Người xưa dạy: Biết không đủ thì lo lắng nhiều, uy không đủ thì tức giận nhiều, tín không đủ thì nhiều lời, lý không đủ thì nhiều biện

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc đời là một dòng sông dài, thật may mắn khi có chuyên gia chỉ ra phương hướng. Cuộc sống giống như một cuốn sách lớn và bạn có thể tận hưởng việc đọc sâu trong đó.

1. Thiếu kiến thức sẽ lo lắng nhiều

Thiếu kiến ​​thức sẽ khó đưa ra quyết định, dẫn đến suy nghĩ quá nhiều, lo lắng, nghi ngờ, bất an.

Đôi khi trong cuộc sống suy nghĩ quá nhiều, lo âu không phải do tác nhân bên ngoài tạo ra cho chúng ta mà do kiến ​​thức nông cạn của chính chúng ta gây ra.

“Không sợ mây bay che khuất mắt, vì đang ở tầng cao nhất”.

Mây bay trên núi có thể che mắt người leo núi, mà trong cuộc sống của chúng ta có bao nhiêu người bị "mây bay che mắt"?

“Người có kiến ​​thức nhiều có tầm nhìn rộng, người có quan sát nhiều có trái tim rộng lượng”. Âu Dương Tu cũng nói: "Học nhiều quan sát rộng, đủ để thông cổ kim".

Muốn thay đổi tình hình này, phá vỡ những đám mây này, cần phải làm phong phú bản thân, mở rộng tầm nhìn. Và đọc sách là một trong những con đường tắt để “leo cao” và “nhìn xa”.

“Đọc kinh điển để có kiến ​​thức, đọc lịch sử để hiểu biết”, đọc sách hay của người đi trước, học hỏi trí tuệ và kinh nghiệm của người đi trước, tự nhiên hiểu chuyện một cách vui vẻ, tự nhiên biết cách ứng xử.

Đọc nhiều sách thì tư duy và tư tưởng của bạn sẽ rộng mở hơn người khác rất nhiều, bạn sẽ có khát vọng cao cả và tâm hồn rộng mở, không bị mắc kẹt trong những thú vui ích kỷ và mệt mỏi vì danh lợi.

(Pexels/Min An)

Vị trí quyết định địa vị, tâm thế vượt qua khó khăn, nguy hiểm.

Tô Đông Pha nói: "Trên đời có những vĩ nhân dũng cảm, khi bất ngờ đối mặt với họ, họ sẽ không ngạc nhiên, và họ sẽ không tức giận khi bị họ vô cớ tấn công".

Những người "học tập mạnh mẽ" luôn tràn đầy tự tin và rộng lượng, ngay cả khi gặp phải chuyện không hài lòng, cũng sẽ không tâm phiền ý loạn, nóng nảy, căng thẳng, lại càng không đắc ý vênh váo khi thuận cảnh.

Những gì bạn thấy và nghe sẽ làm nên cả cuộc đời, nhưng sự thiếu hiểu biết sẽ hủy hoại cả cuộc đời.

2. Uy không đủ thì nhiều giận

Một số người sử dụng sự tức giận để xây dựng uy dũng, điều này thực sự có thể phản tác dụng. Giận dữ bộc lộ sự thiếu sự tu dưỡng.

Uy dũng đến từ đức hạnh, sức mạnh của đạo đức có thể khuất phục được mọi người.

Tuy nhiên, một người thực sự có học thức và đạo đức phải khiêm tốn, tôn trọng và dễ gần.

Thái Căn Đàm có một đoạn: “Gặp phải người giả dối không thành thật, dùng thái độ chân thành để cảm động họ. Gặp phải người thô bạo bất thường, dùng thái độ bình thản để cảm hoá họ. Gặp phải người hành vi bất chính tự tư tự lợi, dùng đạo nghĩa danh tiết để khích lệ họ”. Như vậy thiên hạ sẽ không có ai không bị ta cảm hóa.

Nếu tâm hẹp thì khắp nơi sẽ có lời phàn nàn, ngược lại nếu tâm thoải mái thì lúc nào cũng được bình yên. Trái tim lớn bao nhiêu thì thế giới sẽ rộng lớn bấy nhiêu.

(Pexels/Pixabay)

Tâm rộng một tấc, đường rộng một thước, lòng rộng như biển, sóng gió lặng yên. Mỉm cười nhìn hoa nở sẽ thấy bình yên, vui vẻ, nhìn hoa rơi lặng lẽ sẽ thấy lòng thanh thản.

3. Không đủ tín thì nói nhiều

"Nhân vô tín bất lập, quốc vô tín bất cường", nghĩa là "Người không có chữ tín thì không đứng vững, nước không có chữ tín thì không mạnh", cổ nhân coi giữ chữ tín là một trong những phẩm hạnh làm người vô cùng quan trọng.

Người xưa coi việc giữ lời hứa là một trong những lễ nghi quan trọng nhất trong cuộc sống.

Trong sách Tuân Tử có câu: "Thành giả, quân tử chi sở thủ dã, nhi chính sự chi bản dã", nghĩa là: "Chân thành là điều mà người quân tử gìn giữ, là cái gốc của chính sự" . Không có gì có thể được thực hiện tốt mà không có chữ tín. Giao tiếp giữa người với người, mấu chốt là phải giữ chữ tín. Hãy chú ý đến lời nói và việc làm, chữ tín phải kiên định.

Sự chính trực thuộc phạm trù đạo đức, không có trọng lượng hay giá cả, nhưng nó có thể khiến một người nhẹ như lông hồng hoặc hủy hoại danh tiếng của một người, cũng có thể khiến một người không tên tuổi nổi tiếng muôn đời.

"Tín không đủ thì nhiều lời", tức là người không đủ tín nhiệm, nói chuyện không dễ khiến người ta tin tưởng, thông thường sẽ dùng miệng lưỡi để nói nhiều hơn.

Kinh Dịch nói: “Người lành ít lời, người bộp chộp thì nhiều lời”.

Nói quá nhiều đôi khi thể hiện sự thiếu tín nhiệm của một người, giống như một tấm thẻ tín dụng, sớm muộn gì cũng phải trả lại.

(Pexels/Như Khuê)

Tín không đủ sẽ nói nhiều, nhưng nói nhiều nói dai thành nói dại.

Chìa khóa làm người là ngước lên nhìn mây, cúi đầu nhìn đường, trong học mà suy nghĩ, trau dồi tinh thần kính sợ và khiêm tốn, thì mới có thể phát huy được năng lực của mình, cuộc đời nở hoa. Đừng nói nhiều, đừng nói bậy, đừng nói dối.

4. Không đủ lý, tranh biện nhiều

“Trời nói gì đâu mà bốn mùa vận hành, vạn vật sinh sôi”.

Trong trời đất có cái đẹp tuyệt vời mà không nói đến, có bốn mùa có quy luật rõ ràng mà không nói đến, mọi việc đều có lý do mà không nói đến. Trên thực tế, những người đã nắm vững nguyên tắc của Đại Đạo không cần phải tranh luận thêm nữa, thời gian sẽ chứng minh tính đúng đắn của họ.

Họ chỉ cần âm thầm làm việc và chờ đợi ngày gặt hái thành quả sẽ khiến mọi người phải kinh ngạc. Người cùng trình độ thì không cần tranh luận, người trình độ khác nhau thì tại sao phải tranh luận?

Phần lớn cuộc sống không nằm ở lời nói mà ở hành động.

Người xưa có câu: “Người lấy vẻ mặt tươi cười, lấy lòng người khác, thì hiếm khi có lòng nhân”.

(Pexels/Kha Ruxury)

Lời nói ngọt ngào, giả vờ dễ chịu, loại người này rất ít lòng nhân từ. Hơn nữa, nhiều sự thật không thể được làm sáng tỏ thông qua tranh luận.

Người càng vô lý thì càng tranh luận giỏi, bản thân người vô lý không có nguyên tắc cơ bản, lời nói của họ thông minh đến mức nào, thực chất chỉ là đang che đậy sự trống rỗng của chính mình mà thôi.

Theo Vương Hoà - Aboluowang - Nguồn: Taihe Daoyi
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Người xưa dạy: Biết không đủ thì lo lắng nhiều, uy không đủ thì tức giận nhiều, tín không đủ thì nhiều lời, lý không đủ thì nhiều biện