Những "con rồng có thật" được ghi vào sử sách

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong văn hóa phương Đông cổ đại, rồng chiếm lĩnh nhiều lĩnh vực khác nhau với ý nghĩa đặc biệt và trở thành biểu tượng tinh thần của văn hóa phương Đông. Rồng có tồn tại không? Chúng ta nhìn lại lịch sử và ngạc nhiên trước nhiều bằng chứng ​​buộc chúng ta phải đánh giá lại sự tồn tại của loài rồng.

Năm con rồng và vị Thần áo xanh

Trong "Diệp Huyền Chí - Tạp ký" đời nhà Thanh có kể rằng, vào năm 1503, tại huyện Diệp Huyền, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, một chuyện như sau đã xảy ra:

Vào năm Hoằng Trị thứ 16 triều Minh, có 5 con rồng lơ lửng trên không, cách thành mười dặm về phía bắc, lúc lâu sau rơi xuống đất, vặn vẹo không bay lên được. Có vị Thần mặc áo choàng màu xanh lá cây hạ xuống từ không trung, và được năm con rồng bao quanh, bỗng một đám mây bao quanh, tối sầm, rồi tất cả biến mất.

Rồng trắng và vị Thần áo tím

Câu chuyện này tương tự như câu chuyện ở Diệp Huyền, xảy ra ở Bình Hồ, Chiết Giang vào tháng 9 năm 1588. Câu chuyện được tìm thấy trong "Gia Hưng Phủ Chí - Tường Dị Chí” đời nhà Thanh:

Huyện Bình Hồ, có vật màu trắng vọt trên mặt biển, ánh quang đỏ rực nửa bầu trời. Quan chép sử là Thẩm Mậu Hiếu đã trông thấy đầu rồng cúi xuống, giữa hai sừng có Thần đội mũ vàng mặc áo tím, đứng chống kiếm, dài hơn cả thước. Rồng nhả ra ánh sáng trân châu, to bằng cái đấu.

Gặp Bạch Long bên sông Hoàng Phố

Vào tháng 7 năm 1608, bên bờ sông Hoàng Phố ở huyện Tùng Giang, Thượng Hải, cũng nhìn thấy một con rồng giống như ở Bình Hồ, trên đầu rồng có vị Thần.

Chỉ sau có 20 năm, trong “Tùng Giang Phủ Tòng - Tường Dị Chí” vào đời Thanh có chép:

Vào tháng sáu năm Vạn Lịch thứ 36 (năm 1608), rồng trắng xuất hiện ở Cảng Hoa Long của Hoàng Phố, trên đầu rồng có vị Thần đứng lên trên.

Rồng giáng xuống Điện Ôn Minh

"Hậu Hán thư - Ngũ hành chí" viết: Rồng giáng điện Ôn Minh.

Câu này trong "Lạc Dương huyện chí - Thiên dị chí" nói về vật đen như mui xe, mạnh mẽ ngũ sắc, càng làm rõ hơn cho "Hậu Hán thư"

Tháng 6 năm Đinh Sửu, năm Quang Hòa đầu tiên (năm 178), thời vua Linh Đế, có khí đen giáng vào trong đình Đông điện Ôn Minh ở Bắc Cung, đen như mui xe, cuồn cuộn, thân ngũ sắc, có đầu, thân thể dài hơn 10 trượng, hình mạo tựa như rồng.

Các ghi chép lịch sử khác

Năm Kiến An 24 (năm 213) thời Đông Hán, rồng vàng xuất hiện tại Xích Thủy, Vũ Dương, lưu lại 9 ngày sau mới đi, đương thời vì thế xây miếu dựng bia.

Tháng 4 năm Vĩnh Hòa thứ nhất thời Đông Tấn (năm 345), có 2 con rồng 1 trắng 1 đen, xuất hiện tại Long Sơn. Yên Vương Mộ Vinh Hoảng đích thân dẫn triều thần, tại nơi cách chỗ rồng hơn 200 bộ, cử hành hoạt động tế tự.

Trong các ghi chép địa phương thời kỳ Minh Thanh, còn có lúc phát hiện ghi chép có liên quan đến rồng.

Theo “Lâm An phủ chí” ghi chép, năm Sùng Trinh thứ 4 (năm 1631) trong hồ Dị Long phía Đông Nam huyện Thạch Bình, Vân Nam phát hiện rồng lớn, “lộ rõ cả râu vuốt vảy, vòng thân lớn, dài hơn 10 trượng”, rồng xuất hiện ở Long Sơn và trong hồ Dị Long, khả năng không chỉ một lần. Nếu không đã không có tên gọi là “Long Sơn” và “Dị Long”.

“Đường niên bổ lục” có ghi chép, thời Đường, năm Hàm Thông cuối, một ngày nọ, có rồng xanh rơi xuống trong khu vực huyện Đồng Thành, vì cổ họng bị thương, chết ở nơi đó. Rồng dài hơn 10 trượng, thân và đuôi chiếm phân nửa. Đuôi dạng dẹt. Vảy của nó không khác nhiều với vảy cá, trên đầu có sừng, râu miệng dài 2 trượng, dưới bụng có chân, trên chân có da màu đỏ.

"Thất Tu Loại Cảo" của Lang Anh có ghi chép rằng, một ngày nọ vào năm Thành Hòa cuối cùng của triều đại nhà Minh, một con rồng rơi trên bãi biển ở huyện Tân Huy, Quảng Đông, và bị ngư dân đánh chết. Con rồng này dài cỡ bằng một người, thân dài 10 trượng, giống hệt con rồng trong tranh, chỉ có phần bụng là màu đỏ.

Vào năm Thiệu Hưng thứ 32 của triều đại Nam Tống (năm 1162), một con rồng được phát hiện ở bên hồ Thái Bạch, vảy to râu dài, bụng trắng lưng xanh, trên lưng có vây, trên đầu nhô lên hai cái sừng tam giác. Cách xa vài dặm vẫn có thể ngửi thấy mùi tanh. Người dân địa phương phủ chiếu lên cơ thể của nó, và quan phủ địa phương đã cử người đến chiêm bái tận mắt. Sau một đêm giông bão, con rồng biến mất. Nơi nó nằm còn để lại một cái rãnh sâu.

"Vĩnh Bình phủ chí" ghi lại rằng vào mùa hè năm Đạo Quang thứ 19 (năm 1839), một con rồng rơi xuống Loan Hà, huyện Nhạc Đình, ruồi nhặng đậu khắp thân. Người dân địa phương đã dựng lều che nắng cho nó, và không ngừng tạt nước vào cơ thể của nó. Ba ngày sau, trong một trận mưa giông lớn, con rồng rời khỏi nơi đó.

"Doanh Khẩu thị chí" và "Doanh Khẩu sử thoại" cũng có những ghi chép: Vào chiều ngày 8 tháng 8 năm 1934, một nông dân ở Đông Tiểu trên bờ bắc sông Liêu Hà đã phát hiện ở bãi lau sậy gần đó một bộ xương động vật khổng lồ, dài khoảng 10 mét, hai bên đầu có sừng, dài khoảng 1 mét, xương sống lưng có 29 khúc. Vào thời điểm đó, đồn cảnh sát số 6 của Doanh Khẩu đã vận chuyển bộ xương rồng đến bãi đất trống gần bến hải quan Tây Hải để trưng bày trong mấy ngày, người đến tham quan nối liền không dứt".

Sự kiện này được báo chí đương thời chụp ảnh và đăng tải.

Hình ảnh bài báo của Thịnh Kinh thời báo chia sẻ về sự kiện rồng rơi xuống Doanh Khẩu. (Ảnh từ Sohu)Hình ảnh bài báo của Thịnh Kinh thời báo chia sẻ về sự kiện rồng rơi xuống Doanh Khẩu. (Ảnh từ Sohu)

Vào tháng 8 năm 1944, sau thôn Trần Gia Vi Tử, huyện Phù Dư, dọc theo phía Nam sông Tùng Hoa, hàng trăm người đã tụ tập để xem một con rồng đen nằm trên bãi biển. Theo người dân địa phương, con rồng này dài khoảng 20 mét. Hình dáng con vật là giống con rắn bốn chân, có khuôn mặt giống con rồng trong tranh, có bảy hoặc tám chiếc râu dài, dày và cứng, nửa thân trước có đường kính khoảng một mét. Bốn móng vuốt đào sâu xuống cát. Nó có vảy khắp cơ thể, có hình dạng như vảy cá sấu. Người dân địa phương còn đầy hoài nghi, tại sao con vật khổng lồ đó lại giống rồng trong tranh?

Vào mùa hè năm 1953, một con vật lạ đã rơi xuống một nơi nào đó ở phía đông Hà Nam, và nhiều người tò mò đã đi bộ hàng dặm để xem nó. Theo mô tả của các nhân chứng, thứ này giống một con cá mập khổng lồ. Mùi tanh của nó thu hút rất nhiều ruồi. Con cá này hẳn là loài cá quý hiếm sống ở biển sâu, về lý do tại sao nó từ trên trời rơi xuống, dường như có liên quan đến nguyên nhân tại sao rồng lại rơi xuống.

Nguyệt Hà
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Những "con rồng có thật" được ghi vào sử sách