Sức mạnh phi thường của âm nhạc: Chữa lành tâm hồn và não bộ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Âm nhạc du dương có thể khiến ta rơi lệ trong niềm xúc động dạt dào trong khi tiếng ồn chói tai có thể làm vỡ tan cả một tấm kính. Làm thế nào mà những rung động và tần số tưởng chừng vô hình lại có thể tác động mạnh mẽ đến tâm trí và cơ thể con người đến vậy? cùng NTD Việt Nam khám phá bí ẩn về sức mạnh phi thường của âm nhạc qua bài viết dưới đây.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng thưởng thức loại âm nhạc mang năng lượng tích cực có tác dụng giảm bớt căng thẳng. Họ đã sử dụng âm nhạc để chữa lành não bộ của một cô gái trẻ, giúp đỡ bệnh nhân Alzheimer, hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật và nâng cao chỉ số IQ của mọi người.

Người xưa đã sử dụng âm nhạc như một phương pháp điều trị khả năng sinh sản và chữa bệnh ở các cơ quan lục phủ ngũ tạng.

Âm nhạc và chữa bệnh

Thưởng thức loại âm nhạc chân chính có tác dụng giảm bớt căng thẳng. (Ảnh minh họa: Pixabay)

William Forde Thompson, giáo sư tâm lý học nổi tiếng tại Đại học Macquarie và Gottfried Schlaug, phó giáo sư thần kinh học tại Đại học Harvard, đã viết trong một nghiên cứu như sau: “Âm nhạc là một công cụ hiệu quả đặc biệt để điều trị chứng suy giảm thần kinh vì nó tác động đến hầu hết mọi vùng não”, theo bài báo được Scientific American xuất bản.

Bài báo của họ kể câu chuyện về một cô bé 11 tuổi, Laurel, bị đột quỵ dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn. Cô không thể giao tiếp trôi chảy mặc dù cô vẫn có thể hiểu được người khác nói gì một cách rõ ràng.

“Liệu pháp trị liệu bằng ngữ điệu du dương” đã giúp xây dựng kết nối giữa vùng nghe và nói trong não phải của Laurel. Kết nối này đã bỏ qua các đường dẫn lời nói ở bên trái não của cô, vốn đã bị tổn thương nặng nề.

Thomspon và Schlaug viết: “Khi kết thúc thời gian điều trị 15 tuần, cô ấy có thể nói những câu dài từ 5 đến 8 từ, đôi khi nhiều hơn”.

Vào năm 2015, đã tám năm đã trôi qua kể từ vụ tai nạn của Laure, năm bài báo của họ đã được xuất bản. Cô đã trở thành một diễn giả truyền cảm hứng với hy vọng động viên những người sống sót sau cơn đột quỵ.

‘The Boy’s Magic Horn’: Âm nhạc cổ điển có cội nguồn từ dân ca

Biện pháp chữa lành vết thương bằng cách ca hát của Laurel ngày càng trở nên phổ biến. Trên thế giới có những dàn hợp xướng mà các thành viên là những người sống sót sau cơn đột quỵ đã có thể giao tiếp trở lại thông qua âm nhạc.

Âm nhạc như thuốc

Trong lịch sử của các nền văn hóa trên thế giới, âm nhạc đã được sử dụng như một liệu pháp hữu hiệu để nâng cao sức khỏe.

Thompson và Schlaug đã đề cập đến một số ví dụ như những bức bích họa ở Ai Cập mô tả việc sử dụng âm nhạc để cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học giúp cho rằng âm nhạc thực sự có thể làm tăng tỷ lệ mang thai thành công lên đến 5% ở những phụ nữ thực hiện theo biện pháp IVF (thụ tinh trong ống nghiệm).

Các tác giả viết: “Các pháp sư trong các khu rừng nhiệt đới vùng cao ở Peru sử dụng biện pháp tụng kinh làm công cụ chính để chữa bệnh và người Ashanti ở Ghana thực hiện các nghi lễ chữa bệnh bằng cách đánh trống”.

Âm nhạc đối ứng với Ngũ Hành của Trời, ngũ quý của Đất, ngũ tạng của con người. (Hình: NTDVN)

Các nhà khoa học nghiên cứu về âm nhạc trong y học Trung Hoa cho biết dùng âm nhạc để trị liệu rất hữu hiệu. Y học cổ truyền Trung Quốc đã tiến một bước xa hơn khi phát hiện năm thang âm là: chiêng (d0), shang (re), jue (mi), zhi (sol), yu (la), đối ứng với mỗi ngũ tạng chính: lá lách, phổi, gan, tim và thận, cũng như đối ứng với ngũ hành: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Tác giả của bài báo, Hui Zhang và Han Lai, gọi đây là “liệu pháp âm nhạc năm giai đoạn”.

Các tác giả cũng cho rằng, năm cơ quan chính tương ứng với năm tâm trạng. “Suy nghĩ tương ứng với lá lách (Công), buồn/lo lắng tương ứng với phổi (Thương), tức giận ở gan (Jue), vui ở tim (Zhi), và sợ hãi/sợ hãi ở thận (Yu),” Hui Zhang và Han lai cho biết.

Theo các tác giả, việc nghe nhạc ở thang âm tương ứng với bộ phận cơ thể bị bệnh có thể giúp giảm bớt các vấn đề ở đó.

Theo Zhang và Lai, âm nhạc thuộc thang âm Shang (Re) có tác dụng tăng cường chức năng làm se và thanh lọc của phổi, điều chỉnh quá trình chuyển hóa nước trong cơ thể.

Các chuyên gia y tế thuộc Đại học Harvard khẳng định âm nhạc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm hỗ trợ quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Giảm bớt sự nhầm lẫn và lo lắng cho bệnh nhân Alzheimer và các bệnh khác.Theo bài báo "Âm nhạc như thuốc: tác động của hòa âm chữa lành" (xuất bản năm 2015), âm nhạc không thể chữa khỏi bệnh Alzheimer nhưng có thể giúp cải thiện tình trạng và sự lo lắng của bệnh nhân.

Âm nhạc cũng có thể giúp bệnh nhân chuẩn bị tinh thần tốt hơn trước khi thực hiện thủ thuật, hỗ trợ quá trình thực hiện thủ thuật và phục hồi sau phẫu thuật.

Susanne Cutshall, y tá lâm sàng tại Mayo Clinic cho biết: “Chúng tôi khuyến khích bệnh nhân nghe nhạc trước, trong và sau khi phẫu thuật”.

Âm nhạc và học tập

Nhiều người tin rằng nghe nhạc Mozart giúp trẻ em thông minh hơn. Tuy nhiên, điều này có đúng hay không?

Đại học California, Irvine đã thực hiện một thí nghiệm so sánh ảnh hưởng của âm nhạc Mozart, âm thanh thư giãn và tĩnh lặng đối với trí thông minh của sinh viên đại học. Ba nhóm sinh viên được yêu cầu làm bài kiểm tra IQ sau khi nghe nhạc Mozart, nghe băng thư giãn hoặc không nghe gì trong 10 phút.

Kết quả thí nghiệm cho thấy những nhóm sinh viên nghe nhạc Mozart thường đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra IQ so với những nhóm nghe băng thư giãn hoặc không nghe gì.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiệu quả của việc nghe nhạc Mozart chỉ là tạm thời và không quá lớn. Chỉ số IQ của người nghe nhạc Mozart tăng từ 8 đến 9 điểm và chỉ kéo dài trong 15 phút. Khi Đại học Harvard thực hiện lại thí nghiệm này, mức tăng IQ thậm chí còn nhỏ hơn, chỉ khoảng 2 điểm.

Loại nhạc nào là hay nhất?

Năm 1992, Tiến sĩ Masaru Emoto bắt đầu thực hiện một loạt thí nghiệm với tinh thể nước. Ông nói, khi nước được tiếp xúc với những từ mang nghĩa tích cực như “hy vọng” và “tình yêu” sẽ hình thành những tinh thể nước nguyên vẹn, đẹp đẽ, trong khi nước tiếp xúc với những từ mang tính tiêu cực như “xấu xí” thì tinh thể nước hình thành những khối bị đổi màu, không có hình dạng, không giống tinh thể.

Anh ấy cũng chơi nhạc để xem tác động của nó đối với mặt nước như thế nào. Anh thử chơi nhiều thể loại nhạc khác nhau, từ Vivaldi đến “Imagine” của John Lennon cho đến nhạc Rock. Kết quả là dòng nhạc cổ điển và nhạc ‘Imagine” của John Lennon tạo ra những tinh thể nước hoàn hảo, trong khi đó nhạc Rock lại tạo ra những khối tinh thể nước hỗn độn, không có trật tự rõ ràng.

Phương pháp của Emoto đã phải đối mặt với một số lời chỉ trích và thí nghiệm của ông cũng bị phản bác vì khó mở rộng.

Nhưng nếu như phát hiện của ông là đúng thì điều đó sẽ rất thú vị bởi vì thực tế là nước chiếm khoảng 60% cơ thể con người tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính.

James O. Young, giáo sư Triết học tại Đại học Victoria, đã đưa ra một so sánh giữa âm nhạc cổ điển và âm nhạc đại chúng trong một nghiên cứu.

Nghiên cứu của ông đã xem xét việc sử dụng hợp âm, công cụ biểu diễn âm nhạc, phạm vi nhịp điệu, v.v. và nhận thấy rằng âm nhạc cổ điển thể hiện tính tích cực hơn nhiều so với các loại nhạc pop, rock hoặc các thể loại hiện đại khác trong việc sử dụng các thành phần âm nhạc này.

Ông viết: “Sử dụng nhạc Pop rất khó để có thể biểu đạt được cảm xúc của người chơi một cách chính xác và không có nội hàm thâm sâu”.

Mặt khác, âm nhạc cổ điển “có thể đạt được khả năng biểu cảm tinh tế mà nhạc Pop khó đạt được”.

Theo The Epoch Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Sức mạnh phi thường của âm nhạc: Chữa lành tâm hồn và não bộ