Bình luận: Tôn giáo có ngăn chặn được sự tuyệt vọng không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự gia tăng đáng kể gần đây về “những cái chết vì tuyệt vọng” (tự tử, tử vong do ma túy và do nghiện rượu) có liên quan trực tiếp đến sự suy giảm tôn giáo có tổ chức ở Hoa Kỳ và việc bãi bỏ “luật xanh”.

Kết luận này dựa trên một nghiên cứu năm 2022 của các nhà kinh tế Tyler Giles, Daniel Hungerman và Tamar Oostrom có ​​tên là “Thuốc phiện của quần chúng: Cái chết của sự tuyệt vọng và sự suy tàn của tôn giáo Mỹ.

Trong hai thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Wellesley, Đại học Notre Dame và Đại học Bang Ohio đã chỉ ra, tỷ lệ tử vong do ngộ độc ma túy ở Hoa Kỳ đã tăng gấp ba lần. Đồng thời, tỷ lệ tự tử và tỷ lệ mắc bệnh gan do rượu đã tăng 30%.

Theo một nghiên cứu trong Proceedings of the National Academy of Sciences được các tác giả trích dẫn, những người Mỹ da trắng trung niên đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Trong nhóm này, tỷ lệ tử vong do những nguyên nhân này tăng mạnh đến mức vào đầu thế kỷ này, tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở Hoa Kỳ bắt đầu tăng, đảo ngược tình trạng suy giảm trong nhiều thập kỷ.

Việc bãi bỏ 'Luật xanh'

Các tác giả “Thuốc phiện của quần chúng” cho rằng điều này một phần là do việc bãi bỏ cái gọi là Luật xanh, một hành động mà họ gọi là “cú sốc dựa trên chính sách đối với tôn giáo”.

Khi Luật xanh tồn tại hàng thế kỷ (ban đầu được ban hành để duy trì ngày Sa-bát của Cơ đốc giáo là ngày nghỉ ngơi) bị bãi bỏ, các doanh nghiệp được phép hoạt động vào Chủ nhật. Kết quả là tỷ lệ tham gia vào các hoạt động tôn giáo giảm sút.

Bằng cách sử dụng phân tích đồ họa và nhiều phương pháp khác nhau, các nhà kinh tế học có thể lập bản đồ mối liên hệ trực tiếp giữa việc bãi bỏ luật này và sự gia tăng số người chết vì tuyệt vọng.

Họ nhận thấy, trong số những người Mỹ trung niên, việc bãi bỏ Luật xanh có tác động từ 5 đến 10 điểm phần trăm đối với việc tham dự các buổi lễ tôn giáo hàng tuần, và làm tăng tỷ lệ tử vong vì tuyệt vọng lên 2 người trên 100.000 người.

Luật xanh vẫn còn hiệu lực ở 28 tiểu bang, và hầu hết chỉ cấm bán rượu trong những giờ giới hạn. Một số rất ít quận cũng cấm bán ô tô và săn bắn vào Chủ nhật, nhưng nhìn chung, Luật xanh vào Chủ nhật đã là quá khứ, và khái niệm tuân thủ nghiêm ngặt một ngày nghỉ ngơi vì lý do tôn giáo giờ đây đã trở nên xa lạ với hầu hết người Mỹ.

Theo một cuộc khảo sát của Lifeway Research, mặc dù 77% những người theo đạo Tin lành đi nhà thờ nói rằng, họ coi Chủ nhật là ngày nghỉ ngơi, nhưng chỉ một số ít trong số họ không mua sắm hoặc tham dự các sự kiện giải trí. Một phần ba báo cáo trốn tránh công việc được trả lương.

“Người Mỹ là một xã hội được đặc quyền [trong đó] mọi người thường được hưởng hai ngày nghỉ một tuần. Điều này có thể khiến việc tuân thủ ngày Sa-bát trở thành điều mà nhiều người đi nhà thờ không để ý” - Scott McConnell, giám đốc điều hành của Lifeway Research, cho biết trong một tuyên bố.

“Tuy nhiên, ngày nay chúng ta thấy Luật xanh bị bãi bỏ và hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động bảy ngày một tuần. Xe tải của Bưu điện Hoa Kỳ đang vận chuyển hàng vào Chủ nhật. Việc nghỉ ngày Sa-bát có thể là điều mà mọi người phải có chủ ý hơn nữa”.

Tôn giáo mang lại cơ cấu, sự thoải mái

Trong một bài đánh giá sâu rộng năm 2009 về nội dung văn học được xuất bản về tôn giáo và sức khỏe tâm thần được đăng trên The Canadian Journal of Psychiatry, Tiến sĩ Harold G. Koenig lập luận rằng, tôn giáo mang lại cả sự thoải mái và cấu trúc cho cuộc sống của con người.

Ông gọi tôn giáo là “một hành vi đối phó mạnh mẽ giúp con người hiểu được nỗi đau, cung cấp khả năng kiểm soát các sức mạnh áp đảo của tự nhiên (cả bên trong và bên ngoài), đồng thời thúc đẩy các quy tắc xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống chung, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau”.

Ông tuyên bố rằng niềm tin và thực hành tôn giáo cung cấp “những hướng dẫn cho hành vi của con người, nhằm làm giảm xu hướng tự hủy hoại bản thân và các hình thức đối phó bệnh hoạn”, dẫn đến ít tử vong vì tuyệt vọng hơn ở những người theo tôn giáo.

Theo một nghiên cứu có sự tham gia của khoảng 6.000 thanh niên, việc tham dự một buổi lễ tôn giáo ít nhất một lần một tuần có liên quan đến sự hài lòng hơn trong cuộc sống, hoạt động tình nguyện thường xuyên hơn, ý thức sứ mệnh cao hơn, xu hướng tha thứ cho người khác nhiều hơn và khả năng sử dụng ma túy và hoạt động tình dục sớm thấp hơn.

Trong nghiên cứu này, do các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan thực hiện và được công bố vào năm 2018 trên the American Journal of Epidemiology, những thanh niên được giáo dục về tôn giáo, bao gồm cả việc tham gia các buổi lễ tôn giáo, cũng cho biết có sức khỏe tâm thần tốt hơn những người không được giáo dục về tôn giáo.

Những người tham gia các buổi lễ tôn giáo có sức khỏe tâm thần tốt hơn. (Ảnh shutterstock)

Các nhà nghiên cứu cũng hỏi tần suất các đối tượng cầu nguyện hoặc thiền định, tác giả cấp cao Tyler VanderWeele nói với The Epoch Times. Ông nói, tần suất cầu nguyện và thiền định, cùng với việc tham dự tôn giáo thường xuyên hơn, có tác dụng bảo vệ chống lại “ba mối nguy hiểm của tuổi vị thành niên”: trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện và các hành vi tình dục nguy hiểm.

VanderWeele nói rằng tôn giáo “chắc chắn không phải là yếu tố bảo vệ quan trọng duy nhất”, mà là “nguồn tài nguyên sức khỏe và hạnh phúc quan trọng và là thứ mà theo suy nghĩ của tôi đang bị bỏ quên, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và thanh niên”.

“Tôi thực sự nghĩ rằng một số sự suy giảm mà chúng ta đang thấy về sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của những người trẻ tuổi là [do] tỷ lệ tham gia tôn giáo giảm sút”.

Các tác giả nghiên cứu của Harvard không khuyến khích việc theo tôn giáo chỉ để đạt được những lợi ích về sức khỏe, nhưng đã viết, “Khuyến khích việc tham gia dịch vụ và thực hành cá nhân ở thanh thiếu niên đã có niềm tin tôn giáo có thể là con đường phát triển và hỗ trợ có ý nghĩa, có thể dẫn đến sức khỏe tốt hơn và hạnh phúc hiện tại”.

Vander Weele cho biết, cùng với việc cung cấp sự hỗ trợ xã hội, hy vọng, mục đích và giá trị tôn giáo giúp các tín đồ phát triển tính kỷ luật tự giác và tự điều chỉnh khi họ tìm cách tuân theo sự hướng dẫn và hệ thống đức tin của mình.

Theo Susan C. Olmstead-The Epoch Times

Thiện Tâm biên dịch

  • Hãy tận dụng những lợi ích thiền định thông qua lớp thiền online miễn phí tại đây.



BÀI CHỌN LỌC

Bình luận: Tôn giáo có ngăn chặn được sự tuyệt vọng không?