GDP quý II của Trung Quốc tăng mạnh, nhưng hãy dè chừng!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cần phải dè chừng trước các số liệu kinh tế của Trung Quốc. Đặc biệt là khi nước này vốn nổi tiếng với việc thao túng dữ liệu và lại đang rất muốn làm đẹp sổ sách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Trung Quốc đã công bố số liệu GDP mới nhất cho thấy mức tăng trưởng mạnh 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý II. Tất nhiên, nó là kết quả của cơ sở tính thấp vào năm trước, với mức tăng trưởng 0,4% so với cùng kỳ năm trước trong quý II năm 2022. Để điều chỉnh lại, ta có thể lấy tổng số của 2 quý trong năm 2022 và 2023. Mức tăng trưởng trong quý I năm 2022 và quý I năm 2023 lần lượt là 4,8% và 4,5%. Nếu nền kinh tế hoạt động với quy mô tương tự, thì mức tăng trưởng của quý II năm 2022 cộng với quý II năm 2023 sẽ vào khoảng 4,8% cộng 4,5%. Điều đó có nghĩa là quý II năm 2023 sẽ xấp xỉ 4,8% cộng 4,5% trừ 0,4% bằng 8,9%.

Một con số thấp hơn mức đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế đang giảm bất kể con số trong quý II cao hơn nhiều so với quý I. Một cách khác là ta có thể đọc số liệu tính theo quý. Tuy nhiên, vẫn có thể có “hiệu ứng theo mùa” mà bộ lọc thống kê không thể loại bỏ hoàn toàn. Tác động như vậy sẽ là hiển nhiên khi các hạng mục lớn như các khoản vay ngân hàng hoặc việc tăng cường chính sách có xu hướng xảy ra trong một số giai đoạn cụ thể của năm. Một bộ lọc thông thường theo mùa không thể xử lý những biến động lớn như vậy ở Trung Quốc.

Bằng chứng về giả mạo dữ liệu

Bàn luận về dữ liệu của một quốc gia độc tài, áp vào đó cách nhìn của phương Tây, có lẽ không có ý nghĩa gì cả. Dữ liệu rất có thể là giả mạo, đặc biệt là khi chính phủ rất mong muốn làm đẹp số liệu để thu hút vốn nước ngoài, đó chính xác là những gì Trung Quốc đã và đang làm gần đây. Lý do đằng sau điều này hẳn là việc tình hình đã tồi tệ đến mức họ không còn cách nào khác ngoài việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ phần còn lại của thế giới. Dữ liệu giả ở các nước mới nổi không phải là hiếm. Cho đến nay, khá nhiều dữ liệu chính thức từ ngay cả các quốc gia BRICS đều là giả mạo ở một mức độ lớn.

Dữ liệu của Trung Quốc trong quá khứ đã bị làm giả theo một cách rõ ràng hơn. Trước năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc là “tuyến tính” đến mức gần như có thể so sánh với một đường thẳng được vẽ bằng thước kẻ. Hãy nhìn vào tất cả các quốc gia khác. Tư duy thông thường cho chúng ta biết rằng không có chuỗi GDP nào giống như vậy trừ khi nó là giả mạo. Các số liệu trong những năm gần đây trông “tự nhiên” hơn nhờ các công cụ dữ liệu lớn có sẵn. Như đã thảo luận ở trên, động cơ giả mạo vẫn còn cao do nhu cầu mạnh mẽ đối với vốn nước ngoài. Tìm bằng chứng trực tiếp để “chứng minh” sự giả mạo là rất khó, nhưng bằng chứng gián tiếp thì rất nhiều.

Một bằng chứng rõ ràng là khi tốc độ tăng trưởng quá cao so với thực tế - tăng đến mức hầu như không ai trong nội bộ đất nước có thể đồng ý, không phù hợp với quan sát thông thường hoặc thậm chí các dữ liệu chính thức khác. Hãy xem PMI sản xuất chính thức trong biểu đồ đính kèm mà chính phủ đã công bố; 50 là sự phân biệt giữa mở rộng và thu hẹp. So với tăng trưởng GDP thực, chỉ số PMI 50 không tương ứng với tăng trưởng GDP bằng 0 mà tương ứng với 6%. Chính phủ không bao giờ giải thích sự bất thường đó và không ai dám thắc mắc.

GDP quý II của Trung Quốc tăng mạnh, nhưng hãy dè chừng!
Biểu đồ: Chỉ số PMI sản xuất so sánh với tăng trưởng GDP thực của Trung Quốc. Đường màu xanh: PMI sản xuất, tính theo cột bên trái. Đường màu đỏ: tăng trưởng GDP thực, tính theo cột bên phải. (Ảnh: Law Ka-chung)

Có lẽ đây là cái gọi là dữ liệu kiểu Trung Quốc. Thật vậy, điều này chỉ có thể xảy ra khi đất nước trải qua nhiều năm dài dưới chế độ độc tài.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch

Tác giả Law Ka-Chung là nhà bình luận về kinh tế vĩ mô và thị trường toàn cầu. Ông đã viết cho nhiều tờ báo và tạp chí; nói chuyện trên nhiều kênh truyền hình, đài phát thanh và cả trực tuyến tại Hong Kong về các vấn đề thị trường kể từ năm 2005. Các chủ đề của ông rất đa dạng: từ kinh tế vĩ mô đến triển vọng thị trường đối với chứng khoán, tiền tệ, tỷ giá, lợi tức và hàng hóa ở Mỹ, châu Âu và châu Á. Ông Ka-chung có bằng Tiến sĩ Kinh tế, Thạc sĩ Toán học và Thạc sĩ Vật lý thiên văn. Email: [email protected]



BÀI CHỌN LỌC

GDP quý II của Trung Quốc tăng mạnh, nhưng hãy dè chừng!