Nguy hiểm khi dùng tăm xỉa răng không đúng cách

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người có thói quen lấy tăm xỉa răng sau bữa ăn. Tuy nhiên, nếu bạn xỉa răng sai cách hoặc xỉa răng hàng ngày mà không có lý do, kẽ hở giữa các răng ngày càng lớn sẽ làm tổn thương nướu, không đạt được tác dụng bảo vệ răng.

Theo một cuộc điều tra gần đây của Hiệp hội Người tiêu dùng, hầu hết các loại tăm hiện có trên thị trường đều được làm bằng gỗ và tre. Trong các chuyến thăm không báo trước đến nhiều nhà sản xuất, nhân viên của Hiệp hội Người tiêu dùng đã phát hiện ra rằng, mặc dù bao bì bên ngoài của một số loại tăm là được ghi là “Tăm cao cấp", "khử trùng ở nhiệt độ cao" và các từ khác, nhưng phần lớn là "sản phẩm ba không", căn bản không có số giấy phép vệ sinh, quy cách đóng gói, khử trùng tăm chưa đạt yêu cầu, có cái đặt ở trong đĩa, người người tiện tay lấy dùng, có cái đã sử dụng lại đặt lại vào trong đĩa.

Sử dụng tăm xỉa răng không đúng cách có ít nhất 4 mối nguy hiểm sau:

Thứ nhất, tăm xỉa răng không được khử trùng nghiêm ngặt, quản lý không tốt rất dễ gây bệnh. Các loại vi khuẩn, vi rút bám trên tăm mà bất kỳ ai vớ phải cũng sẽ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua chiếc tăm. Theo kiểm nghiệm của bộ y tế, hàng chục nghìn con vi khuẩn đang “ẩn náu” trên một chiếc tăm nhỏ.

Tăm không bảo quản nghiêm ngặt sẽ có nhiều vi khuẩn. (Pixabay)

Thứ hai, việc sử dụng tăm không đúng cách sẽ dẫn đến bệnh nha chu. Nếu không có hiện tượng mắc răng mà xỉa răng lung tung, hoặc sử dụng tăm không đúng cách sẽ gây viêm lợi, tụt nướu, khoảng cách giữa răng tăng lên mà dẫn đến bệnh nha chu. Tuyệt đối không được ấn tăm vào vùng nhú kẽ răng, bởi vì như vậy sẽ làm cho khoảng cách giữa răng tăng lên gây bệnh nha chu.

Thứ ba, ngậm tăm vô ý có thể nguy hiểm đến tính mạng. Được biết, có người tiêu dùng vì ngậm tăm không cẩn thận nuốt vào trong bụng, tăm xuyên thủng ruột non, qua phẫu thuật khẩn cấp của bệnh viện mới gắp được tăm từ trong cơ thể ra, suýt chút nữa mất mạng.

Thứ tư, tăm gỗ gây ra mức tiêu thụ gỗ rất lớn, theo thống kê có liên quan, Trung Quốc tiêu thụ hơn 600 tỷ cây tăm mỗi năm, nếu dùng gỗ để làm tăm thì sẽ tiêu thụ 1,6 triệu mét khối gỗ, tương đương với 2,03 triệu mẫu gỗ; nếu dùng tre thì cần 1,4 triệu tấn tre, tương đương 700.000 mẫu tre. Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước phát triển khác đã cấm hoàn toàn tăm gỗ. Đồng thời, quá trình sản xuất tăm và sau khi sử dụng còn gây ô nhiễm môi trường.

Điều kiện vệ sinh và cách sử dụng tăm xỉa răng đúng cách có liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc sức khỏe và vệ sinh răng miệng, không được xem nhẹ.

Trước hết, nếu không có hiện tượng mắc răng thì không nên xỉa răng, đồng thời, phải dưỡng thành thói quen đánh răng đúng cách mỗi ngày.

Chỉ xỉa răng khi bị giắt. (Pexels)

Thứ hai, không ngậm tăm trong miệng, vì tăm có đầu nhọn, nếu chẳng may đi vào thực quản sẽ nguy hiểm đến tính mạng, đối với người tiêu dùng mắc các bệnh về răng miệng, thức ăn giắt vào kẽ răng có thể lựa chọn sử dụng tăm tinh bột 100% có thể phân hủy. Đề xướng dùng bàn chải khe răng, thay vì tăm xỉa răng. Bàn chải khe răng là một loại bàn chải nhỏ đặc biệt dùng để làm sạch mảng bám và cặn thức ăn trên bề mặt của răng. Việc sử dụng bàn chải khe răng rất hiệu quả trong việc làm sạch răng, có thể ngăn ngừa các bệnh nha chu, vì vậy nó nên được khuyến khích mạnh mẽ.

Ngoài ra, khi sử dụng tăm nên chọn sản phẩm có bề mặt nhẵn không có gai, đầu tăm không quá sắc, nên chọn loại đóng gói tốt, có tên nhà máy, địa chỉ nhà máy, số giấy phép y tế. Đừng sử dụng các sản phẩm của các nhà sản xuất thông thường, tuy có ghi rằng đã được khử trùng nghiêm ngặt nhưng không được đặt trong hộp kín, có thể bị nhiễm bẩn.

Theo Lý Đông Kỳ - Aboluowang
Ngọc Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Nguy hiểm khi dùng tăm xỉa răng không đúng cách