Người Nhật không ăn thịt cừu, người Ấn Độ không ăn thịt bò, người Trung Quốc không ăn gì? 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa ẩm thực độc đáo riêng, có những sở thích và còn có những điều cấm kỵ trong ẩm thực ăn uống. Có một số món ngon rất phổ biến và được ưa chuộng ở nhiều quốc gia nhưng nó lại có thể bị nước khác không thích, tránh xa hoặc thậm chí là điều cấm kỵ; lý do có thể là về môi trường, lịch sử, hoặc cũng có thể là do ảnh hưởng của thói quen ăn uống.

Ấn Độ, nước xuất khẩu thịt bò lớn, người dân địa phương không ăn thịt bò, người Nhật thì rất thích sashimi nhưng họ lại không ăn thịt cừu, còn người Nga yêu tất cả các loại thịt duy chỉ không ăn thịt chó. Vậy thì người Trung Quốc thường không ăn gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về những loại thực phẩm bị cấm kỵ ở các quốc gia trên thế giới!

1. Người Nhật không ăn thịt cừu

Người Nhật hầu như không có kiêng kỵ khi ăn thịt nhưng lại không ăn nhiều thịt cừu. Theo thống kê, 5 loại thịt tiêu thụ nhiều nhất ở Nhật Bản là thịt bò, thịt lợn, thịt gà, giăm bông, xúc xích. Mặc dù cũng có người ăn thịt cừu, nhưng thứ hạng thậm chí thứ hạng còn thấp hơn thịt ngựa, nó không phải là loại thịt phổ biến và lượng tiêu thụ bình quân đầu người rất nhỏ.

Có lẽ có hai lý do chính. Thứ nhất, do Nhật Bản là một quốc đảo có diện tích đất nhỏ, phần lớn đất nông nghiệp được sử dụng để trồng lương thực, trái cây và rau quả, nên không có đất thừa để nuôi cừu nên không có nhiều thịt cừu để cung cấp thực phẩm.

Nguyên nhân thứ hai là người Nhật có chế độ ăn rất nhẹ nhàng, khi ăn thịt họ thường ăn luộc hoặc nướng, cũng có nhiều loại hải sản được ăn trực tiếp như sashimi mà không dùng quá nhiều gia vị.

Nhưng thịt cừu không thích hợp với những cách nấu này, mùi thịt cừu nặng hơn nhiều so với các loại thịt khác, nếu chỉ nấu đơn giản như vậy thì không thể hết mùi thịt cừu chứ đừng nói đến việc ăn sống.

2. Người Nga không ăn thịt chó

Chó có vị trí rất cao ở Nga, đối với người dân địa phương, chó giống như bạn bè, người thân của họ, hầu như nhà nào cũng nuôi chó, nên họ rất ác cảm với việc ăn thịt chó.

Hơn nữa, từ thời xa xưa, người Nga kiếm sống bằng nghề săn bắn, chó cũng là người bạn đồng hành và trợ giúp tốt nhất của họ khi đi săn. Trong thời kỳ chiến tranh, trước sự xâm lược của Đức, những con chó được huấn luyện đặc biệt ở Nga đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có thể nói là đã có công lớn, người Nga luôn ghi nhớ công lao của chúng, coi chúng như những anh hùng, đồng thời đã cấm ăn thịt chó.

3. Người Mỹ không ăn chân giò lợn

Chân giò lợn mềm mại và đàn hồi luôn được ưa chuộng ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, luôn được coi là một sản phẩm làm đẹp và bổ dưỡng, ở nhiều nơi, chúng còn được coi là biểu tượng của sự giàu có. Tuy chân giò lợn rất ngon và có tác dụng tốt, nhưng không có nghĩa là nó sẽ được ưa chuộng ở Mỹ. Chân giò lợn là một thực phẩm được cho là rất bẩn trong mắt người Mỹ, dù họ biết rằng chân giò lợn sau khi được làm sạch và nấu chín sẽ là một món ăn ngon, nhưng họ vẫn không thể chấp nhận được.

Hai năm trở lại đây, Mỹ cũng phát động cuộc thi thử chân giò lợn, mời các đầu bếp chế biến lại chân giò lợn đóng hộp, và chế biến thành các món chân giò với nhiều hương vị khác nhau, rồi mời khách đến ăn thử. Nhiều vị khách đã bị nôn sau khi ăn, trong tiềm thức họ đều cho rằng, lợn sống trong chuồng lợn bừa bộn, bẩn thỉu, chân giò lợn thường xuyên bị giẫm phải bẩn thỉu nên họ chưa bao giờ vượt qua được rào cản tâm lý để nếm thử hương vị thơm ngon của chân giò lợn.

4. Người Ấn Độ không ăn thịt bò

Nếu có cơ hội du lịch Ấn Độ, tốt nhất bạn đừng nên nói muốn ăn thịt bò trong suốt chuyến đi, nếu không rất có thể bạn sẽ chọc giận người Ấn Độ, và khiến chính mình gặp rắc rối. Bởi vì hầu hết người Ấn Độ đều theo Ấn Độ giáo, và con bò là vật cưỡi của vị Thần chính trong tôn giáo này, nên vị trí của nó được đặt rất cao. Do đó ngoài việc không được ăn thịt bò, thì họ sẽ đặc biệt cẩn thận khi chạm vào thân con bò.

Tuy nhiên, trâu lại được xem là có địa vị thấp hơn, nên sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài, người Ấn Độ về cơ bản không ăn thịt bò, nhiều nhà hàng của họ sẽ trực tiếp ghi dòng chữ "không ăn thịt bò" để nhắc nhở khách du lịch.

5. Người Hàn Quốc không ăn rau mùi

Rau mùi là một loại cây gia vị, được nhiều đầu bếp của các quốc gia trên thế giới ưa chuộng, nhiều ưa chuộng sử dụng để làm tăng hương vị cho món ăn, đồng thời cũng được dùng để trang trí nhằm nâng cao tính thẩm mỹ cho món ăn. Tuy nhiên, người Hàn Quốc rất kỵ rau mùi, nhiều người Hàn Quốc cho biết, họ không thể chấp nhận được mùi vị đặc biệt của rau mùi, thậm chí họ còn dùng mùi thơm của chất tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm để mô tả mùi vị của rau mùi.

Hơn nữa, người Hàn Quốc rất chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe, còn ăn rau mùi thì không tốt cho sức khỏe nên rau mùi rất không được ưa chuộng ở Hàn Quốc và không trồng rau mùi. Khi đi du lịch Hàn Quốc, chúng ta cũng sẽ học trước cách nói “không ăn rau mùi”.

6. Người Đức không ăn cua

Cua, vốn được coi là món ngon ở Việt Nam, nhưng nó đã giảm vị thế khi ở Đức, trong mắt người Đức, cua bị coi là loài gây hại. Người ta kể rằng hơn một trăm năm trước, các tàu buôn châu Âu đã mua rất nhiều thứ từ Trung Quốc, và vô tình mang cua giống vào bể chứa nước, khi quay trở lại các sông nội địa châu Âu để xả nước, cua giống cũng được xả vào bể chứa nước ở một số sông nội địa như sông Elbe, sông Rhine.

Vì cua ở các sông nội địa không có kẻ thù tự nhiên, nên chúng bắt đầu sinh sôi nảy nở nhanh chóng cho đến khi tràn bờ, cua cũng có sức tàn phá rất mạnh, gây thiệt hại cho nhiều cơ sở bảo tồn nước, người Đức buộc phải tiến hành đánh bắt cá quy mô lớn và cua bị tiêu hủy. Chúng trở thành một loài xâm lấn và gây hại.

Nếu cua sinh sản như thế này ở Việt Nam thì có lẽ sẽ bị đưa lên bàn ăn và bị xóa sổ sớm, tuy nhiên người Đức không quen ăn đồ tươi sống trên sông, họ cũng ghét ăn những món phiền phức, nên sẽ không mấy quan tâm đến loài cua này. Vì có vỏ cứng và không nhiều thịt, nên về cơ bản tất cả cua đánh bắt ở Đức đều được xuất khẩu, bạn sẽ không thể tìm thấy người bán cua ở Berlin.

7. Người Úc không ăn thịt thỏ

Người Úc và người Đức cũng có trải nghiệm tương tự, ở Úc thỏ không có nhiều kẻ thù tự nhiên, và môi trường sinh thái nơi đây rất tốt, nên thỏ bắt đầu sinh sôi với số lượng lớn. Để kiểm soát số lượng thỏ hoang, người dân địa phương đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng không có người Úc nào sẵn sàng lựa chọn phương pháp “ăn thịt” để tiêu diệt thỏ.

Vì thỏ là loài động vật rất dễ thương trong mắt người Úc, nên họ không thích ăn thịt thỏ, hơn nữa, thịt thỏ không có vị mềm như thịt bò, thịt cừu hay thịt gà... Thịt thỏ khá thô, cứng và có mùi vị rất tệ. Ngoài ra, thỏ sẽ dễ mang theo một số vi khuẩn và ăn không an toàn nên người Úc không ăn thịt thỏ.

8. Người Trung Quốc: Không tìm thấy thực phẩm nào phổ biến không ăn

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, tài nguyên dồi dào, lãnh thổ rộng lớn, văn hóa ẩm thực cũng rất đa dạng, hầu như không có gì là không thể ăn được. Từ bay trên trời đến chạy trên mặt đất, các loại thịt đều có thể biến thành món ngon trên bàn, ngay cả thịt ngựa, thịt mèo, thịt lạc đà cũng bị người ăn, thậm chí cả chuột, côn trùng có hại và vô hại cũng bị ăn.

Các loại cây trái mọc trên mặt đất, chỉ cần không có độc, có thể ăn được là ăn, các loại rau rừng và nấm thơm ngon vào mùa hàng năm đều có nhu cầu cao, ngay cả những loại không ăn được cũng có thể ăn, chúng được phát triển theo hướng sử dụng làm thuốc để uống, ngay cả những chất độc cũng có thể được biến thành không độc thông qua nhiều sự kết hợp khác nhau, chẳng hạn như khoai nưa (konjac), hoa hiên vàng, nấm Suillellus và các thực phẩm khác, vì vậy quả thực rất khó để tìm được một món ăn Trung Quốc nào mà người ta thường không thích và không ăn.

Ngoài 8 quốc gia kể trên, còn có người Đan Mạch không ăn hàu, người ở các nước Ả Rập không ăn thịt lợn, người ở Anh và Pháp không ăn chân gà, chân lợn, đầu lợn, và người Singapore không ăn kẹo cao su, v.v., nhưng người Trung Quốc thực sự rất khó tìm được một món ăn nào mà họ thường không ăn và không thích ăn.

Theo Vương Hoà - Nguồn: Aboluowang
Khả Vy biên dịch

 



BÀI CHỌN LỌC

Người Nhật không ăn thịt cừu, người Ấn Độ không ăn thịt bò, người Trung Quốc không ăn gì?