Con người chúng ta đang sống trong mơ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xác thực chấn động: Con người đang sống trong mơ, và tất cả đều sẽ sớm “tỉnh mộng”? Đã bao giờ bạn có một giấc mơ rất kỳ quái, rồi sau đó thức giấc. Nhưng lạ ở chỗ, bạn đã dậy rồi mà những thứ trong mơ đó vẫn cứ tiếp diễn, theo cái cách hết sức chân thực không?

Và bạn giải thích sao cho nguồn gốc của những giấc mơ bí ẩn từng gây chấn động thế giới, như giấc mơ của Tổng thống vĩ đại Abraham Lincoln báo trước về cái chết của mình; giấc mơ của rất nhiều nạn nhân trước ngày khủng bố 9/11; 19 giấc mơ tiên tri đã được kiểm chứng về thảm họa đắm tàu Titanic; những giấc mơ phát minh của các nhà khoa học vĩ đại; cũng như các giấc mơ được ghi lại trong các kinh điển của Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo v.v..

Giấc mơ tại sao là huyền bí như vậy? Rốt cuộc thì đâu là mơ, và đâu là thực?

Mặc dù y học đã phát hiện rằng, khi nằm mộng thì có xảy ra sự biến đổi ở vỏ não của chúng ta, nhưng giấc mơ vẫn luôn là một ẩn đố đối với nhân loại, cho đến khi khoa học phát hiện các chiều không gian, thì những bí ẩn mới dần được hé lộ.

Còn giới tu luyện cho rằng lúc trong mơ, thì linh hồn hay nguyên thần của con người có thể rời khỏi nhục thể để thực thi sự việc nào đó tại các không gian khác.

Điều này thực hư ra sao, hãy khám phá 5 sự thật chấn động về điều này nhé!

1. ‘Mơ trong mơ’

Trong bộ phim “bom tấn” Inception (Kẻ đánh cắp giấc mơ), người hâm mộ Inception bị chấn động bởi cốt truyện khoa học viễn tưởng đầy tính trí tuệ về “những giấc mơ tầng tầng lớp lớp” - hay còn gọi là “giấc mơ lạc trong giấc mơ”. Câu hỏi “đâu là mơ, đâu là thực” vẫn tồn tại xuyên suốt và khiến người xem trăn trở mãi không thôi.

Nói cách khác là, đó là trạng thái hết sức bí ẩn, gọi là “mơ trong mơ”, hay còn được gọi là “thức giả”. Vậy cũng nói, bởi vì hiện tượng “nằm mơ” ấy chân thực đến nỗi bạn không thể nhận ra được, thế thì một vấn đề hết sức nan giải được đặt ra là, làm sao bạn có thể chắc chắn rằng cuộc sống hiện tại của mình là thật hay vẫn chỉ là trong một giấc mộng?

Kỳ lạ là, một câu hỏi có vẻ điên rồ như vậy đã được trả lời từ lâu trong các kinh điển tôn giáo, thậm chí nhà khoa học nổi tiếng Elon Musk gần đây cũng đã tuyên bố rằng: “Thế giới này chỉ 1% là thật!”

Vậy thì tuyên bố của ông có cơ sở khoa học hay không? Kỳ thực, nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, quá trình chúng ta trải nghiệm cuộc sống tại thế giới này không khác chút nào so với quá trình chúng ta trải qua một giấc mộng cả. Và điều quan trọng là, tất cả chúng ta đều sẽ sớm “tỉnh mộng”.

“Thế giới này chỉ 1% là thật!”, Elon Musk. (Ảnh: Pixabay)
“Thế giới này chỉ 1% là thật!”, Elon Musk. (Ảnh: Pixabay)

2. Thế giới này chỉ 1% là thật?

Nhiều nhà khoa học tuyên bố rằng có nhiều thế giới song song, tức là các không gian khác có tồn tại ở cùng một chỗ.

Không gian chúng ta đang ở là do hạt phân tử tổ thành, tất cả mọi thứ, gồm thép, sắt, đá, gỗ, cây cối, cơ thể người… đều do phân tử tổ hợp thành. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng khám phá ra các hạt nhỏ hơn nữa như nguyên tử, proton, neutron, electron… Chúng cũng tổ hợp thành các không gian khác.

Nếu phóng đại một phân tử lên, thì lại phát hiện phân tử do hạt nguyên tử tổ thành, và nguyên tử cũng phân bố rộng khắp trong vũ trụ giống như các hạt phân tử, và tạo nên không gian nguyên tử, trong đó cũng có thể có sinh mệnh và vật thể.

Điều tương tự cũng áp dụng với các hạt proton, neutron, electron... Nếu có thể tiến nhập vào các không gian đó thì đã là vào không gian khác rồi.

Trước đây, nếu một cá nhân đề cập đến hai chữ linh hồn hay “nguyên thần”, thì người đó thường sẽ bị dán nhãn là mê tín. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học hiện đại, nhiều nghiên cứu cho thấy “nguyên thần” của con người có thể thật sự tồn tại, với những phát hiện chấn động như:

  • Những người “trải nghiệm cận tử” có thể quan sát được nhục thể từ trên cao;
  • Trong đúng tích tắc con người tắc thở, trọng lượng thường giảm đi khoảng 21 gram sau khi đã loại trừ đi các nhân tố có thể ảnh hưởng;
  • Trong khoảnh khắc con người tử vong, một vật sáng giống như sương mù bay ra từ trong cơ thể và chiếu vào tấm màn nhuộm Brindisi Janin v.v..

Vậy linh hồn hay nguyên thần phải chăng được cấu thành từ các hạt vi quan hơn, và đó mới là thân thể thật của chúng ta?

Giới tu luyện xưa nay cho rằng khi nhục thể của bạn chìm vào một giấc mộng hết sức chân thực, thì thực ra đó không phải là giấc mộng, bởi vì “chủ nguyên thần” hoàn toàn có thể rời khỏi nhục thân và thực thi sự việc ấy ở không gian bên kia!

Điều này giải thích vì sao khi tiến vào giấc mộng, bạn luôn nhảy vào giữa dòng sự kiện. Bạn có thể nhớ chi tiết quá trình nó diễn ra, nhưng dù có cố gắng cách nào đi nữa, bạn cũng không thể tìm được nguyên nhân dẫn đến sự kiện đầu tiên trong giấc mơ của mình phải không?

Kỳ lạ hơn nữa là, cái cách mà chúng ta đến với thế giới này lại cũng giống như cách mà chúng ta tiến vào giấc mơ vậy. Tại sao lại nói như vậy? Chẳng phải rất nhiều người luôn trăn trở tự hỏi: Nguồn gốc sinh mệnh của chúng ta đến từ đâu? Trong khi một số rất ít cá nhân vẫn có thể nhớ được tiền kiếp và quá trình họ chuyển sinh đến trái đất, một số khác trong chúng ta vẫn hoàn toàn mê mờ.

Nhiều nhà khoa học tuyên bố rằng có nhiều thế giới song song, tức là các không gian khác có tồn tại ở cùng một chỗ. (Ảnh: Pixabay)
Nhiều nhà khoa học tuyên bố rằng có nhiều thế giới song song, tức là các không gian khác có tồn tại ở cùng một chỗ. (Ảnh: Pixabay)

3. Câu hỏi muôn thuở: Đâu là thực, đâu là mơ?

Tới đây, có thể có người sẽ thắc mắc, rằng mặc dù không thể biết được cách chúng ta đến với thế giới này, nhưng chẳng phải mọi thứ diễn ra trong cuộc sống đều rất chân thực hay sao? Tận mắt thấy như thế thì sao có thể là giả được?

Kỳ thực, cũng giống như khi chìm vào giấc mộng, hầu hết mọi người đều trải nghiệm được hiện tượng mất cảm giác; trong đời thực, đôi mắt - công cụ mà chúng ta coi là đáng tin cậy nhất, cũng bị “mất cảm giác” vậy. Tại sao lại nói như thế?

Mặc dù chúng ta thường cho rằng cặp mắt thịt được cấu tạo từ tế bào và có thể nhìn thấy mọi vật thể, hay bản chất của sự vật, nhưng đó không phải là sự thật!

Ở khoảng cách gần nhất là 15cm mắt người chỉ có thể phân biệt được vật thể có chiều rộng 0,04mm (bằng đường kính của một sợi tóc) và không thể phân biệt được các vật thể có chiều rộng 0,02cm trở xuống.

Ta có thể nhìn thấy khói nhưng ta không thể thấy được các phân tử khói. Ta cũng cảm nhận được làn gió mát nhưng không thể nhìn thấy phân tử không khí.

Khi một vật thể đang đứng yên trên mặt đất, các phân tử, nguyên tử, proton… bên trong nó vẫn liên tục vận động. Mắt người không thể nhìn thấy điều này. Thân thể người cũng vậy, mặc dù chúng ta có thể ngồi bất động ở kia, nhưng từ thành phần cấu thành từ tế bào trở xuống… cũng luôn chuyển động.

Trước kia, chúng ta vẫn thường cho rằng, không gian nhân loại đang sống chỉ là không gian 3 chiều, nhưng vật lý học hiện đại đã xác thực một vấn đề. Nếu vũ trụ hình thành tự vụ nổ BingBang, nó nhất định không chỉ nổ ra một chiều không thời gian. Nghiên cứu của một nhà vật lý Xô Viết chỉ ra rằng, có ít nhất 24 chiều không thời gian với kích cỡ khác nhau đồng thời tồn tại.

Với cặp mắt thịt bình thường này, chúng ta không thể nhìn thấy các cảnh tượng ở không gian khác. Nhưng những người có con mắt thứ 3 đã được kiểm chứng, họ có thể nhìn được sự tồn tại của sinh mệnh ở không gian khác.

Rõ ràng, cặp mắt thịt của con người mang lại cho chúng ta những giả tướng, khác hẳn với hình thức tồn tại thực sự của vật thể và vật chất.

Câu hỏi muôn thuở: Đâu là thực, đâu là mơ? (Ảnh: Pixabay)
Câu hỏi muôn thuở: Đâu là thực, đâu là mơ? (Ảnh: Pixabay)

4. Bao giờ chúng ta ‘tỉnh mộng’?

Câu hỏi cuối cùng, có lẽ cũng là câu hỏi nan giải nhất được đặt ra là, nếu như cuộc sống này thực sự là một giấc mơ, thì tại sao chúng ta sống cả đời nơi đây mà mãi vẫn không thấy “tỉnh mộng”?

Chúng ta thấy một đời này rất dài, kỳ thực, giới tu luyện cho rằng ở mấy chục năm cuộc đời cũng chỉ là một giấc mộng vài phút trong một không gian khác mà thôi.

Nhiều thí nghiệm khoa học về vướng víu lượng tử đã khẳng định rằng có tồn tại các vật chất có thể chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Theo thuyết tương đối của Einstein, nếu một vật thể có thể chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng, thì vật thể ấy có thể đi ngược thời gian, trở về quá khứ. Nghĩa là, ở một không gian mà con người không nhìn thấy được bằng cặp mắt này, hay kể cả bằng máy móc khoa học hiện tại, những gì tồn tại trong quá khứ có thể được nhìn thấy, thông qua một phương pháp đặc biệt, ví dụ như con mắt thứ ba.

Điều này là phù hợp với lời giảng “một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất” trong các tôn giáo, đó cũng là trả lời cho những hiện tượng bí ẩn, như nhiều tàu thuyền đi lạc vào thời - không khác trong vài phút rồi quay trở lại thì đã mấy chục năm trôi qua.

Và sự thật là, thế giới hiện nay cũng đã công nhận các loại công năng đặc dị, gồm cả túc mệnh thông, là khả năng biết được tương lai quá khứ của một cá nhân, sự thịnh suy của xã hội. Rất nhiều nhà tiên tri danh tiếng có được năng lực này.

Quay lại với câu hỏi “bao giờ có thể tỉnh mộng?”. Có một điều may mắn là, không phải chỉ khi chết đi chúng ta mới có thể “tỉnh mộng”. Cũng giống như trong mơ, bạn cần một “cú hích”, như một va chạm hay âm thanh đủ lớn để tỉnh giấc. Vậy phải chăng trong đời thực, bạn cũng cần một “cú hích” tương tự để “tỉnh mộng”, để đánh thức linh hồn hay nguyên thần của mình?

Bao giờ chúng ta ‘tỉnh mộng’? Cũng giống như trong mơ, bạn cần một “cú hích”. (Ảnh:  Gladson Xavier/ Pexels)
Bao giờ chúng ta ‘tỉnh mộng’? Cũng giống như trong mơ, bạn cần một “cú hích”. (Ảnh: Gladson Xavier/ Pexels)

5. Chúng ta cần một “cú hích”

Trước tiên, chúng ta đến với một “cú hích” ngoại cảnh ngoài đời thật, đó là “trải nghiệm cận tử” trong Đường Sơn đại địa chấn năm 1976, tại Trung Quốc. Sau cơn đại địa chấn này, hơn 400.000 người đã bị thương vong. Các nhân viên y tế Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra đặc biệt đối với những người may mắn thoát nạn. Hầu hết họ là các nạn nhân sống sót đã từng bị chôn vùi dưới đống đổ nát do nhà sập. Và kết quả thu được hoàn toàn nằm ngoài dự tính.

Gần nửa số người này có cảm giác hoặc nhận thức được linh hồn mình đang rời khỏi cơ thể khi họ hấp hối, giống như “linh hồn thoát xác”. Thậm chí, có người còn “nhìn thấy” hình tượng của mình trong không trung hoặc trên trần nhà - tách biệt với thân xác. Những linh hồn này vẫn có những biểu hiện của cơ thể như mạch đập, hô hấp… đôi lúc còn quay trở về cơ thể sinh lý của mình.

Điều đáng chú ý nhất là, nhiều người cho biết vào khoảnh khắc đó, quá trình suy nghĩ diễn ra cực kỳ nhanh chóng, trí tuệ như được mở toang và thật phong phú. Họ đột nhiên hồi tưởng lại cả cuộc đời ngắn ngủi của mình. Những ký ức này đơn thuần giống như một dòng chảy của thời gian, không chịu sự chi phối của não bộ. Cũng là nói, “trải nghiệm cận tử” chính là một “cú hích” để thân thể bên kia có thể tỉnh giấc.

Ngoài ra, nhiều người cũng có thể khai mở được con mắt thứ 3 thông qua tu luyện, khả năng này của con người đã được khoa học chứng thực. Khi khai mở được con mắt thứ 3, người tu luyện có thể quan sát được thế giới ở những không gian khác và phát hiện ra không gian nhân loại đều là huyễn tượng.

Điều này cũng trùng khớp với phát hiện của chuyên gia thôi miên hồi quy tiền kiếp Dolores Canon rằng, hầu hết con người ngày nay là Thần chuyển sinh nhưng họ không nhớ được lý do mình đến Trái Đất; đến khi được đưa vào trạng thái trị liệu, họ mới biết rằng mình rời bỏ ngôi nhà ở thế giới bên kia để đến thế giới này, nhằm ngăn ngừa một thảm họa mang tính toàn cầu. Tính chính xác của lĩnh vực trị liệu này hiện đã được khoa học chứng thực, và được nhiều nhà tâm linh trên thế giới thực hành. Đương nhiên, nó cũng trùng khớp với lời giảng trong các tôn giáo, rằng con người đang sống trong mê!

Bà Dolores và bìa cuốn sách ‘Ba làn sóng tình nguyện và Trái đất mới’ của bà. (Ảnh: Tổng hợp)
Bà Dolores và bìa cuốn sách ‘Ba làn sóng tình nguyện và Trái đất mới’ của bà. (Ảnh: Tổng hợp)

Lời kết

Mặc dù có rất nhiều bằng chứng khoa học hết sức xác thực như vậy, nhưng có lẽ nhiều người vẫn cho rằng thế giới này mới là thực tại. Bởi vì cũng giống như khi chúng ta đã mơ một giấc quá dài, thì rất khó để nhận ra sự thật là mình đang sống trong một giấc mộng. Tuy nhiên, dù muốn hay không, thì tất cả chúng ta cũng đều phải đối mặt với thực tại một khi lìa đời!

Con người trong cuộc sống hiện đại này thường khổ sở tranh đấu chỉ để giành được một chút lợi nhỏ cho bản thân. Nếu chúng ta có thể nhận thức ra được đây là “cõi mê”, thì có lẽ sẽ biết trân quý sinh mệnh và những giá trị tinh thần, tâm linh hơn nữa?

Còn bạn? Bạn có nghĩ rằng lần “tỉnh mộng” tiếp theo của mình rồi cũng sẽ đến hay không? Nếu có thì cảnh tượng đó sẽ ra sao?

Video:

Bách Diệp

Theo Ngẫm Radio



BÀI CHỌN LỌC

Con người chúng ta đang sống trong mơ