3 loại nước nên uống thường xuyên để giảm thiểu nồng độ axit uric trong máu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Axit uric cao là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm và kiểm soát hợp lý. Nồng độ axit uric cao trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như sỏi thận và Gout.

Khi axit uric tăng cao, cơ thể sẽ có những dấu hiệu cảnh báo. Do đó, việc nhận biết các tín hiệu này và áp dụng các biện pháp hạ axit uric là vô cùng quan trọng.

Mức axit uric bình thường

Mức axit uric bình thường có thể dao động nhẹ tùy theo từng bệnh viện và cơ sở xét nghiệm. Tuy nhiên, nhìn chung, mức bình thường đối với:

  • Nam giới: 150 - 420 μmol/L
  • Nữ giới: 90 - 357 μmol/L

Nữ giới thường có mức axit uric thấp hơn nam giới, nhưng có thể tăng lên gần bằng mức của nam giới sau thời kỳ mãn kinh.

Axit uric là sản phẩm của quá trình phân hủy purin, được bài tiết ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Nếu nồng độ axit uric nằm trong phạm vi bình thường, bạn không cần phải lo lắng và không cần điều trị.

Quá trình sản xuất axit uric

Axit uric là một hợp chất được tạo ra từ quá trình chuyển hóa purin. Purin là một chất được tạo ra từ quá trình phân huỷ axit nucleic và có trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm nội tạng động vật, thịt, hải sản và nấm.

Sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể là axit uric, và axit uric chủ yếu được bài tiết qua thận, giúp duy trì sự cân bằng axit uric trong cơ thể.

Khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric từ quá trình chuyển hóa purin, nồng độ axit uric sẽ tăng cao. Điều này dẫn đến sự hình thành tinh thể urat, lắng đọng ở các khớp hoặc thận, gây ra bệnh Gout và các bệnh lý khác.

4 kiểu người dễ bị tăng nồng độ axit uric trong máu

- Người thường xuyên uống bia rượu

Đồ uống có cồn có thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric hơn, từ đó làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

- Đàn ông trung niên béo phì

Ở nhóm người này, nội tiết tố nam ức chế bài tiết axit uric, thúc đẩy quá trình lắng đọng urat và dẫn đến tăng axit uric máu, trong đó béo phì là nguyên nhân sâu xa.

Nếu chế độ ăn lâu dài của người bệnh chủ yếu nhiều chất béo, nhiều đạm, nhiều calo thì khả năng đào thải axit uric sẽ giảm, khiến nó tích tụ trong cơ thể và làm tăng axit uric máu.

- Người bị huyết áp cao

Huyết áp cao gây cản trở quá trình bài tiết axit uric, lắng đọng urat ở các khớp có thể gây kích ứng màng hoạt dịch khớp, dẫn đến tăng axit uric máu ở bệnh nhân Gout.

- Bệnh nhân tiểu đường

Bài tiết insulin không đủ ở bệnh nhân tiểu đường có thể dẫn đến sản xuất quá nhiều axit uric. Tình trạng này cũng có thể làm tăng axit uric máu.

5 dấu hiệu cho thấy nồng độ axit uric tăng cao trong máu

- Khát trước khi đi ngủ

Những người có lượng axit uric cao thường cảm thấy khát trước khi đi ngủ và triệu chứng khát không thể thuyên giảm sau khi uống nước.

Nguyên nhân là do thận chứa quá nhiều chất độc, cần nhiều nước để duy trì quá trình trao đổi chất và khiến cơ thể mất nhiều nước khi ngủ.

Vì vậy, những người thấy khát nước bất thường trước và sau khi đi ngủ nên chú ý xem lượng axit uric có quá cao hay không.

- Đau khớp

Khớp sẽ bị đau do axit uric cao trong máu, nếu thấy khớp đau nhức bạn cần kiểm tra để xác định nồng độ axit uric.

Lượng urat cục bộ tích tụ nhiều, khi khoang khớp bị kích thích thường sẽ có cảm giác đau nhức rõ rệt, cơn đau trở nên trầm trọng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động đi lại bình thường, đây đều là những cảnh báo về sự tích tụ urat lớn trong cơ thể.

- Phù chi dưới

Một số ít bệnh nhân mắc bệnh Gout, tăng axit uric máu có thể bị phù nề chi dưới.

Axit uric cao sẽ ảnh hưởng đến thận, dẫn đến rối loạn chức năng hệ thống tiết niệu, gây ra trục trặc trong quá trình lưu thông nước trong cơ thể, dẫn đến phù nề.

Ngoài ra, axit uric cao có thể dẫn đến các cơn viêm khớp cấp tính ở bàn chân, chẳng hạn như khớp ngón chân cái, các khớp nhỏ ở bàn chân và khớp mắt cá chân. Các triệu chứng ở bệnh nhân là sưng khớp, kèm theo đau rõ rệt.

Mặt khác, axit uric cao trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến suy tim phải ở bệnh nhân, biểu hiện là phù nề chi dưới có thể ấn lõm.

- Đi tiểu bất thường

Thông thường, nước tiểu nên có màu vàng nhạt, khi đi tiểu không có cảm giác khó chịu bất thường.

Trường hợp lượng axit uric trong cơ thể quá cao, nước tiểu thải ra sẽ sẫm màu và đục hơn, nguyên nhân là do sức khỏe thận bất thường do axit uric dư thừa.

- Nhiều sỏi Gout

Khi axit uric tăng dần, hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng lên dễ biến thành sỏi Gout. Loại sỏi này không dễ hòa tan và sẽ xâm nhập vào mô da, khi chạm vào sẽ có cảm giác cứng. Nếu bệnh Gout tấn công, cơn đau sẽ dữ dội và người bệnh không muốn phải chịu cơn đau lần thứ hai.

3 loại nước giúp hỗ trợ đào thải axit uric trong cơ thể

- Ngâm râu ngô trong nước

Với những người có axit uric cao, có thể sử dụng râu ngô để pha nước uống thường xuyên. Nhiều người nghĩ rằng râu ngô chỉ là một loại rác thải và thường vứt bỏ nó.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng râu ngô thực sự là một loại thảo dược quý có thể giúp bồi bổ sức khỏe. Nó cũng có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng, thúc đẩy đào thải độc tố và axit uric dư thừa trong cơ thể, giảm lượng axit uric và ngăn ngừa các vấn đề như bệnh Gout.

- Nước tinh khiết

Là loại nước được tiêu thụ phổ biến nhất, nó có thể bổ sung nước cho cơ thể một cách hiệu quả.

Uống nhiều nước tinh khiết mỗi ngày có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.

- Nước dưa chuột

Nhiều người béo phì thường ăn dưa chuột để giảm cân. Trên thực tế, dưa chuột không chỉ có tác dụng giảm cân, dưa chuột còn rất giàu vitamin và có nhiều nước, có thể giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và thúc đẩy quá trình hình thành nước tiểu.

Hơn nữa, dưa chuột có tính kiềm, có thể trung hòa axit uric trong cơ thể, giúp làm giảm axit uric. Những người có lượng axit uric cao có thể ép dưa chuột thành nước tại nhà và uống.

Theo Wang He - Aboluowang
Hoàng Tuấn



BÀI CHỌN LỌC

3 loại nước nên uống thường xuyên để giảm thiểu nồng độ axit uric trong máu