5 loại cá 'bẩn' nhất ở chợ hải sản, nên tránh mua

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chợ hải sản mang đầy vẻ quyến rũ của đại dương và sự cám dỗ của những món ăn ngon.

Sự thay đổi của thời tiết và các mùa, ảnh hưởng trực tiếp đến sự đa dạng cũng như chất lượng của các loại hải sản, tôm cá trên thị trường. Vào mùa xuân và mùa hè, khi nhiệt độ nước biển tăng lên, nhiều loại cá sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, mang đến sự trù phú và nhiều lựa chọn đa dạng hơn cho thị trường tiêu thụ hải sản. Vào mùa thu và mùa đông, sẽ có ít cá được bày bán hơn.

Đối với những người yêu thích ẩm thực, cá là một phần quan trọng trên bàn ăn. Tuy nhiên, chúng ta cần thận trọng khi mua cá vì không phải loại cá nào cũng phù hợp để mua nấu ăn cho gia đình. Dưới đây là 5 loại cá cần chú ý.

Cá da trơn

Cá da trơn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Phi và được du nhập vào các nước Châu Á để nuôi và nhân giống vì nó mang lại giá trị kinh tế cao. Thịt cá da trơn như cá tra khá mềm và tươi ngon nên được người tiêu dùng yêu thích lựa chọn. Tuy nhiên, môi trường sống của cá tra trong trang trại thường rất khắc nghiệt. Nông dân thường nuôi cá tra gần các vật nuôi khác khiến cá sinh sống ở vùng nước bẩn. Do có khả năng thích ứng mạnh với môi trường nên cá da trơn có thể sống sót trong các môi trường như cống rãnh, mương nước có mùi hôi, hầm chứa nước bẩn,...

Là loài cá ăn tạp nên cá da trơn ăn gần như toàn bộ thức ăn trong nước, kể cả xác thối, dẫn đến cơ thể chúng tồn tại một số lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng. Vì vậy, khi mua cá da trơn, bạn nên quan sát kỹ màu sắc của thân cá, độ sạch của mang,… để tránh mua phải cá da trơn bị nhiễm khuẩn.

Lươn (tên khoa học là Monopterus)

Thịt lươn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, bồi bổ trí não, rất thích hợp cho người già và bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, lươn sinh trưởng trong môi trường nóng ẩm và dễ bị ô nhiễm bởi môi trường. Ngoài ra, lươn còn mang một loại ký sinh trùng có tên là tuyến trùng Gnatostome (hay còn gọi là Giun đầu gai), có thể lây truyền qua đường ăn uống. Nếu nội tạng không được vệ sinh sạch sẽ, những ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Vì vậy, khi mua lươn về, bạn hãy chú ý làm sạch nội tạng thật kỹ.

Cá mè hoa (tên khoa học là Hypophthalmichthys nobilis)

Cá mè hoa (shutterstock)

Cá mè hoa là loài cá nước ngọt phổ biến có đầu to hình bầu dục, thân màu trắng bạc. Cá mè hoa tuy xuất hiện nhiều trên thị trường thủy sản trong nước nhưng hương vị kém, vị nhạt nhẽo và còn có mùi tanh nồng nặc. Quan trọng hơn, cá mè hoa là loài cá ăn tạp, chúng ăn cả phân gà, phân bò và nhiều thành phần thối rữa khác nhau,... Vì vậy, cá mè hoa được coi là loài cá tương đối bẩn.

Cá rô phi

Sở dĩ cá rô phi lọt vào danh sách là vì nó không kén chọn thức ăn và sẽ ăn thực vật thối, phân động vật, xác động vật… Vì vậy, cá rô phi còn được mệnh danh là “cá rác”. Loài cá này có thể phát triển trong điều kiện nước cực kỳ kém và phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, do sinh sống và phát triển trong môi trường nước bẩn nên cá rô phi có thể chứa một lượng lớn kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác.

Cá dọn bể hay còn gọi là Cá lau kinh (tên khoa học là Hypostomus plecostomus)

Cá dọn bể (shutterstock)

Cá dọn bể là loài cá ăn tạp, chúng ăn cả cá chết và các loại cặn bã độc hại khác. Do loài cá này có quá trình trao đổi chất chậm, nên các chất độc hại ăn vào sẽ tích tụ một lượng lớn và ký sinh trong cơ thể chúng. Vì vậy, rất ít người chế biến món ăn từ cá dọn bể trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, cá dọn bể là loài ngoại lai, không có thiên địch trong nước, nên có thể gây thiệt hại cho môi trường sinh thái nếu thả bừa bãi.

Cá cần câu (tên khoa học là Anglerfish)

Cá cần câu (shutterstock)

Trên đầu cá có một bộ ria nhỏ trông như cần câu, lắc lư để thu hút cá tôm đến ăn, sau đó há miệng ra để hút chúng nuốt vào trong miếng. Loài cá này là loài cá ăn tạp và có thể chứa bất cứ thứ gì trong dạ dày của nó. Vì vậy, bạn sẽ thường xuyên tìm thấy nhiều loại cá, tôm khác nhau trong bụng cá khi mua về, thậm chí cả túi nhựa.

Dù giá cá khá thấp nhưng nhiều người lại xa lánh loài cá này vì nó được bao phủ bởi sụn và không có gai cứng, đồng thời có thể tìm thấy ký sinh trùng trong bụng chúng. Khi ăn cá phải nấu chín kỹ, gan và bóng cá là những bộ phận ngon nhất trên cơ thể, nhưng nếu cá có ký sinh trùng thì không nên ăn!

Theo Tống Vân - Nguồn: Aboluowang
Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

5 loại cá 'bẩn' nhất ở chợ hải sản, nên tránh mua