Vết đen Mặt trời gây ra cực quang lịch sử vào tháng 5 đang quay trở lại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đầu tháng 5, vết đen Mặt trời AR 13664 đã tạo ra 12 ngọn lửa Mặt trời cấp X chỉ trong 6 ngày. Những đợt bùng nổ mạnh mẽ này cũng kích hoạt các vụ phun trào nhật hoa (CME) liên tiếp, phóng plasma và từ trường hướng về Trái đất. Sau hai tuần, khu vực hoạt động này lại bắt xuất hiện từ rìa phía đông của Mặt trời, với tên gọi mới là AR 13697.

Với việc tạo ra các ngọn lửa Mặt trời cấp X2.9, AR 13697 nhắc nhở chúng ta rằng nó vẫn có khả năng tạo ra các vụ bùng nổ Mặt trời mạnh mẽ trong những tuần tới, khi mà loạt CME vào tháng trước đã kết thúc bằng cơn bão địa từ cấp G5 đầu tiên trên Trái đất kể từ năm 2003, gây ra cực quang trên khắp thế giới.

Vào ngày 14/5, ngay trước khi AR 13664 đi ra khỏi tầm nhìn, nó đã tạo ra ngọn lửa Mặt trời cấp X8.79, lớn nhất kể từ tháng 9/2017.

Mặt trời quanh quanh trục một vòng hết khoảng 27 ngày, cho phép các kính viễn vọng trên Trái đất nhìn thấy một khu vực hoạt động nào đó của nó trong khoảng hai tuần trước khi vùng đó biến mất ở rìa phía tây. Về mặt lịch sử, khi một khu vực đang hoạt động đi ra khỏi tầm nhìn, thì nó sẽ được gán số định danh mới nếu xuất hiện trở lại. Các quan sát liên tục từ Tàu quỹ đạo Mặt trời của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt trong hoạt động của các ngọn lửa Mặt trời cấp X.

Với sự trở lại của AR 13664/13697, các nhà khoa học hiện có thể đánh giá liệu giai đoạn yên tĩnh hơn này có tiếp tục hay không. Vào ngày 27/5, những dấu hiệu đầu tiên về vết đen Mặt trời của AR 13697 đã xuất hiện. Một ngày sau, toàn bộ khu vực đã hiện rõ trong tầm nhìn.

Trong vòng hai tuần tới, các kính viễn vọng trên Trái đất sẽ vẫn nhìn thấy AR 13697 di chuyển. Trong khoảng thời gian này, bất kỳ ngọn lửa Mặt trời nào sẽ đều tới Trái đất, và có thể gây mất tín hiệu vô tuyến trong thời gian ngắn. Ngoài ra, một số ngọn lửa có thể kích hoạt CME. Để một CME ảnh hưởng đến Trái đất nhiều nhất, nó cần bùng nổ từ một vị trí hơi lệch về phía phải của trung tâm Mặt trời.

AR 13697 dự kiến sẽ đạt được vị trí tối ưu đó trong khoảng thời gian từ ngày 4/6 đến ngày 6/6. Các vụ phun trào trong khoảng thời gian này có khả năng lớn nhất để tạo ra bão địa từ và cực quang tăng cường. Tuy xu hướng hiện tại cho thấy AR 13697 ít có khả năng phát ra ngọn lửa cấp X hơn, nhưng điều đó không loại trừ hoàn toàn khả năng xảy ra hoạt động địa từ.

Cường độ mạnh của cơn bão địa từ tháng 5/2024 đến từ tác động cộng dồn của nhiều CME liên tiếp. Nếu có ít ngọn lửa Mặt trời xuất hiện hơn, thì một cơn bão tương tự sẽ ít có khả năng xảy ra hơn. Tuy nhiên, một CME mạnh mẽ và có vị trí tốt vẫn có thể gây ra một cơn bão địa từ đáng kể.

Khi AR 13697 tiếp tục di chuyển sâu hơn vào tầm nhìn của các kính viễn vọng, các nhà khoa học có thể sẽ đưa ra được các đánh giá chi tiết hơn về từ trường và tiềm năng bùng nổ của nó. Mặc dù một cơn bão cấp G5 khác khó xảy ra, thì các cơn bão cấp G3-4 vẫn có thể tạo ra cực quang có thể nhìn thấy ở vĩ độ cao.

 

Theo giantfreakinrobot



BÀI CHỌN LỌC

Vết đen Mặt trời gây ra cực quang lịch sử vào tháng 5 đang quay trở lại