Lời nguyền Pharaoh: Nghiên cứu hé lộ nguyên nhân cái chết của hơn 20 người mở lăng mộ Tutankhamun

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào năm 1922, hơn 20 người tham gia mở lăng mộ của Vua Tutankhamun đã thiệt mạng do thứ được cho là "lời nguyền Pharaoh". Theo các văn bản Ai Cập cổ đại, bất kỳ ai quấy rầy xác ướp của các Pharaoh sẽ phải chết bởi một căn bệnh mà bác sĩ không thể chẩn đoán ra. Tuy nhiên, theo Ross Fellowes, có thể có một giải thích sinh học đằng sau những cái chết bí ẩn này.

Theo nghiên cứu “The Pharaoh's Curse: New Evidence of Unusual Deaths Associated With Ancient Egyptian Tombs” (Tạm dịch: Lời nguyền Pharaoh: Bằng chứng mới về những cái chết bất thường liên quan đến các lăng mộ Ai Cập cổ đại), nguyên nhân của các trường hợp tử vong là do nhiễm độc phóng xạ từ các thành phần tự nhiên chứa chất độc hại và uranium được đặt một cách cố ý trong hầm mộ kín.

Tiếp xúc với các chất này có thể gây ra một số loại bệnh ung thư, chẳng hạn như căn bệnh đã lấy đi mạng sống của nhà khảo cổ học Howard Carter. Hơn một thế kỷ trước, Carter là người đầu tiên bước vào bên trong lăng mộ bí ẩn. Ông qua đời vì một cơn đau tim vào năm 1939 sau một thời gian dài mắc bệnh ung thư hạch Hodgkin. Trước đây, nguyên nhân gây ra bệnh ung thư này được cho là do ngộ độc phóng xạ.

Một trường hợp khác là Lord Carnarvon. Ông này chết do nhiễm trùng máu chỉ năm tháng sau khi vào lăng mộ, với một vết muỗi đốt nhiễm trùng nghiêm trọng do dao cạo râu làm rách.

Arthur Weigall, một nhà Ai Cập học người Anh, cũng có mặt trong lễ mở lăng mộ. Ông đã bị cáo buộc gây ra câu chuyện về lời nguyền, và sau đó qua đời vì ung thư ở tuổi 54. Những người khác tham gia khai quật cũng đã chết vì đột quỵ, ngạt thở, suy tim, tiểu đường, nhiễm độc, viêm phổi, tiếp xúc với tia X và sốt rét. Tất cả họ đều qua đời khi đang trong độ tuổi từ 50 đến 59.

Theo các dòng chữ được tìm thấy trong các khu chôn cất khác trên khắp Ai Cập, có vẻ như người xưa đã biết về những chất độc. Ngoài ra, một số khu vực còn bị cấm bước vào vì có tà ma. Tuy nhiên, nghiên cứu của Fellowes chứng minh rằng các lăng mộ có thể thực sự bị nguyền rủa, nhưng theo cách sinh học và cố ý chứ không phải siêu nhiên.

Nghiên cứu giải thích rằng mức độ phóng xạ cao cũng được ghi nhận trên khắp các tàn tích lăng mộ thuộc thời kỳ Cổ Vương quốc (Old Kingdom), chẳng hạn như ở hai khu vực Giza và một số lăng mộ ngầm Saqqara.

Theo Fellowes, các quan tài đá nằm bên trong lăng mộ thường có phóng xạ mạnh hơn. Các nghiên cứu khác cũng đã đo lường lượng khí radon - một loại khí tự nhiên hình thành khi uranium, radium và thorium bị phân hủy trong đá, đất và nước ngầm - tại các lăng mộ khác nhau trong Saqqara.

Họ đã phát hiện radon có mặt trong môi trường ở 6 khu vực trên khắp tàn tích Saqqara: Lăng mộ phía Nam, các đường hầm lăng mộ Serapeum và các kho chứa của Kim tự tháp Djoser.

Hơn nữa, hàng nghìn hũ, được khai quật vào những năm 1960 bên dưới Kim tự tháp Djoser, chứa tới 200 tấn hóa chất chưa được xác định. Điều này cho thấy các chất độc có thể đã được chôn cất cùng với xác ướp.

Fellowes lưu ý rằng bức xạ mạnh thường được gán cho là do hàm lượng chất phóng xạ tự nhiên trong đá nền. Tuy nhiên, sự tập trung một cách bất thường và ở mức cao của nồng độ bức xạ đo được không phù hợp với đặc điểm của đá nền. Tức là nó có thể đến từ những nguồn không tự nhiên khác.

Theo sciencetimes



BÀI CHỌN LỌC

Lời nguyền Pharaoh: Nghiên cứu hé lộ nguyên nhân cái chết của hơn 20 người mở lăng mộ Tutankhamun