, vào năm 2017, kỹ thuật này đã giúp xác định các lò đun bếp ở hang Liang Bua (Indonesia). Dù mắt thường không thể nhìn rõ nhưng dưới kính hiển vi, người ta đã thấy tất cả các dấu hiệu của sự đốt cháy.

Đối với H. naledi, micromorphology có thể giúp ta tìm ra bằng chứng về việc hài cốt có được chôn cất có chủ ý hay không. Nó có thể phát hiện ra những dấu vết nhỏ hoặc sự khác biệt trong lớp bùn trong quá trình khai quật ta không thể nhìn thấy.

Theo The Conversation



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện một chủng người đã tuyệt chủng biết chôn người chết từ 240.000 năm trước