Bình luận phim “Trở lại thành Thần”: Tiêu diệt rồng đỏ thiên hạ mới thái bình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu bạn muốn khám phá nguồn gốc của các sự kiện trong nhân thế, thì thực sự có thể truy tìm từ những sự kiện lớn trong Thần giới.

Bộ phim "Trở lại thành Thần” (Once We Were Divine) sử dụng phương thức rộng như vậy để định hình câu chuyện hiện thực: Đảng Cộng sản tàn phá thế giới, các học viên Pháp Luân Công chống lại cuộc bức hại của ĐCSTQ. Câu chuyện không chỉ được thể hiện dưới dạng tác phẩm phim ảnh có tính thưởng thức cao, mà còn có sự hùng vĩ của sử thi Thần thoại.

Bối cảnh của câu chuyện là một con rồng đỏ tà ác đã trở thành mối đe dọa lớn làm loạn vũ trụ. Mặc dù chư Thần đã hợp tác để đánh bại nó, nhưng vẫn chưa thể giải quyết được tận gốc hậu hoạn, nên con rồng độc ác sau đó dưới hình thức Chủ nghĩa Cộng sản tiếp tục gây ra sự hỗn loạn trên thế giới. Giờ đây, Vương Của Vạn Vương của vũ trụ đã quyết định dẫn dắt chư Thần hạ thế, để hoàn thành mục tiêu tiêu diệt ác long, để vũ trụ trở lại tươi đẹp.

Nhân vật nam chính Quang Minh Vương là một trong các vị Thần, chính là một trong các vị Thần hạ thế, sau nhiều lần chuyển sinh sinh, ở Trung Quốc đương đại, anh đã trở thành học viên Pháp Luân Công Tống Quang Minh. Dưới sự thống trị áp lực cao của ĐCSTQ, liệu anh có thể thực hiện được lời thề ban đầu của mình ở Thần giới hay không? Việc này sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách.

Ảnh chụp từ "Trở lại thành Thần". (Được cung cấp bởi NTD Canada)

Câu chuyện bao gồm Thần giới, đó là đặc điểm quan trọng

Mô hình câu chuyện không chỉ giới hạn ở thế giới con người, mà còn bao gồm cả Thần giới, đây là đặc điểm quan trọng nhất của "Trở lại thành Thần". Loại bối cảnh câu chuyện này cũng khiến bộ phim trở nên huyền thoại hơn, nhiều sự kiện lớn nhỏ trong thế giới con người có thể trực tiếp phản ánh tình huống trong Thần giới, cho phép câu chuyện thể hiện một khuôn mẫu rộng hơn so với các tác phẩm giả tưởng thông thường. Bộ phim có rất nhiều Thần linh triển hiện Pháp lực Thần thông và mặt quang minh của Thần Phật cũng có thể trở thành một khía cạnh tạo thêm màu sắc cho tác phẩm, với hình thức khác với các tác phẩm giả tưởng thông thường, đã thể hiện hình ảnh trực quan và không khí đặc biệt.

Việc làm loạn của rồng đỏ là tiền đề quan trọng của câu chuyện. Khía cạnh này còn có thể thể hiện những điểm nổi bật qua các cấp độ khác nhau. Một mặt có thể sử dụng trận chiến của chư Thần với ác long trong Thần giới để kịp thời thể hiện việc sử dụng các hiệu ứng đặc biệt và cách sắp xếp các cảnh chiến đấu. Những cảnh này thêm màu sắc cho các tác phẩm điện ảnh.

Mặt khác, bản thân việc khắc họa con ác long cũng có thể thể hiện “tướng do tâm sinh”, nó có thể xây dựng một cách hiệu quả hình ảnh nhân vật phản diện ngay từ lần xuất hiện đầu tiên, và thông qua thân hình khổng lồ của ác long để làm nổi bật mối đe dọa của nó.

Ảnh chụp từ "Trở lại thành Thần". (Được cung cấp bởi NTD Canada)

Ngoài khía cạnh hình ảnh như vậy, một số nội dung liên quan đến con ác long có thể được lồng ghép chặt chẽ với các yếu tố của thế giới con người. Bộ phim bám sát câu chuyện và khiến khán giả lần lượt nhận ra rằng Chủ nghĩa Cộng sản, Thuyết tiến hóa, Thuyết vô Thần, và thậm chí tất cả các loại tư tưởng và lý thuyết phản truyền thống, làm xói mòn đạo đức truyền thống, đều có liên quan mật thiết đến con ác long.

Về mặt câu chuyện, bộ phim kết hợp tốt các yếu tố giả tưởng với nội dung hiện thực, đồng thời cũng gián tiếp hướng dẫn công chúng suy ngẫm, đằng sau tất cả những điều tiêu cực trên thế giới có thể bắt nguồn từ một nguồn gốc lớn, và khám phá thêm các tầng diện mà các tác phẩm điện ảnh thông thường không đề cập đến.

Thủ pháp dẫn chuyện triển hiện tính thú vị

“Trở lại thành Thần” còn độc đáo ở cách sử dụng thủ pháp dẫn truyện kịch tính giữa hai vị Thần đến từ Thần giới là một ví dụ điển hình. Họ luôn nhìn vào những diễn biến khác nhau của thế giới con người từ góc nhìn của Thần giới, họ có thể tạo ra một khung cảnh thú vị giống như trong phim lại có phim, và góc nhìn của khán giả cũng giống như góc nhìn của các nhân vật trong phim, khiến cốt truyện đa dạng hơn.

Đồng thời, hai vị Thần tình cờ lại là một vị trưởng lão cao niên và một cô bé, nên những cảnh liên quan cũng có thể tạo ra tia lửa thông qua sự tương phản về hình tượng nhân vật, để sự tương tác giữa các nhân vật không chỉ đơn thuần là tiết lộ thông tin hay thúc đẩy tình tiết, mà còn tính đến một mức độ giải trí nhất định.

Hình ảnh hậu trường phim "Trở lại thành Thần". (Được cung cấp bởi NTD Canada)

Nội dung ở nhân gian của bộ phim này lấy Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc làm sân khấu thời không chính, nhưng một số tình tiết cũng bao gồm cả nội dung cổ đại. Điều này cũng cho phép tác phẩm bổ sung hương vị cổ kính của phim cổ trang một cách kịp thời, và thể hiện bầu không khí cốt truyện khác nhau thông qua những thay đổi của thời đại. Đồng thời, sự tồn tại của những vở kịch cổ trang như vậy đều có ý nghĩa nhất định, đôi khi nó thể hiện sự khéo léo của số phận giữa các cá nhân, đôi khi nó lại có tác dụng khuyến khích con người tin vào Thần, không chỉ có thể tạo ra nét tươi mới, mà còn nâng cao chất lượng của câu chuyện.

Là bộ phim về Trung Quốc đương đại, “Trở lại thành Thần” tập trung hoàn toàn vào ba nhân vật chính là Tống Quang Minh, Bạch Phượng và Triệu Hải Phong. Ba nhân vật chính đã cùng nhau trải qua sự kiện Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989 kể từ khi họ ra mắt. Sự xuất hiện của thảm họa lớn không chỉ có thể tạo ra sự căng thẳng kịch tính trong tình hình hiện tại, mà còn làm nổi bật ba nhân vật một cách hiệu quả, thông qua trải nghiệm cùng chung hoạn nạn, để thể hiện tình bạn thân thiết giữa mọi người khi còn trẻ.

Ngoài việc đặt nền tảng thuyết phục cho mối quan hệ của các nhân vật, các sự kiện khác nhau sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa các cá nhân của ba người trong tương lai, cũng có thể trở thành nội dung tạo hình, khiến các cốt truyện liên quan trở nên xúc động hơn đối với khán giả.

Hình ảnh hậu trường phim "Trở lại thành Thần". (Được cung cấp bởi NTD Canada)

Ba nhân vật chính, mỗi nhân vật đại diện cho những ý nghĩa khác nhau

Ba nhân vật này đại diện cho những ý nghĩa khác nhau trong phim, Tống Quang Minh đại diện cho hình tượng anh hùng chính trực, với ý chí kiên cường và ý thức đạo đức vững vàng. Những trải nghiệm của anh trong phim, bao gồm hành trình nhận ra rằng Chủ nghĩa Cộng sản là nguồn gốc của sự hỗn loạn trên thế giới, và sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Công, anh luôn kiên định thực tu, cho dù đối diện với các loại áp lực hoặc bị bức hại, đều kiên định giữ vững lập trường thiện lương hoặc vượt qua thử thách.

Bộ phim sử dụng tâm thái tốt đẹp hoặc những lựa chọn chính nghĩa của Tống Quang Minh để thiết lập chuẩn mực đạo đức, hơn nữa, tư cách diễn viên chính của anh đảm bảo rằng tác phẩm có được bầu không khí tích cực.

Đối với Bạch Phượng, cô ấy đại diện cho hình ảnh có thể có của những người bình thường, so với Tống Quang Minh, cô ấy có nhiều khả năng lựa chọn cúi đầu hoặc thỏa hiệp dưới áp lực của bạo chúa. Mặc dù Bạch Phượng cũng là một học viên Pháp Luân Công, nhưng trong một thời gian dài, tâm thái của cô đều không đủ tinh tấn, việc tạo hình các khía cạnh liên quan khiến nhân vật có vẻ trần tục hơn.

Về mối quan hệ giữa các vai diễn, cô và Tống Quang Minh là vợ chồng, điều này cũng tạo ra sự khác biệt trong tâm thái của họ, liên tiếp tạo ra cảm giác xung đột trong cốt truyện, và thêm thắt nút thắt cho kịch tính cuộc đời. Trải nghiệm cuộc sống cũng bao gồm việc thử thách trước những cám dỗ lớn, và sự biến đổi tâm thái của cá nhân, khiến đường cong trưởng thành cá nhân của nhân vật trở thành điểm nhấn của bộ phim.

Hình ảnh hậu trường phim "Trở lại thành Thần". (Được cung cấp bởi NTD Canada)

Về phần Triệu Hải Phong, tâm thái cá nhân của anh ở cấp độ thấp hơn Bạch Phượng, giá trị của anh là theo đuổi công danh lợi lộc thế gian, và anh sẵn lòng hy sinh bản thân vì danh lợi chốn quan trường. Vì vậy, dù là chủ đề Pháp Luân Công hay chủ đề Đảng Cộng sản, khán giả đều có thể dễ dàng cảm nhận được sự khác biệt rất lớn giữa lời nói, hành động của Triệu Hải Phong và Tống Quang Minh, tạo ra hiệu ứng tương phản rõ nét thông qua độ tương phản hình ảnh nhân vật.

Khi câu chuyện tiến triển, bộ phim cũng có thể khắc họa một cách chắc chắn cách Triệu Hải Phong từ dễ dàng thỏa hiệp đến hoàn toàn rơi xuống vực thẳm, toàn bộ quá trình đều dựa trên một cốt truyện cụ thể, khiến những thay đổi tiêu cực trong nhân vật trở nên khá thuyết phục.

Nội dung các học viên Pháp Luân Công chống bức hại có chú ý đến tính giải trí của khán giả

Các học viên Pháp Luân Công dốc sức nói sự thật và chống lại cuộc đàn áp, đây là một khía cạnh quan trọng của "Trở lại thành Thần". Việc tạo hình những tình tiết như vậy trong phim cũng có thể mang tính giải trí. Cảnh Tống Quang Minh xung đột với người bảo vệ cộng đồng khi phân phát tài liệu nói sự thật, thông qua phản ứng thích hợp của anh cho thấy bầu không khí tốt đẹp trong việc giúp đỡ người khác thoát khỏi cuộc đàn áp của ĐCSTQ, đồng thời thông qua bài phát biểu thuyết phục của anh làm tăng thêm chất lượng cốt truyện.

Cảnh Tống Quang Minh không may bị ĐCSTQ bắt cóc và cầm tù, sử dụng chính niệm chính hành của nhân vật, khiến việc hóa giải các nguy cơ khác nhau trở nên kịch tính và huyền thoại.

Poster phim "Trở lại thành Thần". (Được cung cấp bởi NTD Canada)

Vì bối cảnh câu chuyện của bộ phim này bao gồm tầng diện Thần giới, nên cao trào cuối phim cũng tập trung hoàn toàn vào những nội dung liên quan, giúp tác phẩm thể hiện tốt hơn những nét riêng của mình.

Trên thực tế, cốt truyện liên quan không dựa trên tình tiết hồi hộp, việc chư Thần hợp sức để tiêu diệt ác long là điều tất nhiên. Tuy nhiên, vì ác long không chỉ là nhân vật phản diện, mà còn là nguồn gốc của mọi tội ác trong vũ trụ, do đó khung cảnh này cũng có hiệu quả mỹ mãn là màn đêm cuối cùng cũng trôi qua và bình minh cuối cùng cũng đến. Từ việc nguy cơ lớn nhất đã được loại bỏ tận gốc, khiến việc tạo hình đạt được mức độ cao trào.

Giá trị của "Trở lại thành Thần" không chỉ làm nổi bật những tội ác của Chủ nghĩa Cộng sản, và những tình cảm tiết tháo quý báu của những học viên Pháp Luân Công không chịu khuất phục trước sự chuyên chế dưới áp lực lớn, và tạo hình nội dung Thần giới, khiến cho câu chuyện trở nên sáng tạo hơn. Kiểu sắp xếp cốt truyện không giới hạn ở thế giới trần tục này, có thể nói là một dòng suối mát lành cho xã hội đương đại - xã hội không còn nhấn mạnh vào sự tín Thần, đồng thời cũng khiến tác phẩm mang ý nghĩa tích cực hơn.

Poster phim "Trở lại thành Thần". (Được cung cấp bởi NTD Canada)
Poster phim "Trở lại thành Thần". (Được cung cấp bởi NTD Canada)

Thái Nghi Lâm - Epoch Times
Thanh Hà biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bình luận phim “Trở lại thành Thần”: Tiêu diệt rồng đỏ thiên hạ mới thái bình