Hồ sơ Đông y: Chữa bệnh tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận cấp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nữ nhà báo 48 tuổi được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện cấp cứu, sau khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán cô bị bệnh tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận cấp... Hành trình chữa bệnh của cô từ Tây y đến Đông y như thế nào, được chữa khỏi ra sao?

Mọi thứ đều có “độ”, đặc biệt là hoạt động của cơ thể con người đều có những tiêu chuẩn vận hành riêng. Nếu vượt quá hoặc thấp hơn phạm vi “độ” thì sẽ xảy ra vấn đề. Ví dụ như rối loạn nội tiết, tà khí bên ngoài xâm nhập, nhiễm trùng mưng mủ, khiến cơ thể phải hứng chịu gió sương, mưa tuyết, trong cảnh khốn cùng ấy, ai có thể ngẩng đầu ngạo nghễ trước tuyết đổ sương rơi?

Một nhà báo nữ 48 tuổi, giàu kinh nghiệm, được cấp trên đánh giá cao về khả năng hoạch định chiến lược và bao quát vấn đề. Trong những năm qua, cô đã làm việc chăm chỉ, sự nghiệp thuận lợi. Gần đây, cô bị đau thắt lưng bên trái, thỉnh thoảng bị tiêu chảy, có cảm giác có vật lạ ở cổ họng, chân tay lạnh và đôi khi bị tê. Một ngày nọ, cô cảm thấy chóng mặt, gần như ngất đi. Toàn thân yếu ớt lên cơn sốt. Thấy vậy các đồng nghiệp đã đưa cô đến phòng cấp cứu của một bệnh viện lớn.

Khám thực thể: nhiệt độ cơ thể 38 oC, huyết áp 132/63, bạch cầu 17,15 (giá trị bình thường 3,78-4,99), tiểu cầu 114 (giá trị bình thường 150-360), protein huyết tương 380 (giá trị bình thường 0-10), bạch cầu trung tính 92,5 (giá trị bình thường 38,3 ~ 71,1), khối cầu bạch cầu ái toan 0,0% (giá trị bình thường 21,3 ~ 50,2).

Các con số trên đều là dấu hiệu nhiễm trùng trong cơ thể.

Hồng cầu 3,73 (giá trị bình thường 10,8-14,9), huyết sắc tố 11 (giá trị bình thường đối với phụ nữ 11,5-18), tế bào basophilic 14,5 (giá trị bình thường 21,3-50,2), dữ liệu trên cho thấy thiếu máu. Giá trị pH bằng 5 (nhỏ hơn 7 là có tính axit và lớn hơn 7 là có tính kiềm), thể ketone ở mức 3,2 (giá trị bình thường là 0,6) dễ bị nhiễm toan, lượng đường trong nước tiểu là 3+ và lượng đường trong máu là 563.

Những con số trên là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Albumin 2,7 (giá trị bình thường 3,5 ~ 5,2), quá thấp có thể dẫn đến phù nề. Nitơ urê là 18 (giá trị bình thường 7-20), creatinine 1,7 (giá trị bình thường 0,5-1) và độ lọc cầu thận là 32,26, biểu thị giai đoạn thứ ba của suy thận, nghĩa là suy thận vừa.

Bác sĩ chẩn đoán: nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận cấp, tiểu đường, và được đưa vào khoa Truyền nhiễm để nhập viện.

Sau khi nhập viện, bác sĩ điều trị cho biết lượng đường trong máu quá cao, cần phải tiêm insulin.

Cô cảm thấy choáng váng và sợ hãi khi nghe tin mình cần tiêm insulin. Nghĩ mà xem mình đâu có bị tiểu đường! Thế chỉ số đường huyết 563 có nghĩa là gì? Cô không biết nên đã từ chối tiêm thuốc.

Bác sĩ chưa bao giờ gặp bệnh nhân bất hợp tác như vậy nên phải chuyển sang dùng thuốc uống.

Vậy bị nhiễm trùng ở đâu? Cần phải chụp cắt lớp vi tính thêm, kết quả xét nghiệm cho thấy thận trái có áp xe. Bác sĩ nói thận trái cần phải phẫu thuật cắt bỏ.

Khi cô nghe thấy điều này, liền nghĩ, cái gì cơ? Chỉ có áp xe mà phải cắt bỏ thận. Chỗ nào có vấn đề thì cắt bỏ chỗ ấy. Đây là cách chữa trị theo logic gì vậy? Thật đáng sợ! Lần thứ hai, cô thẳng thừng từ chối cách điều trị của bác sĩ.

Bác sĩ đã chuyển sang đặt ống dẫn lưu thận để dẫn mủ ra ngoài. Cô tiếp tục sốt, phải ngủ trên gối mát và tiêm thuốc kháng sinh.

14 ngày sau, chụp cộng hưởng từ lại thì phát hiện thận trái vẫn còn áp xe, mủ đã giảm, nhiệt độ cơ thể vẫn dao động trong khoảng 38 đến 39 độ. Huyết sắc tố giảm xuống còn 8,4, bác sĩ cho biết cần phải truyền máu.

Cô tuy sốt nhưng tinh thần vẫn minh mẫn, ngoài chóng mặt, mệt mỏi và hơi yếu, cô thấy cũng chưa cần truyền máu gấp, vì cô nghe nói truyền máu để lại nhiều di chứng, cô từ chối điều trị của bác sĩ lần thứ ba.

Một tháng sau, nồng độ glycated hemoglobin là 8,3% (giá trị bình thường là 4% đến 6%), nitơ urê là 15, creatinine là 0,8, độ lọc cầu thận là 77,22 và chức năng thận trở lại bình thường. Số lượng bạch cầu là 8,26, và lượng huyết sắc tố là 9,8. Số lượng tăng trở lại và tình trạng được cải thiện. 40 ngày sau, cô vẫn sốt liên tục, thận vẫn có mủ, tình trạng bế tắc.

Nhưng công ty đang gấp rút sắp tổ chức sự kiện lớn, nữ nhà báo này thường phụ trách việc này, phải làm sao đây?

Chủ tịch lo lắng đến mức gọi điện mấy lần để xin tư vấn, nhưng cô đang ở bệnh viện nên không giúp được gì. Bác sĩ nói thận vẫn còn mủ không cho xuất viện.

Tiếng pháo Tết nổ ngoài cửa sổ giục dã, cô yêu cầu bác sĩ rút ống dẫn lưu và kiên quyết yêu cầu xuất viện, chấm dứt cơn ác mộng kéo dài 43 ngày.

Bác sĩ đưa ra chẩn đoán xuất viện, tên bệnh là: nhiễm trùng huyết, áp xe thận trái, nhiễm toan đái tháo đường và giảm albumin máu. Thuốc chống viêm và thuốc hạ đường huyết cũng được kê đơn.

Cô nhà báo đi từ Bắc đến Nam, bước vào phòng khám với những bước đi nặng nề, chân sưng vù và vẫn sốt, sốt nhẹ 37,5 độ. Thuốc kháng sinh và gối đá khiến nước da của cô xám xịt như ngày mưa, mắt trũng sâu, mờ mịt.

Dùng kháng sinh lâu dài sẽ cản trở chức năng của hormone, gây chảy máu kinh nguyệt, đôi khi kinh nguyệt ra nhiều và đau bụng dưới. Mủ thận vẫn chảy chậm và bị đau ở vùng lưng dưới. Máu từ gan và nước thận không thể nuôi dưỡng mắt, dẫn đến mắt mờ, thiếu máu, lại thêm rối loạn mãn kinh, thật là kinh hãi!

Điều trị bằng châm cứu

Đầu tiên, nâng dương khí đi lên,châm cứu huyệt Bách Hội, bổ sung nguyên khí, châm huyệt Khí Hải, Quan Nguyên, một mạch dẫn khí thăng lên xong, châm vào kinh phổi để thu hồi, rồi đưa xuống nhanh để kim sinh thuỷ, châm huyệt Liệt Khuyết; Trung Thổ là vùng vận chuyển của khí cơ, thổ sinh kim, lấy thổ khắc chế nước mủ, châm huyệt Túc Tam Lý. Tiêu thũng châm huyệt Dương Lăng Tuyền, Thái Khê. Giải độc châm huyệt Trúc Tân. Dạy cô tự mình vỗ vào huyệt Quan Nguyên 108 lần, ấn vào huyệt Âm Lăng Tuyền, Thái Khê, Trúc Tân mỗi huyệt 36 lần, theo ba bữa ăn, để không bao giờ quên.

Ôn Tần Dung và cuốn sách 'Lục chỉ y thủ - Vị vô minh điểm đăng' của bà. (Tổng hợp)

Kê thang thuốc

Thuốc bào chế sẵn chia hai nhóm. Một nhóm là Chân Vũ Thang, thêm Ngân Hoa, Liên Kiều, Bồ Công Anh và Ngư Tinh Thảo (diếp cá), bổ thận cường tâm, giải độc áp xe thận, uống trước bữa ăn. Nhóm còn lại là Quy Tỳ Thang, Bổ Trung Ích Khí Thang, Khung Quy Giao Ngải, uống sau bữa ăn để điều trị chứng mãn kinh khó chịu và chảy máu kinh nguyệt bất thường.

Áp xe là hội chứng nhiệt, nhưng dùng kháng sinh lâu ngày sẽ gây chứng hư, nên cần điều động lực hàn nhiệt, thăng giáng, bồi bổ và tiêu bớt để phối hợp với nhau.

Chỉ số tiểu đường cao là do gan thận tổn thương, nên cần chữa thận, ‘cầm tặc tiên cầm vương’ (bắt giặc thì bắt kẻ cầm đầu trước), bắt thủ lĩnh trước là đủ, tạm thời không xử lý bệnh tiểu đường. Albumin được gan sản xuất, gan và thận cùng nguồn. Đối với vấn đề giảm albumin, gan cần được điều trị từ thận.

Căn dặn đặc biệt

Không nên ăn trái cây vào buổi sáng và buổi tối. Các loại trái cây an toàn là ổi và chanh dây. Nghiêm cấm uống nước đá và uống từng ngụm nhỏ. Đi ngủ trước 11 giờ đêm để hormone vỏ thận đi vào quá trình đồng hóa.

Bài thuốc bổ thận, giúp thận thải độc: 7 hạt vải, đập dập bọc trong vải, một miếng thăn lợn, bỏ gân trắng, cắt thành từng lát, cho vào 2 bát nước vo gạo lần thứ 2, hấp chín. Nồi điện đun 30 phút, uống canh và ăn nửa khẩu phần thịt thăn lợn, ăn liên tục trong 3 ngày, sau đó mỗi tuần ăn một lần trong 3 tháng.

Sau khi uống thuốc được 3 ngày, tình trạng phù nề ở chi dưới đã giảm bớt và hết sốt. Trước áp lực công việc, cô đã dùng ý chí kiên nghị của mình để vượt qua tình trạng kiệt sức, quay trở lại làm việc và ngừng dùng tất cả các loại thuốc Tây. Chuyển sang dùng thuốc sắc.

Thang thuốc sắc

Lấy Chân Vũ Thang làm chủ đạo, trong đó Bạch Truật làm tăng albumin, khiến Thủy (nước) của kinh chảy hồi về, đồng thời có thể bổ hành Thổ và giúp Thổ vận chuyển, chuyển hóa. Liều lượng ít nhất là 1 lạng. Dùng Thổ khắc Thủy, bổ sung Phục Linh, kiện tỳ lợi tiểu, tiêu trừ phù thũng. Phụ Tử bồi bổ tim, tăng lưu lượng tim và có tác dụng giống corticosteroid, đưa nước dưới chân hồi về đúng kênh của nó.

Thược Dược huyền bí như một hiệp nữ. Nó bổ máu và tốt cho việc đi tiểu, thu hồi khí huyết, hòa vào nước thì phong bế tàng chứa, thật kỳ diệu! Gừng sống làm ấm hơi nước và bay lên trên. Dược tính nổi, chìm- lên, xuống tạo thành một chuyển động tròn. Cuối cùng, đưa ra các loại sát thủ của áp xe viêm nhiễm: Nhũ Hương, Một Dược, Thổ Phục Linh, Ngân Hoa, Liên Kiều, như Ngũ Đại Kim Cang trực tiếp đánh Hoàng Long, công hiệu rất mạnh. Trong đó, Thổ Phục Linh là một loại thuốc đặc trị bệnh thấp, dùng ít nhất 1 lạng, thêm Ngư Tinh Thảo (diếp cá) và Bồ Công Anh để giải độc. Uống thuốc sắc khi bụng đói vào buổi sáng và buổi tối. Kê thêm thang thuốc bào chế sẵn khác là Quy Tỳ Thang, thêm Ôn Kinh Thang để điều trị rối loạn kinh nguyệt mãn kinh, uống sau ba bữa ăn.

Một tuần sau, nước tiểu của cô không còn đục, eo không còn đau, lượng đường trong máu trước bữa ăn là 102. Tuy nhiên, cô bị thiếu máu do rong kinh nhiều tháng, chưa thể phục hồi ngay được, người vẫn dễ mệt, điều trị hai tháng sau, các triệu chứng mãn kinh nhìn chung ổn định và ngừng sử dụng thuốc. Cô cảm thấy mình đã lấy lại được sức sống. Lớp sương mù dày đặc cùng tuyết phủ đã bị quét sạch, cô trở lại sự nghiệp của mình, và tới khám định kỳ cùng điều dưỡng nửa năm một lần.

Trích từ “Lục chỉ y thủ-vi vô minh điểm đăng” - nhà xuất bản Bác Đại, Đài Loan

Ôn Tần Dung - Epoch Times
Thái Bình biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Hồ sơ Đông y: Chữa bệnh tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận cấp