“Giày cũ ba nơi không vứt đi, nhà cửa sẽ ít gặp họa”. Ba nơi đó ở đâu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bạn làm gì với đôi giày cũ không còn mang nữa? Bạn sẽ vứt nó đi hay tặng nó? Tục ngữ có câu: “Giày cũ ba nơi không vứt đi, nhà cửa sẽ ít gặp họa”. Câu này có lý không?

Không vứt trong nhà

Người xưa tin rằng những đôi giày cũ không còn mang nữa là biểu tượng của sự cũ kĩ không sạch sẽ, nếu để ở nhà sẽ thu hút những điều xui xẻo, vì vậy vứt bỏ những đôi giày cũ đồng nghĩa với việc vứt bỏ những điều xui xẻo.

Và bây giờ nếu bạn để những đôi giày cũ trong nhà, mọi thứ sẽ trông rất bừa bộn, thứ hai là nếu đôi giày cũ không được mang trong một thời gian dài thì thực tế chúng sẽ bám rất nhiều bụi bẩn, nếu không được bảo quản đúng cách, vẫn sẽ có một số vi khuẩn sinh sôi gây hại cho sức khỏe.

Không để nó ở cửa trước nhà

Trong văn hóa truyền thống, cửa nhà là một vị trí rất quan trọng, nó không chỉ là mặt tiền mà còn đóng vai trò quan trọng trong phong thủy của ngôi nhà.

Thời xưa, trong nhà thường chia làm cửa trước và cửa sau, họ chú trọng đón gió, có thể che giấu tài lộc tốt lành trong nhà, như vậy thì vận khí của gia đình mới hưng thịnh. Và nếu những đôi giày không quá cũ bám đầy bụi bặm này chất thành đống trước cửa, sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà.

Giầy cũ không còn đi nữa nên đem cho hoặc vứt đi (Nuzree/ Pixabay)

Sở dĩ chúng ta không để chúng trước cửa nhà là vì chúng ảnh hưởng đến vệ sinh, hơn nữa cửa ra vào đi lại sẽ bất tiện nếu để chúng ở đấy.

Hàng xóm của bạn cũng có thể cảm thấy không hài lòng về điều đó nếu họ đi ngang qua nhà bạn và thấy chúng, một điều nhỏ không hài lòng cũng có thể dễ dàng dẫn đến xung đột hàng xóm.

Vì vậy, nếu đôi giày cũ không còn mang nữa thì nên vứt bỏ đúng cách hoặc có thể giặt sạch và tặng cho những người có nhu cầu. Điều này không chỉ phản ánh bạn là người văn minh và biết quan sát ứng xử phù hợp, xét cho cùng, như câu nói “Tiền không vào cửa bẩn, phúc sẽ không đến với người ở bẩn”.

Không ném gần sông

Trên thực tế, điều này có thể không còn phổ biến ở thời nay, trước khi người xưa tự tử bằng cách nhảy sông, trước tiên họ sẽ cởi giày và đặt chúng trên bờ. Cho nên bỏ giày bên bờ nước chẳng khác nào nói với người khác, chuyện này cần điều tra, tôi đang muốn tự sát.

Suy cho cùng, thời xưa đôi giày được coi là vật chứng sống giống như chứng minh nhân dân, sau đó các vị quan lính sẽ từ chỗ đôi giày men theo dòng sông tìm người.

Vì vậy, người xưa tin rằng nếu ném đôi giày cũ xuống nước thì khả năng cao người qua đường sẽ bị tưởng nhầm rằng có người đã tự tử hoặc do tai nạn, lúc đó bạn có thể gặp rắc rối.

Có thể bây giờ chúng ta không còn ở gần nhiều sông nước như thời xưa, nhưng cũng không nên tìm chỗ có ngước như dòng sông, hồ sâu hay biển rộng để vứt đi lý do chính là để ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước. Vứt giày đi là một hành vi gây ô nhiễm. Vì vậy, đồ cũ ở nhà cần được vứt bỏ đúng cách đúng quy định để tránh gây rắc rối cho bản thân và người khác.

Theo Lý Hoa - Nguồn: Sohu/ Aboluowang

Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

“Giày cũ ba nơi không vứt đi, nhà cửa sẽ ít gặp họa”. Ba nơi đó ở đâu?