Ảnh: Bọ ngựa 30 triệu năm tuổi mắc kẹt trong hổ phách trong suốt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong thời kỳ Cổ sinh cách đây khoảng 30 triệu năm, một con bọ ngựa không may đã kết liễu đời mình trong hổ phách. Giờ đây, sau khi mảnh hổ phách này được phát hiện ở nước Cộng hòa Dominica, nó đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà sưu tập.

(Được phép của Heritage Auctions, HA.com)

Kho báu thời tiền sử này từng được bán bởi Heritage Auctions với giá 6.000 USD vào năm 2016, nhưng gần đây nó lại được đem ra đấu giá; lần này giá khởi điểm của nó lên tới 11.000 USD, gần gấp đôi giá giao dịch trước đó.

Chỉ cao hơn một inch, hoặc chưa đến 3 cm, mảnh hổ phách màu vàng nhạt, trong suốt tuyệt đẹp thể hiện hoàn hảo nạn nhân của nó với độ rõ nét đáng kinh ngạc. Con bọ ngựa này đang ở tư thế thẳng đứng khi nhựa chảy ra nhỏ giọt lên cơ thể của nó. Nhìn kỹ, bạn có thể thấy những chiếc gai sắc nhọn ở hai chân trước, cái đầu hình tam giác và đôi mắt lồi nổi tiếng của nó.

(Được phép của Heritage Auctions, HA.com)

Heritage Auctions đã mô tả con bọ ngựa mắc kẹt là "độc nhất vô nhị so với các hóa thạch nguyên thủy khác cùng loại" trong danh sách đấu giá của họ.

Mặc dù không thể biết được niên đại chính xác của nó, nhưng các chuyên gia cho rằng hiện vật này thuộc về Thời kỳ Oligocene, phần thứ ba và cũng là phần cuối cùng của Thời kỳ Cổ sinh, kéo dài từ 65,5 triệu đến 23 triệu năm trước.

Sinh vật kỳ lạ bị mắc kẹt trong hổ phách rất cổ xưa, nhưng nó không phải là hóa thạch bọ ngựa được bảo tồn lâu đời nhất. Một mẫu bọ ngựa, cũng được bọc trong hổ phách, đã được tìm thấy ở Nhật Bản và có niên đại khoảng 87 triệu năm, trong khi một hóa thạch bọ ngựa khác cũng đã được tìm thấy trong một phiến đá ở Brazil có lịch sử còn lâu đời hơn thời đại khủng long (tức là Đại Trung sinh từ khoảng 251 triệu đến 65,5 triệu năm trước, bao gồm các kỷ Triat, kỷ Jura và kỷ Phấn trắng).

(Được phép của Heritage Auctions, HA.com)

Nhựa là chất tiết ra từ phần lõi của cây. Những chất tiết ra có mùi đặc biệt này chảy qua vỏ cây để bịt kín các lỗ trên vỏ cây và bảo vệ vỏ cây khỏi vi khuẩn và nấm. Đồng thời, nhựa có chức năng chống ăn mòn cao và cũng có thể dính vào các loài côn trùng nhỏ hơn ăn cây, bao gồm bọ ngựa, ong, bướm, kiến ​​​​và nhện.

Do các thể vùi được bảo quản trong hổ phách cung cấp bằng chứng quan trọng cho các nhà cổ sinh vật học tái tạo lại đa dạng sinh học, lịch sử tiến hóa, cổ sinh thái học và phân bố địa lý cổ sinh vật học, nên hổ phách luôn là điểm nóng nghiên cứu học thuật trong thế giới côn trùng cổ đại.

(Được phép của Heritage Auctions, HA.com)

Theo Hàn Vũ - Epochtimes

Thanh Hương biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Ảnh: Bọ ngựa 30 triệu năm tuổi mắc kẹt trong hổ phách trong suốt