2 sai lầm khi rửa đũa có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dân gian có câu: “Bệnh từ miệng mà vào”, đũa là một dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với miệng của chúng ta hàng ngày, do đó, để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình, vấn đề vệ sinh đũa cần được quan tâm đặc biệt.

2 sai lầm phổ biến khi rửa đũa ăn hàng ngày

Có người sẽ thắc mắc: Đũa rửa mỗi ngày, liệu có thể không sạch?

Thực ra, bạn chỉ rửa sạch đũa trên bề mặt, nhưng đó là những gì bạn nhìn thấy từ bên ngoài. Ở phạm vi nhỏ hơn, đũa có thể là nơi sinh sản và phát triển của các loại vi khuẩn hoặc nấm mốc.

Không phải để làm bạn sợ, nhưng phương pháp vệ sinh đũa không đúng cách có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư.

Nhiều người rửa đũa theo cách nắm thành bó rồi chà xát. Phần lớn mọi người đều rửa theo cách này, nhưng bạn có biết cách làm này không đúng?

Rửa đũa theo kiểu chà xát rất dễ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, đũa bị ma sát tạo ra các vết nứt, khe hở, khiến bề mặt trở nên thô ráp, dễ bám cặn bẩn và làm tăng nguy cơ sản sinh các loại vi sinh vật.

Hơn nữa, đũa sau khi rửa thường không được sấy khô, mà thường được đặt trực tiếp vào giá đũa. Môi trường ẩm ướt này là nơi lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn, thậm chí có thể tạo ra chất gây ung thư gan cấp độ một - aflatoxin.

Ngoài ra, cách rửa này còn cho phép vi sinh vật lây lan giữa các đũa, một số vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm thậm chí có thể lây lan theo cách này.

Ngoài phương pháp nói trên, ngâm đũa trong nước rửa chén quá lâu cũng dễ sinh ra các cặn hoá chất.

Nhiều người sau khi ăn xong không rửa bát đũa ngay mà thường vứt bát đũa vào bồn rửa, cho thêm nước rửa chén và ngâm một lúc.

Cách "ngâm rồi rửa" này thích hợp để giặt quần áo, nhưng không thích hợp để rửa bát đũa.

Ngâm đũa lâu trong nước rửa chén sẽ khiến một số thành phần hóa học trong nước rửa chén xâm nhập vào đũa, dẫn đến tồn dư hoá chất, và việc xả sơ qua bằng nước không thể loại bỏ hoàn toàn.

Việc sử dụng nước rửa chén quá nhiều và dư lượng quá mức có thể làm giảm nồng độ ion canxi trong máu của cơ thể, khiến máu bị axit hóa, dễ mệt mỏi, đồng thời có thể ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.

Mẹo rửa đũa sạch

  • Tốt nhất nên rửa từng chiếc một.

Trước khi rửa đũa, tốt nhất bạn nên nhỏ chất tẩy rửa vào nước để làm loãng, sau đó dùng khăn mềm chà từng chiếc một, rồi rửa lại bằng nước chảy.

Điều này làm giảm ma sát bề mặt đũa, tránh bám cặn hóa chất và rửa sạch hơn.

  • Khử trùng đũa thường xuyên.

Nếu có điều kiện, hãy sử dụng máy khử trùng đũa hoặc luộc đũa trong nước 30 phút (sơn mài và nhựa không nên khử trùng theo cách này).

Bạn cũng có thể hấp đũa ở nhiệt độ cao để tiêu diệt hầu hết nấm mốc và vi khuẩn.

  • Phơi khô hoàn toàn trước khi cất giữ.

Sau khi rửa, hãy để đũa khô hoàn toàn trong không khí trước khi cất vào giá đũa. Đặt giá đũa ở nơi thoáng gió và khô ráo để tránh môi trường ẩm ướt có thể sản sinh vi khuẩn.

  • Vệ sinh giá đũa thường xuyên.

Giá đũa bẩn có thể làm bẩn ngay cả những chiếc đũa đã rửa sạch. Sau khi rửa giá đũa, hãy nhớ phơi khô hoàn toàn trước khi đặt đũa trở lại vào giá.

  • Khử trùng đũa mới trước khi sử dụng.

Đũa có thể bị nhiễm vi khuẩn trong quá trình sản xuất. Khử trùng không đúng cách trước khi sử dụng có thể dẫn đến việc nạp phải các chất độc hại.

Để khử trùng đũa, bạn có thể tham khảo cách dưới đây:

  1. Rửa sạch đũa dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt.
  2. Rửa đũa bằng xà phòng rửa chén.
  3. Luộc đũa trong nước (có thể thêm một ít giấm nếu muốn) trong 30 phút để khử trùng.

Mẹo bảo quản đũa đúng cách

  • Nên cất giữ đũa như thế nào: Đầu hướng lên hay hướng xuống?

Sau khi rửa, cách bảo quản đũa đúng cách là để đầu đũa hướng lên trên. Ngay cả khi giá đũa có lỗ thoát nước, nước và bụi bẩn tích tụ vẫn có thể sản sinh vi khuẩn.

Bằng cách tuân theo những mẹo này, bạn có thể đảm bảo đũa của mình luôn sạch sẽ và vệ sinh, giúp giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

  • Đũa cũng có hạn sử dụng, nên đổi mới nếu thấy hiện tượng này!

Nhiều người cho rằng chỉ cần thay đũa khi chúng bị hỏng hoặc mốc.

Trên thực tế, đũa cũng có hạn sử dụng và sử dụng quá hạn có thể biến đũa trở thành “kẻ giết người vô hình” đe dọa sức khỏe.

Đũa "quá tuổi" và biến chất có thể ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn có hại, chẳng hạn như:

  • Staphylococcus aureus và Escherichia coli, có thể gây tiêu chảy do nhiễm trùng, nôn mửa và các bệnh về hệ tiêu hóa khác.
  • Aflatoxin, có thể gây ung thư gan.

Hạn sử dụng chung cho đũa tre và gỗ thông thường là 3 – 6 tháng, hết hạn sử dụng nên thay mới.

Vậy phải chăng bạn có thể yên tâm sử dụng đũa, miễn là nó vẫn đang trong thời hạn sử dụng?

Không phải vậy, một số loại đũa dù chưa hết hạn nhưng có thể bị biến chất sau một thời gian ngắn sử dụng, đặc biệt là đũa tre và gỗ, nếu không chú ý sẽ dễ bị nấm mốc và đốm đen.

Do đó, dù chưa hết hạn, bạn cũng nên lưu ý kiểm tra trước khi sử dụng đũa mỗi ngày:

  • Xem có bị đổi màu hay có mùi chua rõ rệt hay không.
  • Bề mặt có dính các đốm màu khác với màu sắc ban đầu hay không, đặc biệt là các đốm nấm mốc.
  • Có bị quá ẩm hoặc cong vênh, biến dạng hay không.

Nếu có, điều đó có nghĩa là đũa đã bị biến chất, bạn phải vứt bỏ ngay để tránh ăn phải vi khuẩn.

Mẹo kéo dài tuổi thọ của đũa

  • Đừng cắn đũa khi ăn.

Cũng giống như việc chà xát đũa, cắn đũa khi ăn có thể làm hỏng đầu đũa và tạo ra các vết lõm trên đó.

Khi sử dụng để ăn, những vết lõm này rất dễ bám cặn thức ăn và bụi bẩn, khó vệ sinh.

Do đó, đầu đũa cũng dễ sinh sôi nhiều loại vi khuẩn và virus, gây bệnh.

  • Đừng dùng đũa ăn để chiên rán.

Đũa tre/gỗ sẽ bị cacbon hóa và chuyển sang màu đen sau khi chiên rán, độ cứng giảm đi, dễ bị mốc, vụn và bẩn.

Đũa sơn mài chứa chì, crôm và các kim loại nặng khác, khi chiên rán có thể dẫn đến ngộ độc kim loại nặng và ung thư.

Do đó, tốt nhất nên chuẩn bị một bộ đũa riêng để chiên rán thức ăn.

Theo Song Yun - Aboluowang
Hoàng Tuấn



BÀI CHỌN LỌC

2 sai lầm khi rửa đũa có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan