Cách tốt nhất để trân quý sinh mệnh: Không phải là dưỡng sinh mà là điều này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một chuyên gia tâm lý y học cho rằng: “Tất cả các bệnh trên thế giới, đều là hệ miễn dịch bị đánh bại”.

Thỉnh thoảng nghe tin có người bạn bị ung thư, tôi không ngạc nhiên khi họ đổ bệnh. Mối quan hệ trong gia đình tồi tệ, con người, những đau khổ, tủi nhục, đau đớn mà một người phải chịu đựng trong gia đình sẽ đọng lại trong cơ thể. Não chúng ta tạm thời quên, tuy nhiên, cơ thể chúng ta sẽ luôn ghi nhớ.

1. Chúng ta luôn đánh giá thấp trí thông minh của cơ thể, trong cơ thể con người có một hệ thống miễn dịch tinh vi

Hệ thống miễn dịch mà tôi đang nói ở đây không chỉ là khả năng miễn dịch hạn hẹp trong y học phương Tây, mà còn bao gồm khả năng tự chẩn đoán, quản lý tài nguyên cơ thể, tự sửa chữa và tái tạo.

Khi chúng ta tạo ra các loại cảm xúc đủ các dạng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị tấn công đầu tiên.

Hơn 70% mọi người tiêu hóa cảm xúc bằng cách tấn công các cơ quan trong cơ thể mình, đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh tật.

Những cảm xúc khác nhau sẽ tấn công các cơ quan khác nhau. Trí tuệ cổ xưa của Đông y đã từng chỉ ra: thận chủ sợ hãi, gan dự trữ tức giận, phổi tàng đau thương...

Có người đã làm một thí nghiệm như thế này:

Con khỉ bị treo lên, thỉnh thoảng bị kích thích điện khiến con khỉ luôn trong trạng thái lo lắng, chẳng bao lâu con khỉ bị loét dạ dày .

Con khỉ. (Pixabay)

Sử dụng nội soi dạ dày sợi, chụp X-quang, điện não đồ và hóa sinh để tiến hành nghiên cứu cơ chế bệnh lý của bệnh dạ dày, người ta phát hiện ra rằng, bệnh dạ dày phát sinh có liên quan mật thiết đến sự hưng phấn hoặc ức chế quá mức của vỏ não, rối loạn chức năng thần kinh thực vật.

Nghiên cứu cho thấy, bảy cảm xúc hàng đầu gây ra các vấn đề về hệ thống miễn dịch là: tức giận, buồn bã, sợ hãi, u buồn, oán hận, nghi ngờ, và mất kiểm soát theo mùa (ví dụ như tranh chấp và xích mích thường xảy ra hơn vào mùa hè, bệnh nhân trầm cảm thường nhiều hơn bình thường vào mùa đông).

Nhiều khi, những cảm xúc tiêu cực tái diễn thường xuyên chính là thủ phạm gây ra bệnh tật.

2. Mọi uất ức, than phiền và giận dữ sẽ biến thành một cơn bão miễn dịch

Trong phạm vi kinh nghiệm của Tây y, vẫn còn rất nhiều căn bệnh đột ngột xuất hiện, nguyên nhân cụ thể thì chưa ai biết.

Con người hiện đại ngày càng dễ mắc các loại bệnh khác nhau, có phải là do họ không chú ý đến sức khỏe của mình?

Quá nhiều người chi rất nhiều tiền, công sức cho việc chăm sóc sức khỏe, nhưng chỉ suy nghĩ đơn giản là coi cơ thể như một cỗ máy, mà quên mất thân, tâm nhất thể, thậm chí thân thể, tâm trí, tinh thần nhất thể.

Nhà tư vấn tâm lý nổi tiếng John A. Schindler từng gặp một bệnh nhân, có triệu chứng giống hệt bệnh viêm túi mật.

Vì vậy, John đã tiêm cho bà ba mũi thuốc giảm đau và khi tình trạng của bà trở nên tồi tệ hơn, John đã thực hiện ca phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Nhưng điều này không làm bà hết đau, và cuối cùng người ta phát hiện ra rằng, cơn đau của bà là đau bụng do căng thẳng tinh thần khi con trai bà đi lính. Khi con trai bà trở về nhà, bệnh của bà đã khỏi mà không cần dùng thuốc.

Điều này nghe có vẻ kỳ diệu và khó tin phải không? Nhưng những thứ chưa được biết đến không có nghĩa là nó không tồn tại. Cảm xúc đang âm thầm kiểm soát sức khỏe của bạn.

Ví dụ: Khi bạn tức giận, các cơ ở cửa ra của dạ dày sẽ bị chèn ép, gây co thắt đường tiêu hóa, chèn ép nghiêm trọng các động mạch vành ở tim, gây ra cơn đau thắt ngực, thậm chí co thắt động mạch vành gây tử vong.

Khó chịu. (Pixabay)

Cảm xúc như nước, cảm xúc ổn định là dòng nước nhỏ róc rách chảy nuôi dưỡng vạn vật, cảm xúc không ổn định là con sóng lớn gào thét.

Con người chỉ thích những cảm xúc tốt đẹp như hạnh phúc, kìm nén những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, sợ hãi.

Chúng ta không biết rằng, mọi cảm xúc tiêu cực như bất bình, thất vọng, áp lực đều tích tụ trong cơ thể, một ngày nào đó, một cơn bão miễn dịch sẽ cướp đi mạng sống của một người.

Đừng đợi đến khi không kịp rồi mới biết rằng, chúng ta nên trân trọng nội tâm của mình.

3. Sự khó chịu về thể chất và bệnh tật

Sự khó chịu về thể chất và bệnh tật xuất hiện, đó là tín hiệu kêu gào, đau khổ từ bên trong.

Đêm nọ, một người bạn nói chuyện với tôi về cảm xúc và bệnh tật, cô ấy rất hứng thú.

Cô ấy hỏi tôi: Cảm xúc nào đã khiến anh trai tôi bị hói đầu ở tuổi thiếu niên?

Tôi nói: Có thể là “Anh ấy đã cố gắng hết sức”.

Cô ấy hỏi: Làm thế nào để giảm bớt nó?

Tôi nói: Hãy là chính mình, trả lại mong muốn của người khác.

Cô gật gật đầu, lại hỏi: Đêm mẹ tôi qua đời, ba tôi bạc đầu cũng là bởi vì cảm xúc chứ?

Tôi nói: Ừ, buồn và tuyệt vọng quá.

Cô hỏi: Gần đây tôi bị rụng tóc không rõ nguyên nhân là do đâu?

Tôi trả lời: Lo lắng.

Cô hỏi: Tôi không muốn lo lắng nhưng “tôi không thể làm được”.

Tôi nói: Tại sao lại sống trong tương lai? Hãy sống trong hiện tại.

Ngàn vạn lần không nên xem nhẹ, những tổn thương lớn ẩn giấu sâu tận cùng cảm xúc của mình.

Chúng ta thường nói "tức chết tôi", "áp lực thật lớn", "không cam lòng", đó chính là cảm xúc đang làm chủ.

Pixabay

Sự tức giận khiến người ta cảm thấy mất kiểm soát, cơ thể tự động giải phóng một lượng lớn các yếu tố có hại cho hệ hô hấp.

Sự lo lắng khiến cơ thể con người rơi vào trạng thái khô nóng, từng chút từng chút tiêu hao tâm lực của người ta.

Áp lực đè nặng, giống như có một bàn tay vô hình che mũi, ngón tay xuyên qua bầu trời xám xịt có thể nhìn thấy nhưng không thể chạm vào.

Cơ thể không nói dối, nó trung thực giúp chúng ta lưu trữ tất cả cảm xúc, và bệnh tật thực sự nhắc nhở chúng ta:

Bạn cần thực sự đối mặt với nhu cầu thực sự của mình, giải quyết chúng đúng cách và tin tưởng vào khả năng của cơ thể mình.

4. Khi bị bệnh, không thể chỉ chữa bệnh mà cần tìm ra căn nguyên của bệnh

Vài năm trước, Viện Y tế Ochsner ở New Orleans đã xuất bản một bài báo cho biết cứ 500 bệnh nhân được điều trị kéo dài các bệnh về đường ruột thì có 74% bị phát hiện mắc chứng rối loạn cảm xúc.

Phòng khám Y khoa Đại học Yale cũng nêu trong một báo cáo nghiên cứu năm 1951 rằng, 76% bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng rối loạn cảm xúc. Nói cách khác, nhiều bệnh nhân không thực sự bị bệnh mà bị bệnh về mặt cảm xúc.

Khi dạ dày chúng ta khó chịu, chỉ uống một lượng lớn thuốc dạ dày, nhưng lại trốn tránh căn nguyên của áp lực và căng thẳng.

Khi những vết mẩn đỏ khác nhau trên da chúng ta giống như sự phun trào của những ngọn núi lửa nhỏ nhưng chưa phát ra: Tôi rất tức giận, xin hãy nhìn vào tiếng lòng phẫn nộ của mình.

Nhiều bệnh tật là do chính cảm xúc của chúng ta gây ra, dù chúng ta có khỏi bệnh nhưng khi cảm xúc tốt trở lại thì sức khỏe cũng không còn nữa.

Người xưa có câu "Tâm bệnh cần liều thuốc chữa tâm", hiện tại xem ra không phải không có lý.

Làm người, "dưỡng sinh" không bằng "dưỡng tâm".

Pixabay

Tác giả cuốn sách bán chạy Hà Quyền Phong, từng kể một câu chuyện trong sách:

Trưởng khoa tim mạch của một trường đại học nổi tiếng bị đau tim, đang trong tình trạng rất nguy kịch.

Sau khi trải qua tình huống cận kề cái chết, ông bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ về cuộc sống của mình, trong ba tháng nằm viện, ông sắp xếp lại những kinh nghiệm sống và đúc kết ra hai quy tắc sống.

Hai quy tắc sống này không phải là những đơn thuốc y khoa cho sức khỏe thể chất và tinh thần, mà là hai cách rất đơn giản để ứng xử trong cuộc sống:

Quy tắc 1: Đừng vì chuyện nhỏ nhặt mà hao tổn sức lực.

Quy tắc 2: Tất cả mọi sự tình đều đều là chuyện nhỏ nhặt.

Trong cuộc sống, nhiều vấn đề về thể chất đều là vấn đề về mặt cảm xúc, và vấn đề về mặt cảm xúc có thể tóm gọn trong bốn chữ: “Lo sợ không đâu”.

Rất nhiều phiền não, đều là bởi vì chấp niệm với việc nhỏ trước mắt, ở trong tiềm thức đem chuyện không như ý phóng đại.

Sẽ vô ích nếu bạn nổi giận vì một điều nhỏ nhặt, chìm sâu vào nỗi buồn vì một sự hiểu lầm, tự nghi ngờ mình vì một lời chỉ trích.

Nếu suốt ngày bạn bị quấy rầy bởi những cảm xúc, cuộc sống hạnh phúc từ nay về sau cũng sẽ không còn nữa.

5. Cách tốt hơn để trân quý sinh mệnh không phải là dưỡng sinh mà là quản lý cảm xúc

Một nữ bệnh nhân trung niên bị thương và khó cầm máu, sau khi nhập viện, mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng của cô không mấy khả quan. Nhưng cô vẫn lạc quan và can đảm, luôn tự nhủ “Mình khỏe và sẽ sớm khỏe lại”. Sau đó, cô thực sự bình phục.

Tại sao cảm xúc tốt có thể tạo ra sự khác biệt lớn như vậy?

Tâm trạng tốt, có thể giảm bớt căng thẳng do tâm trạng xấu, kích thích tuyến yên vừa phải, từ đó chức năng nội tiết đạt được trạng thái cân bằng tối ưu.

Một khi hệ thống nội tiết được cân bằng, chúng ta sẽ cảm thấy tràn đầy sức sống.

Pixabay

Biết cách yêu bản thân không chỉ là sống trong ngôi nhà tốt nhất, ăn những món ăn tinh tế nhất, sống thật với trái tim mình và vượt qua chính mình, mà còn phải quan tâm đến cảm xúc của chính mình hơn bất kỳ ai khác, và nhạy cảm hơn với những tín hiệu được gửi đến cơ thể.

Khi nào sự mệt mỏi lên đến mức nghiêm trọng và bạn cần nghỉ ngơi?

Khi nào không bị bệnh, cần quản lý hệ thống miễn dịch của mình?

Khi nào cần khóc hay la hét?

Khi nào nên buông tay và tha thứ?

Khi nào thì cần dũng cảm và tự tin?

Bạn phải biết rõ hơn ai hết cảm xúc và cơ thể của mình đang ở điểm nào, và sau đó tiêu hóa nó.

Không có gì xấu hổ khóc khi đau đớn để giải toả cảm xúc.

Hãy cười khi vui, và bạn sẽ thấy rằng cuộc sống là một điều tuyệt vời.

Từ hôm nay trở đi, đừng mù quáng theo đuổi việc bảo vệ sức khỏe bằng hình thức, cũng đừng nghe theo ý kiến ​​của người khác và lo lắng tìm kiếm những phương pháp chữa bệnh tốt cho sức khỏe.

Theo Vương Hoà - Aboluowang - Nguồn: Thiền trà nhất vị
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Cách tốt nhất để trân quý sinh mệnh: Không phải là dưỡng sinh mà là điều này