Thanh Hóa ở miền nào: Thanh Hóa thuộc miền Bắc hay miền Trung?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có vị trí địa lý quan trọng, kết nối kinh tế giữa miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. Nhiều người chưa biết Thanh Hóa là miền Bắc hay miền Trung. Hãy cùng NTD Việt Nam tìm hiểu Thanh Hóa ở miền nào; Thanh Hóa thuộc miền Bắc hay miền Trung… trong bài viết dưới đây!

1. Thanh Hóa thuộc miền nào?

Việc tìm hiểu Thanh Hóa thuộc miền nào giúp bạn hiểu rõ hơn về Thanh Hóa trước khi tới đây du lịch; hoặc có những chuyến công tác ở địa phương này…

Do vị trí địa lý đặc biệt của mình, nhiều người phân vân không biết Thanh Hóa có thuộc miền Bắc không, Thanh Hóa có phải miền Trung không...

Bạn có biết Thanh Hóa miền gì?

Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam; cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km; cách TP HCM khoảng 1.560 km. Đây là một trong sáu tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ cùng với: Nghệ An; Quảng Bình; Thừa Thiên - Huế; Quảng Trị; Hà Tĩnh.

Với diện tích tự nhiên là 11.129,48 km2, Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 cả nước.

Nằm ở vị trí cực Bắc của miền Trung Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa có vai trò như cửa ngõ kết nối khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.

2. Thanh Hóa giáp tỉnh nào?

Vậy là bạn đã rõ Thanh Hóa thuộc miền nào của Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa thuộc miền Bắc hay miền Trung.

Vậy Thanh Hóa gần tỉnh nào, Thanh Hóa tiếp giáp với những tỉnh nào?

Tỉnh Thanh Hóa nằm trong khu vực chịu tác động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ và các tỉnh Bắc Lào.

Phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa giáp với ba tỉnh: Sơn La, Ninh Bình và Hòa Bình; phía Nam giáp với tỉnh Nghệ An; khu vực phía Tây giáp với tỉnh Huaphanh của Lào; phía Đông giáp với biển Đông.

3. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa

Khi tìm hiểu Thanh Hóa ở miền nào, những thông tin về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Thanh Hóa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về địa phương này.

3.1. Điều kiện địa hình và khí hậu tỉnh Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa có địa hình đa dạng với độ cao thấp dần từ Tây sang Đông; bao gồm ba vùng địa hình là:

  • Vùng núi và trung du: có diện tích đất tự nhiên là 839.037 ha; chiếm 75,44% diện tích của toàn tỉnh.
  • Vùng đồng bằng: có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha; chiếm 14,61% diện tích của toàn tỉnh.
  • Khu vực ven biển: có diện tích 110.655 ha; chiếm 9,95% diện tích của toàn tỉnh.

Tỉnh Thanh Hóa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 - 2300 mm. Nhiệt độ trung bình từ 23℃ - 24℃.

3.2. Tài nguyên rừng của tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là một trong những địa phương có tài nguyên rừng lớn. Diện tích đất có rừng là 484.246 ha với trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ.

Rừng ở tỉnh Thanh Hóa chủ yếu là rừng cây lá rộng với hệ thực vật phong phú, đa dạng về loài, họ; trong đó có nhiều loại gỗ quý hiếm như: sa mu, pơ mu, lát, táu, sến, lim xanh, vàng tâm, chò chỉ, dổi, de…

Tỉnh Thanh Hóa có nhiều khu rừng đặc dụng như: rừng quốc gia Bến En; các khu bảo tồn thiên nhiên: Xuân Liên, Pù Luông, Pù Hu. Đây không chỉ là những nơi tồn trữ, bảo vệ các nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm mà còn là các điểm du lịch cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn.

3.3. Tài nguyên biển của tỉnh Thanh Hóa

Phía Đông giáp với Biển Đông, tỉnh Thanh Hóa có đường bờ biển dài 102 km; vùng lãnh hải rộng 17.000 km2; trữ lượng hải sản khoảng 100.000 - 120.000 tấn.

3.4. Tài nguyên khoáng sản của Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa là một trong số ít các địa phương ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với 42 loại khác nhau; trong đó có nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá vôi làm xi măng; đá granite và marble; crôm... Toàn tỉnh Thanh Hóa có 296 mỏ và điểm khoáng sản.

4. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa có quy mô dân số lớn thứ 3 cả nước với 3.640.128 người (năm 2019).

Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện; trong đó có 02 thành phố (Thanh Hóa, Sầm Sơn); 02 thị xã (Bỉm Sơn, Nghi Sơn) và 23 huyện.

>> Xem thêm: Thanh Hóa có bao nhiêu xã, thị trấn, phường?

Địa phương này có đầy đủ hệ thống đường giao thông cơ bản với tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua; các tuyến đường bộ như: Quốc lộ 1A, 45, 217, 10, 47; hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông; cảng biển nước sâu Nghi Sơn; và sân bay Thọ Xuân.

Trên đây là những thông tin tham khảo giải đáp câu hỏi “Thanh Hóa ở miền nào", Thanh Hóa thuộc miền nào. Là một tỉnh lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa đang tiếp tục phát triển, thực hiện tốt hơn vai trò kết nối kinh tế giữa khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và phát triển giao thương với Lào.

Mạnh Hùng

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm:

Bạn đang tìm kiếm: Thanh Hóa miền nào, Thanh Hóa là miền nào, Thanh Hóa là miền Bắc hay miền Trung, Thanh Hóa là miền gì, Thanh Hóa ở miền gì, Thanh Hóa thuộc miền nào nước ta, Thanh Hóa thuộc miền Trung hay miền Bắc, Thanh Hóa là ở đâu, Thanh Hóa thuộc vùng nào...

 

Việt Nam Xã hội

Thanh Hóa ở miền nào: Thanh Hóa thuộc miền Bắc hay miền Trung?