6 thực phẩm có vẻ ngoài ‘tầm thường’ nhưng bổ dưỡng nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Món ngon núi rừng, biển cả tuy ngon nhưng chưa chắc đã tốt cho sức khỏe. Trong chế độ ăn uống truyền thống trải dài suốt hàng nghìn năm, người xưa đã tìm kiếm và phát hiện nhiều thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể, bất kể vẻ ngoài của chúng trông khá tầm thường.

Hạt thông

Hạt thông được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực truyền thống của các vương tộc. Nó là nguồn thực phẩm bổ dưỡng và có tác dụng tăng cường sức mạnh.

Hàm lượng dầu phong phú của hạt thông không chỉ hỗ trợ đại tiện hiệu quả mà còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da. Đồng thời, hạt thông là nguồn dầu chất lượng cao, chứa axit béo không bão hòa đa có tác dụng giảm viêm.

Cách ăn hạt thông: Hạt thông có hàm lượng calo cao, thường rắc một ít vào bữa ăn, mỗi lần một nắm nhỏ.

Tỏi chống viêm và khử trùng

Trong thời đại không có kháng sinh, tỏi đóng vai trò quan trọng trong việc cứu sống con người.

Trước đây, quân đội khi hành quân ra chiến trường cần mang theo muối và tỏi; trong đó, muối dùng để bổ sung khoáng chất, tỏi dùng để sát trùng, phòng bệnh.

Ngày nay, tỏi cũng được phát hiện là có tác dụng làm giảm cholesterol. Nhưng tỏi sống có tính cay, gây kích ứng nên những người bị viêm dạ dày, viêm họng, trĩ, đỏ mắt, nổi mụn không nên ăn tỏi sống.

Cách ăn tỏi để tránh tác dụng phụ: Tránh ăn tỏi khi bụng đói, có thể luộc, xào hoặc làm dưa chua để giảm bớt độ cay của nó.

Cải thảo trị ho và đờm

Theo y học cổ truyền, cải thảo có thể hạ sốt, giảm ho và giảm đờm. Khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng cải thảo có giá trị dinh dưỡng cao, hỗ trợ chống ung thư.

Mùa đông là mùa thích hợp để ăn cải thảo, vì nó rất giàu chất xơ và vitamin C, có thể bù đắp lượng rau và trái cây thiếu hụt trong thời tiết lạnh giá. Tuy nhiên, những người có thể chất yếu và lạnh, ăn nhiều cải thảo là không phù hợp.

Ăn cải thảo như thế nào: Khi ăn lẩu, đừng quên cho thêm nhiều rau cải thảo vào cho đỡ khô và nóng.

Cháo bảo vệ dạ dày và bồi bổ sinh lực

Trong quá trình nấu cháo, các hoạt chất trong thức ăn đã được giải phóng và hòa tan vào nước cháo nên rất dễ tiêu hóa và hấp thu, thích hợp cho người kém ăn, sức khỏe yếu. Tác dụng chữa bệnh của cháo luôn thay đổi, cháo hành có tác dụng diệt khuẩn, cháo cần tây có tác dụng thông đại tiện, rắc hành lá vào cháo sôi có tác dụng phòng cảm lạnh...

Ngoài ra, cháo còn có thể giúp thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh tốt hơn, ví dụ như hạnh nhân, phục linh phải ăn cùng với cháo để tác dụng của thuốc kéo dài và đạt hiệu quả tốt hơn.

Ăn cháo như thế nào để có kết quả tốt nhất: Cháo nóng là tốt nhất, cháo nên nấu với nước dùng, canh rau hoặc rau củ, như vậy mới có thể hấp thụ hết tinh chất dinh dưỡng của thức ăn.

Tảo bẹ hỗ trợ nhu động ruột

Tảo bẹ chứa ít calo, chứa nhiều chất keo và khoáng chất, là thực phẩm tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Tảo bẹ rất giàu chất xơ hòa tan, dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn chất xơ thông thường, thúc đẩy nhu động ruột.

Ưu điểm lớn nhất là tảo bẹ chứa ít calo nên không lo béo khi ăn lúc nửa đêm, rất thích hợp cho phụ nữ.

Cách ăn tảo bẹ để có kết quả tốt nhất: Kết hợp giữa tảo bẹ và giấm là tốt nhất, giấm có tác dụng làm mềm tảo bẹ, bạn có thể thử trộn tảo bẹ lạnh với giấm. Súp tảo bẹ với đá viên làm nổi bật vị chua của giấm và giúp món ăn ngon hơn.

Lúa mạch đen giúp ngủ ngon

Lúa mạch đen (hay hắc mạch, kiều mạch) chứa chất chống oxy hóa mạnh, có thể hạ lipid máu, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, ngăn ngừa đông máu, là thực phẩm bảo vệ tim rất tốt. Ngoài ra, tác dụng hạ huyết áp, hỗ trợ giấc ngủ của nó cũng rất hiệu quả.

Đây cũng là một loại thực phẩm làm sạch ruột già rất tốt, hàm lượng chất xơ gấp 6 lần gạo trắng thông thường..

Ăn kiều mạch như thế nào: Có thể ăn kiều mạch với rau hoặc trộn với canh. Bạn cũng có thể dùng nó để hấp hoặc nấu cháo.

Theo Li Dongqi biên dịch
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

6 thực phẩm có vẻ ngoài ‘tầm thường’ nhưng bổ dưỡng nhất