Thành phố Thanh Hóa có bao nhiêu phường, xã: Khám phá TP Thanh Hóa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, thành phố Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Bạn có biết thành phố Thanh Hóa có bao nhiêu phường, xã không? Cùng tìm hiểu về các phường, xã của thành phố Thanh Hóa trong bài viết dưới đây.

1. Bạn có biết thành phố Thanh Hóa có bao nhiêu phường, xã?

Theo Tổng cục Thống kê, thành phố Thanh Hóa có tổng cộng 34 xã, phường; trong đó có 04 xã và 30 phường; với diện tích là 147,2 km2.

>> Xem thêm: Tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu xã, thị trấn, phường?

2. Các phường, xã của thành phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hóa có 30 phường và 04 xã với diện tích cụ thể như sau:

Phường, Xã Diện tích (K)
Phường (30)
An Hưng 6,54
Trường Thi 0,86
Ba Đình 0,7
Đông Cương 6,8
Điện Biên 0,68
Đông Lĩnh 8,74
Đông Hải 6,84
Hàm Rồng 4,18
Đông Hương 3,37
Đông Tân 4,42
Long Anh 5,79
Đông Sơn 0,84
Đông Thọ 3,64
Lam Sơn 0,86
Đông Vệ 4,78
Quảng Cát 6,65
Quảng Thành 8,49
Phú Sơn 1,93
Quảng Hưng 5,73
Quảng Tâm 3,67
Nam Ngạn 1,58
Quảng Thịnh 4,89
Quảng Phú 6,50
Ngọc Trạo 0,54
Thiệu Dương 5,71
Tào Xuyên 5,66
Quảng Đông 5,33
Thiệu Khánh 5,32
Quảng Thắng 3,55
Tân Sơn 0,78
Xã (4)
Hoằng Quang 6,28
Đông Vinh 4,38
Thiệu Vân 3,70
Hoằng Đại 4,67

>> Xem thêm: Thanh Hóa có bao nhiêu huyện, bao nhiêu thị xã, thành phố?

>> Huyện Hoằng Hóa có bao nhiêu xã: Tìm hiểu về Hoằng Hóa (Thanh Hóa)

3. Khám phá thành phố Thanh Hóa

Vị trí địa lý

Nằm ở hai bên bờ sông Mã, thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Thanh Hóa có vị trí địa lý và cảnh quan sinh thái thuận lợi.

Thành phố Thanh Hóa cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Bắc; và cách TPHCM khoảng 1.560 km về phía Nam.

Nằm ở vị trí kết nối các tỉnh, thành thuộc khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, thành phố Thanh Hóa có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi:

  • Các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như: quốc lộ 1A; quốc lộ 45; 47.
  • Đường sắt xuyên Việt.
  • Cảng sông Lễ Môn và hệ thống sông ngòi dày đặc.
  • Thành phố Thanh Hóa cách sân bay Sao Vàng (sân bay Thọ Xuân, ở thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân) khoảng 45 km về phía Tây;
  • Cách Khu kinh tế Nghi Sơn khoảng 80 km về phía Nam;
  • Cách thành phố biển Sầm Sơn khoảng 16 km về phía Đông...

Nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; ở vị trí cửa ngõ kết nối khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, thành phố Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao thương với các tỉnh, thành trong cả nước.

Địa hình thành phố Thanh Hóa

Nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, thành phố Thanh Hoá có địa hình bằng phẳng; là đồng bằng có diện tích lớn nhất trong các đồng bằng duyên hải miền Trung.

Địa hình của thành phố Thanh Hóa có nhiều núi đá, núi đất nằm rải rác với những cánh đồng rộng - hẹp, nông - sâu. Những khu vực có diện tích đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản; phát triển các khu công nghiệp; và dịch vụ kinh tế biển.

Thành phố Thanh Hóa có núi Hàm Rồng nổi tiếng; nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố. Dãy núi này chạy từ làng Dương Xá (thuộc phường Thiệu Dương), men theo hữu ngạn sông Mã đến chân cầu Hàm Rồng. Dân gian gọi đây là núi Hàm Rồng bởi núi vừa dài vừa uốn lượn; với phần cuối của núi phình to ra như một cái đầu có miệng khổng lồ.

Đặc điểm khí hậu

Thành phố Thanh Hóa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; khí hậu trong năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm của thành phố Thanh Hóa từ 23,3 - 23,6 độ C.

Mùa nóng ở đây bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu. Trong khoảng thời gian này, thời tiết ở thành phố Thanh Hóa rất nắng và có mưa nhiều; gây ra lũ lụt, hạn hán. Vào những ngày có gió Lào (hay gió phơn Tây Nam), nhiệt độ ở thành phố có thể lên tới 39 - 40 độ C.

Mùa lạnh ở thành phố Thanh Hóa bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Vào mùa lạnh, thành phố Thanh Hóa ít mưa và thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ vào thời gian này có thể xuống thấp: 5 - 6 độ C.

3 Mùa gió trong năm

Với vị trí địa lý là vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa có 3 mùa gió trong năm là:

  • Gió mùa Đông Bắc (hay gió Bắc): là khối không khí lạnh từ vùng Siberia thổi về; gây ra mùa đông lạnh giá.
  • Gió mùa Tây Nam (hay gió Lào): là khối không khí từ vịnh Bengal thổi qua Thái Lan; Lào; rồi vượt qua phía Tây của dãy Trường Sơn; gây nên thời tiết nóng và khô rát vào những ngày hè. Gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không có cường độ mạnh như ở các tỉnh miền Trung khác.
  • Gió Đông Nam (hay gió Nồm): là gió từ biển Đông thổi vào mang theo khí hậu mát mẻ với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.730 – 1.980 mm.

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp câu hỏi “Thành phố Thanh Hóa có bao nhiêu phường, xã”. Với nhiều điều kiện thuận lợi, thành phố Thanh Hóa đang tiếp tục phát triển với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và góp phần vào sự phát triển chung của khu vực Bắc Trung Bộ.

Hoàng Thái

Việt Nam Xã hội

Thành phố Thanh Hóa có bao nhiêu phường, xã: Khám phá TP Thanh Hóa