Đang trồng cây, một cụ ông bất ngờ bị viên sỏi lọt vào đường thở

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một người đàn ông lớn tuổi được gia đình phát hiện ngã trên sàn sân thượng trong tình trạng khó thở, xung quanh nhiều đất đá nhỏ rơi vãi.

Ngày 25/3, Bệnh viện Phổi Trung ương vừa tiếp nhận một người đàn ông lớn tuổi bị dị vật đường thở nguy hiểm trong tình trạng suy hô hấp, ý thức giảm. Người này là nam giới (72 tuổi) có tiền sử tai biến mạch máu não cách đây 3 năm, di chứng yếu nửa người trái.

Người nhà bệnh nhân cho biết, trước khi được phát hiện đưa vào viện, bệnh nhân lên sân thượng trồng cây. Khoảng 14h30, người nhà phát hiện ông ngã trên sàn, mắt mở tự nhiên, gọi hỏi biết nhưng không phản ứng được, thở nhanh, khó thở, thở rít vùng cổ, xung quanh có nhiều đất đá nhỏ rơi vãi xung quanh.

Hình ảnh dị vật là viên sỏi trắng trong đường thở người bệnh (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

Ngay lập tức, người nhà đưa đi cấp cứu, vào Bệnh viện 354 cấp cứu phát hiện dị vật đường thở nên chuyển Bệnh viện Phổi Trung ương trong tình trạng ý thức giảm, khó thở nhiều, suy hô hấp tăng dần, thở rít vùng cao, vật vã kích thích, yếu nửa người trái.

Tại Bệnh viện, các bác sĩ đã khẩn cấp gắp dị vật là viên sỏi ra khỏi khí quản người bệnh. Ngay sau khi dị vật được lấy ra, đường thở thông thoáng, cụ ông không còn tình trạng suy hô hấp, đỡ khó thở nhiều, hết tiếng thở rít vùng cổ cao.

Bác sĩ nhận định, nhiều khả năng, khi rắc các viên sỏi vào giỏ hoa, cụ ông bị 2 viên sỏi rơi vào đường thở, viên to hơn mắc ở khí quản, gây suy hô hấp.

Viên sỏi được bác sĩ gắp ra từ khí quản cụ ông (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

Các bác sĩ cảnh báo, hóc dị vật đường thở rất nguy hiểm, khi dị vật chặn kín đường thở có thể khiến người bệnh tử vong trước khi kịp đến viện.

PGS Phú cho biết thêm, có rất nhiều trường hợp dị vật đường thở đã được bệnh viện cấp cứu, vì chủ quan trong sinh hoạt, ăn uống. Có trường hợp dị vật khí quản do hạt nhãn, xương gà, răng giả, đinh dài...

Vì thế, trong sinh hoạt hàng ngày, ăn uống, lao động... phải rất thận trọng để phòng nguy cơ dị vật đường thở.

Bác sĩ cho biết, có rất nhiều trường hợp dị vật đường thở đã được bệnh viện cấp cứu, vì chủ quan trong sinh hoạt, ăn uống. Có trường hợp dị vật khí quản do hạt nhãn, xương gà, răng giả, đinh dài...

Vì thế, trong sinh hoạt hàng ngày, ăn uống, lao động... phải rất thận trọng để phòng nguy cơ dị vật đường thở.

Các chuyên gia khuyến cáo để phòng tránh nguy cơ mắc dị vật đường tiêu hóa, người dân cần chú ý trong khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa cười đùa, mất tập trung.

Tránh thức ăn dai, gân, da, thức ăn có lẫn xương; cần cắt nhỏ, nấu kỹ thức ăn cho người cao tuổi, trẻ nhỏ; lưu ý các loại thịt, cá có lẫn xương mà chưa được lọc kỹ.

Bên cạnh đó, nên bỏ thói quen ngậm tăm sau khi ăn xong; khi uống thuốc cần bóc bỏ vỏ thuốc khỏi vỉ trước khi dùng; khi có tiệc rượu, trong tình trạng say xỉn cần hết sức cẩn thận trong quá trình ăn uống.

Hoàng Tuấn (T/h)



BÀI CHỌN LỌC

Đang trồng cây, một cụ ông bất ngờ bị viên sỏi lọt vào đường thở