Bệnh nhân tiểu đường 58 tuổi mỗi ngày chỉ ăn thức ăn không ăn cơm, nửa năm sau tình trạng thể chất thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong những năm gần đây, nhiều người hạn chế ăn thực phẩm chính (cơm, mỳ, ngũ cốc…) ngày càng phổ biến. Bởi vì có tin đồn rằng những thực phẩm chính có chỉ số đường huyết cao, sau khi ăn lượng đường trong máu tăng nhanh và sẽ dẫn đến béo phì. Vậy điều gì sẽ xảy ra với những người chỉ ăn rau và không ăn thực phẩm chính hàng ngày?

Không ăn thực phẩm chính để giảm lượng đường trong máu, cuối cùng phải nhập viện

Ông Lưu, 58 tuổi, mắc bệnh tiểu đường hơn 10 năm và phải dùng thuốc hạ đường huyết để kiểm soát lượng đường trong máu. Nhưng ông lo lắng về tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết nếu dùng trong thời gian dài, nên ông bắt đầu giảm lượng tinh bột và thay thế một số thực phẩm chủ yếu bằng cá và các loại thịt, rau và trái cây khác, hơn một tháng, lượng đường huyết của ông rất ổn định. Ông cảm thấy đây là lợi ích của việc không ăn các thực phẩm chính, thế nên để giảm lượng đường trong máu, ông đã ngừng hoàn toàn việc ăn các thực phẩm chính như cơm và mì.

Một ngày nọ, sau khi không ăn thực phẩm chính trong 6 tháng, ông bắt đầu cảm thấy chóng mặt và khát nước, sau đó ngất xỉu. Ông được đưa đến bệnh viện để kiểm tra và phát hiện mình bị hạ đường huyết và biến chứng cấp tính của nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

Nhã Nhã là sinh viên năm thứ hai đại học, để giữ được vóc dáng cao ráo và thon thả, cô thường ăn kiêng và bỏ qua những thực phẩm chính để giảm cân. Ban đầu cô rất vui khi giảm được cân, nhưng sau đó, cô phát hiện mình bắt đầu có các triệu chứng như mệt mỏi, rụng tóc và kinh nguyệt không đều. Trong kỳ nghỉ đông, cô đột nhiên ngất xỉu ở nhà.

Khi gia đình đưa cô đến bệnh viện, họ phát hiện nhịp tim của cô chỉ 35-42, có nguy cơ ngừng tim, sốc hoặc đột tử bất cứ lúc nào... Bác sĩ đã nhanh chóng chuyển cô sang phòng ICU (Phòng chăm sóc tích cực) và tích cực điều trị.

Tác hại của việc không ăn thực phẩm chính

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet Public Health , các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 430.000 người trong 25 năm và phát hiện ra rằng, tỷ lệ tử vong của nhóm ăn carbohydrate vừa phải giảm rất nhiều so với nhóm ăn carbohydrate liều thấp và liều cao. Nguy cơ giảm đi rất nhiều, tức là ăn uống không điều độ, quá nhiều hoặc quá ít thực phẩm chính sẽ làm giảm tuổi thọ.

Trên thực tế, ngoài việc giảm tuổi thọ, việc bỏ qua thực phẩm chính còn mang lại những tác hại sau:

1. Hạ đường huyết. Bỏ qua các thực phẩm chính sẽ dẫn đến việc cung cấp không đủ carbohydrate trong thời gian dài và lượng đường trong máu thấp có thể gây hạ đường huyết.

2. Lo lắng và cáu kỉnh. Ăn thực phẩm có chứa tinh bột làm tăng lượng đường trong máu, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc giải phóng serotonin trong não, khiến con người cảm thấy vui vẻ và hài lòng. Việc bỏ qua thực phẩm chính có thể dẫn đến trầm cảm nhẹ và thậm chí lo lắng, cáu kỉnh hơn.

3. Kinh nguyệt biến mất. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ cần được hỗ trợ về protein, năng lượng và các chất dinh dưỡng khác, nếu không ăn thực phẩm chính trong thời gian dài, cơ thể sẽ tự động chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng, nhu cầu sinh tồn sẽ được đáp ứng trước tiên, điều này có thể khiến kinh nguyệt tạm thời mất.

3. Hơi thở hôi. Hôi miệng chủ yếu là do quá trình chuyển hóa không hoàn toàn của chất béo low-carb. Nếu bạn không ăn thực phẩm chính và nạp vào không đủ carbohydrate, cơ thể bạn có thể tiêu thụ chất béo và protein và giải phóng các chất chuyển hóa không hoàn chỉnh như axeton, dẫn đến hôi miệng .

4. Suy dinh dưỡng. Nếu lượng thức ăn chủ yếu ăn vào quá ít, thực phẩm chứa protein có thể được tiêu thụ dưới dạng calo, dẫn đến không đủ protein và suy dinh dưỡng về lâu dài. Thể lực suy giảm, rối loạn kinh nguyệt, da xấu đi, rụng tóc, v.v.

Ba nguyên tắc để ăn lành mạnh các thực phẩm chính

Tục ngữ nói, bệnh tật từ miệng mà ra, thực phẩm là nguồn năng lượng quan trọng của cơ thể con người, phải chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng, thực phẩm chính là cần thiết. Ăn uống lành mạnh thực phẩm chính phải tuân theo ba nguyên tắc sau.

1. Đa dạng thực phẩm chính

Thực phẩm chính tốt cho sức khỏe nên ăn đa dạng, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây và các loại đậu... Sự đa dạng của thực phẩm chủ yếu có thể cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin B và các chất dinh dưỡng khác hơn mì, gạo.

Thực phẩm chính tốt cho sức khỏe nên ăn đa dạng, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây và các loại đậu... (Pexels)

2. Cần kiểm soát lượng thức ăn chủ yếu

Kỳ Thúy Hoa, phó giáo sư tại Khoa Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng của Đại học Tế Nam, cho biết, thực phẩm chủ yếu nên được phân bổ hợp lý, người lớn nên tiêu thụ 250-400 gam ngũ cốc, khoai tây và các loại đậu mỗi ngày. Nói chung, khoai tây nên kiểm soát ở mức 50-100 gam, đậu và ngũ cốc nguyên hạt 50-150 gam.

3. Thức ăn chính phải có tỷ lệ pha trộn phù hợp

Ngoài ra, thức ăn chủ yếu nên được pha trộn theo độ đặc và độ mịn phù hợp , khuyến cáo rằng lượng ngũ cốc thô hàng ngày của người lớn nên chiếm khoảng 1/3 lượng thức ăn thiết yếu, chẳng hạn như cơm ngũ cốc và bánh bao hấp các loại ngũ cốc đều tốt..

Ăn sáng sớm hơn 1 giờ giúp giảm 59% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nhiều người không ăn thực phẩm chính để kiểm soát lượng đường, nhưng hóa ra việc kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách bỏ qua thực phẩm thiết yếu là không khả thi. Vậy bạn có thể làm gì để giữ lượng đường trong máu ổn định? Hãy cân nhắc việc thay đổi giờ ăn của bạn. Vào tháng 6 năm 2023, một nghiên cứu mới trên "Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế" của Anh cho thấy việc thay đổi thời gian ăn sáng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona và Đại học Paris, Pháp, đã tiến hành khảo sát 103.312 đối tượng với độ tuổi trung bình là 43 để phân tích mối quan hệ giữa thời gian bữa ăn và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong hai năm. Người ta phát hiện ra rằng những người ăn sáng sau 9 giờ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 59% so với những người ăn sáng trước 8 giờ. Nghĩa là, ăn bữa sáng muộn hơn có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn!

Kiểm soát lượng đường trong máu không đạt yêu cầu sẽ gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, mạch máu, thận và các cơ quan khác. Thời gian ăn hợp lý có thể giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Ăn ba bữa vào thời điểm nào sẽ có lợi cho sự ổn định của lượng đường trong máu?

Bữa sáng

Bữa sáng nên được sắp xếp vào khoảng thời gian từ 7h đến 8h, tốt nhất là không muộn hơn 8h30. Ăn sáng vào thời điểm này phù hợp nhất với nhịp sinh học của cơ thể con người, ăn sáng quá muộn sẽ kéo dài thời gian trao đổi chất và dễ làm tăng tình trạng kháng insulin ... Xảy ra tình trạng hạ đường huyết.

Bữa trưa

Khoảng cách giữa bữa trưa và bữa sáng tốt nhất là 4 - 6 giờ, điều này không chỉ có lợi cho việc sử dụng toàn bộ lượng đường trong máu vào bữa sáng mà còn giúp lượng đường trong máu trước bữa tối không giảm quá thấp.

Bữa tối

Thời gian ăn tối tốt nhất không quá 19 giờ, ăn tối quá muộn sẽ khiến lượng đường trong máu vào sáng hôm sau không thể trở lại trạng thái đói, dễ dẫn đến chuyển hóa glucose và lipid bất thường.

Thực phẩm thiết yếu có chứa carbohydrate, rất quan trọng đối với cơ thể con người, phải được ăn đều đặn và chúng ta phải học cách ăn thực phẩm thiết yếu một cách lành mạnh. Ngoài việc ăn các thực phẩm thiết yếu tốt cho sức khỏe, bạn cũng phải chú ý kiểm soát thời gian ăn của ba bữa, điều này càng có lợi cho việc ổn định lượng đường trong máu.

Vương Hòa - Aboluowang
Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bệnh nhân tiểu đường 58 tuổi mỗi ngày chỉ ăn thức ăn không ăn cơm, nửa năm sau tình trạng thể chất thế nào?