Bị giam cầm bởi những kẻ nói dối đại dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Quay trở lại mùa xuân, khi câu thần chú “cần hai tuần để làm phẳng đường cong” và “15 ngày để làm chậm sự lây lan” trở nên phổ biến, người Mỹ và người dân nhiều quốc gia khác đã bắt đầu lao vào cuộc chiến chống lại dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang lan rộng. Và rồi, chúng ta bị tước bỏ mọi quyền tự do đi lại, quyền hội họp, tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng của mình trong một thời gian ngắn để đổi lấy việc bảo vệ hệ thống y tế trước mối họa virus Corona.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Nhưng tất cả lời nói đó chỉ là sự dối trá.

Các bệnh viện không hề bị quá tải như truyền thông phao tin. Số người chết nhỏ hơn nhiều so với dự đoán thảm họa ban đầu. Nhưng tiến trình phong tỏa vẫn tiếp tục dưới hình thức này hay hình thức khác cho đến ngày nay.

Thực tế, kể từ thời điểm đó, số người chết vì virus Corona đã giảm đều đặn, ngay cả khi số ca nhiễm mới tăng lên thì điều này vẫn hoàn toàn có thể hiểu được vì đó là bản chất của virus. Những đợt phong tỏa không bao giờ đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát hoặc tiêu diệt hoàn toàn virus bằng cách hạn chế sự tiếp xúc của virus với vật chủ. Không thể nào. Thay vào đó, tất cả những gì họ làm chỉ đơn giản là trì hoãn số lượng những trường hợp sớm muộn sẽ mắc phải virus này, đồng thời ngăn chặn kích hoạt hệ thống miễn dịch trong cộng đồng và quá trình chọn lọc tự nhiên.

Quả thực, tỷ lệ tử vong cao tập trung vào nhóm dễ bị tổn thương nhất là những người cao tuổi, những người sống trong các viện dưỡng lão mà thời gian sống còn lại của họ rất ngắn ngay từ đầu, những người có hệ thống miễn dịch yếu, người béo phì hay những người mắc các bệnh nền nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư và tim mạch.

Thật đáng buồn khi phải chứng kiến những cái chết như vậy, xót xa và đau đớn hơn khi nhìn thấy cảnh tượng chia cắt của những người thân trong gia đình, những người lớn tuổi đơn côi một mình chống chọi căn bệnh mà không có ai bên cạnh, những người đang chờ cấp cứu tại bệnh viện nhưng cuối cùng phải ngậm ngùi xếp sau để ưu tiên những bệnh nhân virus Vũ Hán.

Chưa kể đến những hậu quả tài chính thảm khốc, bao gồm mất việc làm, các doanh nghiệp bị phá sản và không ít người trẻ mới ra trường đánh mất tương lai nghề nghiệp.

Tuy nhiên, nó là một phản ứng thái quá đến mức điên rồ chưa từng có của chính quyền, thời kỳ phong tỏa kéo dài và lặp lại theo mỗi đợt cao trào của dịch bệnh giờ đây đã biến thành màn diễn tập khắc nghiệt không khác gì so với mô hình chính quyền độc tài, kèm theo đó là sự tàn phá kinh tế khủng khiếp. Bằng cách tiếp tục trò hề kêu gọi dân chúng đeo khẩu trang và “giãn cách xã hội” này, các chính phủ trên thế giới đã tạo ra một giả tượng về nỗi sợ hãi và hoảng loạn đối với người dân phương Tây, phủ nhận các quy tắc - quyền lợi được ghi trong Hiến pháp, khiến cho những những kẻ mê muội trong chúng ta trở nên sợ hãi và xa lánh chính đồng loại của mình.

Công dân mới là những người bị giam giữ

Họ (chính quyền) không dựa trên một phương pháp “khoa học” nào - mà dựa vào sự phỏng đoán và mô hình máy tính cứng nhắc - hầu hết các chính phủ đã áp dụng cách tiếp cận phòng chống đại dịch giống với Trung Quốc, coi công dân của họ như những kẻ bị giam giữ, bêu rếu họ và buộc tội họ nếu người dân bước ra khỏi quy tắc đó.

Cách làm này không phù hợp với các dân tộc vốn tự do như ở phương Tây, mà là sự xúc phạm đến chủ quyền cá nhân, vi phạm trắng trợn cả luật pháp và chế độ xã hội, được xem như một hành động thù địch chống lại công dân của các nền dân chủ.

Vì đã vô tình rơi vào cái bẫy này, người Mỹ và người dân của nhiều quốc gia khác đột nhiên sực tỉnh khi thấy rằng, các tuyên bố phong tỏa trong thời gian ngắn ban đầu của chính phủ giờ đã thay đổi và kéo dài đến một tương lai vô định. Họ nói rằng đợt phong tỏa sẽ kết thúc vào thời điểm một loại vaccine mới được công bố, nhằm chống lại cái gọi là dịch bệnh vốn hầu như không gây ra cái chết cho quá nhiều người, hoặc vào một thời điểm khi chủng virus này tự nhiên biến mất - cũng là điều rất khó nắm bắt được. Rốt cuộc là khi nào?

Những người trong chính quyền cũng tuyên bố rằng vấn đề bây giờ không phải là số ca tử vong, mà là số “ca nhiễm mới”, mục đích chính là để kéo dài nỗi sợ hãi của dân chúng - họ nói rằng ngay cả một “trường hợp nhiễm mới” cũng không thể chấp nhận được.

Chúng ta cũng đã chấp nhận một sự bóp méo rằng, càng nhiều người được xét nghiệm thì chúng ta càng tiến đến sự tự do hơn, bởi vì hiện nay chúng ta đã có thể lần theo dấu vết những người bị nhiễm bệnh để tìm ra nguồn bệnh, trong khi sự thật là trong một cộng đồng, sẽ tốt hơn cho sức khỏe của chúng ta nếu nhiều người nhiễm bệnh hơn (miễn dịch cộng đồng).

Nhưng các chính phủ không thực sự quan tâm đến những điều này. Đối với họ, Covid-19 rõ ràng phải là “Điều Tồi Tệ Nhất Trong Mọi Thời Đại” và phải được xử lý ngay lập tức bằng mọi biện pháp hà khắc như thế đó là Thế Chiến III. Họ hoàn toàn buộc dân chúng phải sợ hãi khi tin rằng không có cái giá nào phải trả quá lớn đối với chúng ta khi chấp nhận từ bỏ lối sống quen thuộc và nhu cầu cần thiết của chính mình, và rồi chúng ta phải cảm ơn họ - trả ơn họ vì điều đó.

Khác biệt là gì?

Trong các trận đại dịch trước, những con virus dường như không phải là mối bận tâm quá lớn đối với những người trong bộ máy chính quyền, những thiệt hại mà nó mang lại được xem như cái giá tất yếu mà con người phải trả. Vậy thì sự khác biệt giữa trước đây và bây giờ là gì?

Chỉ là lần này, dịch bệnh đã xảy ra trong một năm bầu cử, vào thời điểm bắt đầu khi nền kinh tế Mỹ đang tăng tốc và phát triển nhanh chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Khi những kẻ thù chính trị của Tổng thống Trump nhận ra rằng, việc đóng cửa xã hội trong giai đoạn dịch bệnh bùng nổ có thể xem là một quả bom để phá hủy toàn bộ nền kinh tế Mỹ và toàn cầu một cách hợp pháp, họ đã chớp lấy cơ hội.

Sự khác biệt tiếp theo, khi một xã hội chuyển từ trạng thái “sẵn sàng trả giá và chịu mọi trách nhiệm” (chỉ sự chủ động của chính phủ trong mọi rủi ro và bất kỳ người dân nào cũng đều có quyền tự chịu trách nhiệm cho mình) sang trạng thái “dù chỉ cứu một mạng người thôi cũng đủ” (chỉ sự bất lực của chính phủ trước một vấn đề, thay vì đưa ra giải pháp, họ chỉ biết đề xuất các lệnh cấm và không dám chịu trách nhiệm, đồng thời ép buộc và kiểm soát người dân), thì thực tế xã hội đó đã không còn khả năng đối mặt và ứng phó với thực tại.

Nếu như chết là hết, thì cái chết trở nên thật vô nghĩa. Tuy nhiên, “để cứu chỉ một mạng sống” trong khi cấm tuyệt mọi quyền lợi khác của người dân và tìm mọi cách để kiểm soát họ, thì nó cũng hoàn toàn vô nghĩa. Việc mạo hiểm bất chấp rủi ro, đồng thời dám chấp nhận hy sinh sự tồn tại của bản thân, nhằm bảo tồn sự vận hành ổn định của xã hội và tương lai của những người khác đã trở thành điều không tưởng.

Điểm khác biệt thứ ba, chính phủ các nước trên thế giới giờ đây dường như tỏ ra rất thích thú với những gì đang diễn ra - quyền lực và sự kiểm soát. Vậy nên họ thậm chí còn lên kế hoạch gia tăng trừng phạt vô thời hạn đối với bất kỳ ai, và xem đó là một giải pháp cho mối đe dọa tưởng tượng khác tiếp theo - “biến đổi khí hậu”.

Gần như ngay từ đầu, phe Cánh tả hiểu rằng nếu họ có thể tạo ra mối liên hệ từ việc đóng cửa các nhà máy sẽ dẫn tới sự suy giảm “lượng khí thải carbon” - thứ mà họ tuyên truyền là tác nhân gây nên hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu, nhưng thực ra khí CO2 hầu như không liên quan gì đến chu kỳ ấm lên và làm mát tự nhiên của Trái Đất - thì họ có thể giữ lời dối trá này mãi mãi và gia tăng kiểm soát xã hội.

Và rồi chúng ta ở đây, khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát lan rộng và một số quốc gia Châu Âu hiện đang tái phong tỏa, cấm đi lại đồng thời áp đặt lệnh giới nghiêm. Một lần nữa, họ nói dối rằng “các biện pháp đối phó” chống lại Covid sẽ chỉ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, sau đó chúng sẽ được dỡ bỏ, chẳng hạn đến Giáng sinh, rồi cuối cùng tất cả sẽ ổn trở lại.

Nhưng bây giờ tất cả chúng ta đều biết điều đó không đúng. Khi các quan chức và những người gắn mác chuyên gia xuất hiện liên tục trên truyền thông, kẻ tung người hứng đưa ra hàng loạt các biểu đồ và đồ thị thể hiện nguy cơ thảm khốc mà dịch bệnh có thể mang lại, tạo điều kiện để họ kéo dài thời gian phong tỏa lâu hơn nhưng bên trong thì đang âm thầm cười nhạo những kẻ ngu ngốc như chúng ta. Coronavirus đã trở thành công cụ chính trị hữu hiệu để chính quyền gia tăng kiểm soát quyền lực và siết chặt người dân hơn nữa.

Hãy thử suy nghĩ về nó: có một quan chức chính phủ hoặc bộ trưởng nào bị mất việc vì điều này? Dĩ nhiên là không. Ngược lại, gây ra sự hoảng loạn trong dân nhiều hơn đồng nghĩa với việc đưa ra nhiều quy tắc kiểm soát hơn, người dân buộc phải có nhu cầu nhiều hơn về “dịch vụ” của chính phủ cùng “sự lãnh đạo” giả tạo từ những người đàn ông và phụ nữ “lịch thiệp” - vốn không biết làm gì khác nếu đặt họ vào các khu vực kinh tế tư nhân.

May mắn cho những người đó là họ không rơi vào tình huống như vậy. Còn đối với phần còn lại như chúng ta… à, thì đó là vấn đề của chúng ta. Họ vốn dĩ chẳng buồn bận tâm vì điều đó.

*****

Michael Walsh là biên tập viên của The-Pipeline.org, đồng thời là tác giả của “The Devil's Pleasure Palace” và “The Fiery Angel”, đều được xuất bản bởi Encounter Books. Cuốn sách mới nhất của anh ấy, “Last Stands”, một nghiên cứu về lịch sử và văn hóa từ Hy Lạp đến Chiến tranh Triều Tiên, sẽ được Nhà xuất bản St. Martin xuất bản vào tháng 12.

Hoàng Tuấn
Theo The Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Bị giam cầm bởi những kẻ nói dối đại dịch