Các nhà khoa học phát hiện loài lạ chưa từng biết ở vùng biển sâu Thái Bình Dương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Biển khơi rộng lớn không thể dò thấu và ẩn chứa nhiều sinh vật chưa được biết đến. Gần đây, trong quá trình thám hiểm vùng biển sâu ở Thái Bình Dương, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều loài lạ, chưa được biết đến trông giống sinh vật ngoài hành tinh, bao gồm hải sâm trong suốt, bọt biển thủy tinh hình chiếc cốc và lợn biển màu hồng.

Đại học Gothenburg ở Thụy Điển đã chỉ ra trong một thông cáo báo chí phát hành ngày 4/6 rằng một nhóm các nhà khoa học đã lên một tàu nghiên cứu vào đầu năm nay để tiến hành thám hiểm vùng biển sâu ở Vùng Clarion-Clipperton ở phía đông Thái Bình Dương, nằm giữa Mexico và Hawaii.

Nhiệm vụ thám hiểm kéo dài 45 ngày đã kết thúc vào tháng 3. Các nhà khoa học bao gồm Thomas Dahlgren, một nhà sinh vật biển tại trường, đã phát hiện ra những sinh vật biển chưa từng thấy trước đây.

Dahlgren cho biết những khu vực này là một trong những nơi ít được khám phá nhất trên Trái đất. Ước tính chỉ có 1 trong 10 loài động vật sống ở khu vực này được khoa học mô tả.

Những khu vực nghiên cứu này là một phần của đồng bằng vực thẳm. Cái gọi là đồng bằng vực thẳm dùng để chỉ vùng biển sâu có độ sâu từ 3.500 mét đến 5.500 mét. Mặc dù chúng bao phủ hơn một nửa bề mặt Trái đất nhưng có rất ít thông tin về đời sống động vật hấp dẫn của chúng.

Dahlgren nói: “Đây là một trong số rất ít trường hợp mà các nhà nghiên cứu có thể tham gia khám phá các loài và hệ sinh thái mới như họ đã làm vào thế kỷ 18”.

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh chỉ ra rằng vùng đứt gãy Clarion-Clipperton rất rộng lớn và bao phủ hầu hết lục địa Australia. Khu vực này chứa lượng lớn các khối đa kim loại, là những khối đá đông đặc có kích thước bằng củ khoai tây và đã thu hút sự chú ý vì vai trò có thể có của chúng trong quá trình chuyển đổi sang công nghệ xanh.

Việc thăm dò ban đầu trong khu vực tập trung vào các khối đa kim loại này như những nguồn tài nguyên khoáng sản tiềm năng, nhưng lại bỏ qua việc sự sống phát triển mạnh mẽ ở những vùng biển sâu như vậy tuyệt vời đến mức nào.

Sinh vật biển sâu kỳ lạ

Động vật sống ở những vùng biển sâu này đã thích nghi với cuộc sống có rất ít chất dinh dưỡng và hầu hết ăn tuyết biển. Cái gọi là tuyết biển dùng để chỉ các mảnh vụn hữu cơ ở vùng biển sâu tiếp tục lắng xuống như những bông tuyết từ các khu vực gần bề mặt.

Do đó, quần thể động vật ở khu vực này chủ yếu bao gồm các loài ăn lọc như bọt biển và động vật ăn trầm tích như hải sâm.

Dahlgren cho biết, sự phong phú về loài của khu vực này thật đáng kinh ngạc. Họ đã thấy rất nhiều sự thích nghi đặc biệt thú vị ở động vật ở những khu vực này.

Các nhà khoa học đã sử dụng phương tiện điều khiển từ xa (ROV) để chụp ảnh các sinh vật biển sâu và thu thập mẫu cho nghiên cứu trong tương lai. Một trong số những loài kỳ lạ được ghi lại trên máy ảnh là bọt biển thủy tinh hình chiếc cốc. Loài vật này được cho là loài động vật có mặt lâu nhất trên Trái đất và có thể đã hiện diện 15.000 năm.

Đây là một con bọt biển thủy tinh hình cốc. (SMARTEX)

Một loài khác được phát hiện trong chuyến thám hiểm này là lợn biển hồng. Đây là loài hải sâm biển sâu. Chúng sử dụng đôi chân ống của mình để di chuyển rất chậm trên những vùng đồng bằng hoang vắng để tìm kiếm những trầm tích giàu dinh dưỡng. Phần nhô ra ở đầu phía trước của phần dưới của nó là những bàn chân đã được sửa đổi để nhét thức ăn vào miệng.

Dahlgren cho biết hải sâm là một trong những loài động vật lớn nhất được phát hiện trong chuyến thám hiểm. Chúng hoạt động như những chiếc máy hút bụi dưới đáy đại dương, chuyên tìm kiếm những trầm tích mịn chỉ có thể đi qua một số ít dạ dày.

Đây là một con lợn biển màu hồng. (SMARTEX/NHM/NOC)

Các mối đe dọa khai thác

Khai thác dưới biển sâu được lên kế hoạch dọc theo vùng đứt gãy Clarion-Clipperton để tìm kim loại hiếm có thể được sử dụng trong các tấm pin mặt trời, pin ô tô điện và công nghệ xanh khác. Một số quốc gia và công ty đang chờ cấp phép khai thác khoáng sản từ đáy biển. Các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm hiểu thêm về cách hoạt động khai thác ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các loài trong khu vực.

Dahlgren nói: “Chúng ta cần biết nhiều hơn về môi trường này để có thể bảo vệ các loài sống ở đây. Ngày nay, 30% các khu vực biển này được bảo vệ và chúng ta cần biết liệu điều này có đủ để đảm bảo rằng những loài này sẽ không bị tuyệt chủng hay không".

Theo Diệp Tử Vy - Epoch Times tiếng Trung

Thanh Hương biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Các nhà khoa học phát hiện loài lạ chưa từng biết ở vùng biển sâu Thái Bình Dương