3 cách đơn giản để giảm táo bón

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giảm táo bón bằng các phương pháp y học cổ truyền đơn giản, hiệu quả, có thể thực hiện tại nhà.

Cứ 100 người trưởng thành thì có gần 16 người sẽ mắc chứng táo bón. Họ có thể kể cho bạn nghe rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực của chứng táo bón đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Liệu táo bón mạn tính có liên quan đến nguy cơ ung thư hay không? Theo một nghiên cứu trên tạp chí Dịch tễ học lâm sàng, mối liên quan này vẫn chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, một nghiên cứu được đăng vào tháng 7 trên tạp chí Scientific Reports đã phân tích dữ liệu từ 541.172 bệnh nhân nhập viện, từ 60 tuổi trở lên. Một nửa số bệnh nhân này mắc chứng táo bón. Kết quả cho thấy so với những bệnh nhân không bị táo bón, những người mắc rối loạn này có nhiều nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch đi kèm khác như béo phì, đái tháo đường, ngưng thở khi ngủ, bệnh thận và rối loạn nội tiết, chuyển hóa.

Táo bón là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến với biểu hiện đại tiện không thường xuyên (ít hơn ba lần/ tuần) và cần dùng tay để hỗ trợ quá trình đại tiện trong hơn 25% thời gian, cùng với các triệu chứng khác, theo tiêu chuẩn chẩn đoán táo bón cơ năng Rome III. Táo bón có nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm chế độ ăn ít chất xơ hoặc ít chất lỏng, do tác động của một số loại thuốc, ít tập thể dục và nhiều yếu tố khác. Táo bón có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người già.

Y học cổ truyền (TCM) thường điều trị triệu chứng và nguyên nhân gốc rễ của táo bón bằng cách sử dụng ba hướng trị liệu, kết hợp chế độ ăn, bấm huyệt và xoa bóp ruột để tăng nhu động ruột, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón một cách hiệu quả.

Xoa bóp bấm huyệt để giảm táo bón

Kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt của y học cổ truyền có thể giúp điều hòa khí huyết, tăng cường nhu động ruột, từ đó cải thiện tình trạng táo bón. Theo y học cổ truyền, khí và huyết là những thành phần cơ bản cấu thành nên cơ thể người, giúp duy trì mọi hoạt động sinh lý. Y học cổ truyền đã khám phá ra các đường “kinh lạc”. Đó là các kênh năng lượng của cơ thể người, có chức năng vận chuyển khí và máu đi khắp cơ thể. Cơ thể con người có 12 đường kinh lạc chính tương ứng với 12 cơ quan nội tạng. Các cơ quan nội tạng được kết nối với bề mặt cơ thể thông qua các đường kinh. Một số điểm trên các đường kinh có chức năng đặc biệt được gọi là huyệt. Bằng cách kích thích các huyệt thông qua châm cứu và xoa bóp, có thể điều trị bệnh ở các cơ quan tương ứng.

Vào tháng 2, tạp chí eClinicalMedicine, một phần của tạp chí The Lancet đã công bố một nghiên cứu cho thấy phương pháp điều trị bằng điện châm có thể giúp cải thiện các triệu chứng táo bón ở bệnh nhân mắc bệnh Parkinson.

Táo bón thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Nhóm nghiên cứu đã chia ngẫu nhiên 166 bệnh nhân mắc bệnh Parkinson thành hai nhóm. Cả hai nhóm này đều được điều trị bằng thuốc thông thường. Một nhóm được kết hợp điện châm ba lần một tuần trong vòng 12 tuần. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng táo bón, điện châm sẽ tác động trên các huyệt như Thiên khu (ST25) và Phúc kết (SP14).

Kết quả nghiên cứu cho thấy so với điều trị bằng thuốc thông thường, phương pháp điều trị kết hợp điện châm đã làm tăng đáng kể số lần đi đại tiện tự phát ở bệnh nhân mắc bệnh Parkinson.

Bạn cũng có thể thu được hiệu quả tương tự bằng nhờ người xoa bóp hoặc tự xoa bóp 4 huyệt dưới đây tại nhà.

1. Huyệt Khổng tối (LU6)

Huyệt Khổng tối nằm trên cánh tay, nằm ở giữa đường nối từ gốc ngón tay cái và khuỷu tay. Huyệt này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh trĩ và chứng táo bón. Khi xoa bóp huyệt này, hậu môn sẽ có cảm giác như đang chuyển động.

(Ảnh: The Epoch Times)

2. Huyệt Thừa sơn (BL57)

Huyệt Thừa sơn nằm ở phần sau của bắp chân, nằm ở giữa đường nối từ điểm giữa gối đến gót chân, tại chỗ lõm giữa khe cơ sinh đôi ngoài và trong. Xoa bóp huyệt này có thể điều trị bệnh trĩ và táo bón cũng như điều trị chứng đau thắt lưng.

(Ảnh: The Epoch Times)

3. Huyệt Thần Môn (HT7)

Huyệt Thần môn nằm ở phía trong của cổ tay, ở điểm giao nhau của đường chỉ cổ tay đường huyệt từ rãnh của ngón áp út kẻ thẳng xuống. Huyệt này giúp cải thiện trạng thái căng thẳng tinh thần, giảm stress, hỗ trợ giấc ngủ và cũng có thể giúp giảm chứng táo bón do căng thẳng.

(Ảnh: The Epoch Times)

4. Huyệt Thiên khu (ST25)

Huyệt Thiên khu nằm ở hai bên rốn, từ rốn đo ngang qua 3 khoát ngón tay. Nếu bạn thường xuyên tiêu chảy và táo bón xen kẽ, đó dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. Xoa bóp huyệt Thiên Khu có thể giúp giảm cả tiêu chảy và táo bón.

(Ảnh: The Epoch Times)

Hai bước đơn giản để xoa bụng

Ngoài xoa bóp bấm huyệt hay châm cứu, chúng ta cũng có thể thực hiện các bước xoa bụng đơn giản tại nhà. Xoa bụng giúp kích thích ruột, khiến quá trình đào thải các chất trong ruột dễ dàng hơn.

Xoa bụng không những có thể ngăn ngừa và điều trị táo bón mà còn có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật, dị ứng, tăng cường lưu thông máu, giữ ổn định nhiệt độ cơ thể và phòng ngừa cảm lạnh.

Bạn có thể chọn một trong hai cách dưới đây để xoa bụng. Hãy thực hiện một lần sau khi thức dậy vào buổi sáng và một lần trước vào buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần khoảng một phút. Có thể thực thêm một hoặc hai lần trong ngày để đạt ba đến bốn lần một ngày. Lưu ý không nên thực hiện ngay sau khi ăn vì có thể gây khó tiêu.

Lưu ý: Phụ nữ có thai nên tránh sử dụng phương pháp xoa bụng.

1. Xoa bụng bằng chai nhựa

  • Đổ đầy nước vào chai nhựa và đóng chặt nắp.
  • Bắt đầu bằng ở vùng dạ dày bằng đáy chai, di chuyển nhẹ nhàng dọc theo đường đi của đại tràng lên, di chuyển theo chiều ngang qua đại tràng ngang, sau đó tiếp tục đi xuống dọc theo đại tràng xuống.
  • Đặt chai nhựa nằm ngang trên bụng và lăn từ trên xuống dưới. Xoa bóp lên xuống nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường nhu động ruột.
(Ảnh: The Epoch Times)

2. Xoa bụng bằng tay

  • Thoa một ít kem dưỡng da hoặc glycerin lên tay.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng theo hướng của ruột già - từ phía dưới bên phải và di chuyển lên trên.
  • Tiếp tục qua bụng trên sang trái về phía mép trái của bụng.

Kỹ thuật xoa bóp này giúp phân di chuyển xuống đại tràng để dễ dàng đại tiện.

Chế độ ăn giúp giảm táo bón

Chế độ ăn là một yếu tố quan trọng trong y học cổ truyền - đóng vai trò điều chỉnh sự cân bằng của cơ thể thông qua các chất dinh dưỡng trong thức ăn - giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tật. Những cách ăn uống dưới đây có thể giúp giảm chứng táo bón.

  1. Uống nước ấm

Táo bón có thể gây ra tình trạng chướng và đau bụng. Uống một ly nước ấm mỗi buổi sáng có thể giúp khởi động nhu động ruột vào buổi sáng.

2. Ăn trái cây

Chuối, đu đủ và dứa là những loại trái cây có tác dụng cải thiện chứng táo bón. Chuối và đu đủ đều giàu chất xơ, có thể làm tăng lượng phân và tăng cường nhu động ruột. Những loại trái cây này chứa các enzyme phân giải protein, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp ổn định cảm xúc.

Dứa rất giàu chất xơ và enzyme phân giải protein, có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón. Dứa có chứa axit citric nên những người có răng nhạy cảm không nên ăn quá nhiều.

  1. Dùng các bài thuốc kích thích sinh tân dịch

Các bài thuốc sinh tân dịch là loại trà mà các thầy thuốc y học cổ truyền có thể kê cho bạn dùng hàng ngày. Bài thuốc này kích thích tăng cường bài tiết dịch trong ruột già, giúp đại tiện dễ dàng hơn, do đó cải thiện tình trạng táo bón.

Thành phần thức uống tăng cường chất lỏng. (Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

Chuẩn bị:

    • 40 grams huyền sâm
    • 40 grams mạch môn
    • 25 grams địa hoàng
    • Cho tất cả nguyên liệu vào một nồi nhỏ. Thêm 1600 ml nước, đun sôi và đun nhỏ lửa trong 30 phút.

Uống từ 800 đến 1000 ml mỗi ngày.

Nếu nhu động ruột của bạn trở lại bình thường, bạn sẽ không cần uống thường xuyên nữa. Tuy nhiên, thỉnh thoảng loại trà này có thể giúp cải thiện lượng nước trong toàn bộ cơ thể bạn.

Nguyên liệu của bài thuốc sinh tân dịch. (The Epoch Times)

Lưu ý: Một số loại thảo mộc được đề cập ở trên có thể không quá quen thuộc với bạn nhưng bạn có thể tìm được những thành phần này ở các cửa hàng thực phẩm sức khỏe và cửa hàng tạp hóa châu Á. Vì thể trạng của mỗi người khác nhau nên hãy vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch điều trị cụ thể.

(Bài đăng trên The Epoch Times - Epoch Health của tác giả: Bác sĩ Hồ Nãi Văn.

Bác sĩ Hồ Nãi Văn: Là bác sĩ Trung y tại Trung tâm Y học cổ truyền Đồng Đức Thượng Hải ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Ông là giáo sư tại Đại học Y khoa Nine Star ở Sunnyvale, California, Hoa Kỳ. Ông cũng là nhà nghiên cứu khoa học đời sống tại Viện nghiên cứu Standford. Trong hơn 20 năm hành nghề y, ông đã điều trị hơn 140,000 bệnh nhân. Ông nổi tiếng với việc chữa trị thành công bệnh nhân ung thư hắc tố thứ năm trên thế giới bằng Trung y. Bác sĩ Hồ hiện đang dẫn chương trình sức khỏe trên YouTube với hơn 700,000 người đăng ký. Ông cũng được biết đến với chương trình trình diễn lưu động về sức khỏe nổi tiếng được tổ chức ở nhiều thành phố khác nhau ở Úc và Bắc Mỹ).

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh

Đức Nhân biên dịch

THÔNG TIN ĐẶC BIỆT - HƯỚNG ĐI MỞ RA KỶ NGUYÊN MỚI:

    • Ganjing World’ (Thế Giới Kiền Tịnh) - Một Công ty Công nghệ cao có trụ sở chính tại Middle Town, New York, ra mắt nền tảng tích hợp thông tin nghe nhìn trực tuyến thế hệ mới nhiều tính năng phong phú với công nghệ đám mây mới nhất.
    • ‘Ganjing World’ cam kết trải nghiệm thoải mái và bảo mật, phục vụ tất cả những nhà sáng tạo nội dung, có thể trình chiếu đồng thời hàng triệu video và phục vụ hàng trăm triệu lượt xem. ‘Ganjing World’ đảm bảo an toàn và lợi nhuận cao.
    • Nền tảng này không liên quan tới chính trị, không thiên vị và trung lập. ‘Ganjing World’ kiên quyết tránh xa các nội dung không phù hợp dựa trên bốn tiêu chí: “không bạo lực, không nội dung khiêu dâm, không tội phạm và không ma túy hoặc gây hại”.
    • Sứ mệnh của ‘Ganjing World’ hướng đến “Truyền thông xã hội” và “Truyền thông cá nhân” thân thiện với mọi gia đình. Một nền tảng số rộng lớn cho phép mọi lứa tuổi tự do chia sẻ kiến thức, ý tưởng, quan điểm và giải trí về nhiều chủ đề… mà không sợ bị kiểm duyệt. ‘Ganjing World’ mang đến trải nghiệm phong phú và trong sạch.



BÀI CHỌN LỌC

3 cách đơn giản để giảm táo bón