Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột liên quan đến rối loạn tự kỷ và rối loạn tăng động

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cell vào đầu tháng 4 cho thấy rằng chúng ta có thể sử dụng một số dấu ấn sinh học nhất định để chẩn đoán và điều trị sớm những rối loạn này.

Có một câu cách ngôn rất nổi tiếng: “Chúng ta là những gì chúng ta ăn” (We are what we eat). Phải chăng đúng là như vậy?

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột trong những năm đầu đời có thể liên quan đến sự phát triển của một số rối loạn phát triển thần kinh như tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cell vào đầu tháng 4 cho thấy rằng chúng ta có thể sử dụng một số dấu ấn sinh học nhất định để chẩn đoán và điều trị sớm những rối loạn này.

Rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ em

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ước tính có khoảng 6 triệu trẻ em ở Mỹ được chẩn đoán ADHD. Trẻ mắc rối loạn này sẽ có những dấu hiệu như thiếu chú ý, hiếu động thái quá hoặc có những xung động dai dẳng, gây cản trở hoạt động chức năng của trẻ. Ví dụ, trẻ có thể gặp khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ hoặc hoạt động, dễ bị phân tâm và không thể chờ đến lượt của mình hoặc không thể chơi hay tham gia các hoạt động giải trí một cách yên lặng. Theo CDC, những dấu hiệu này cần kéo dài hơn 6 tháng mới có thể chẩn đoán ADHD.

 

Rối loạn tự kỷ thường khó chẩn đoán hơn. CDC báo cáo rằng cứ khoảng 36 trẻ thì có 1 trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Giống với ADHD, rối loạn phổ tự kỷ gặp phổ biến ở trẻ trai hơn so với trẻ gái. Chẩn đoán thường được xác định bằng việc liệu trẻ có đáp ứng được các mốc phát triển trong những năm đầu đời hay không. Các dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện sớm nhất là từ 18 tháng đến 2 tuổi, nhưng một số trẻ phải đến tuổi thanh thiếu niên hoặc lớn hơn mới được chẩn đoán.

Sự thiếu hụt một số loại vi khuẩn đường ruột có thể báo hiệu bệnh lý.

Một phần khó khăn khi chẩn đoán ADHD hoặc rối loạn phổ tự kỷ là do thiếu các dấu ấn sinh học. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã tìm ra dấu ấn sinh học tiềm năng trong hệ vi khuẩn đường ruột.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Florida và Đại học Linkoping ở Thụy Điển đã theo dõi hơn 16.000 trẻ được sinh ra ở phía đông nam Thụy Điển trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1997 đến tháng 10 năm 1999. Trẻ sẽ được theo dõi từ khi sinh ra cho đến những năm 20 tuổi. Nhóm nghiên cứu đã thu thập những dữ liệu toàn diện trong đó bao gồm các mẫu sinh học, huyết thanh dây rốn và mẫu phân. Những người tham gia cũng sẽ thực hiện các bảng câu hỏi chi tiết về tiền sử y tế gia đình, chế độ ăn cũng như các yếu tố lối sống và phơi nhiễm trong môi trường.

Nhóm nghiên cứu tìm đã thấy sự khác biệt rõ rệt về hệ vi sinh vật đường ruột ở những trẻ sơ sinh mắc rối loạn phát triển thần kinh sau này so với những trẻ không mắc bệnh. Cụ thể, một số vi khuẩn như Citrobacter phổ biến hơn ở trẻ mắc bệnh sau này. Trong khi đó, Coprococcus phổ biến hơn ở trẻ không mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng trẻ em có khả năng mắc rối loạn phổ tự kỷ hoặc ADHD không có nhiều vi khuẩn Akkermansia muciniphila và Bifidobacteria breve. Đây là những loại vi khuẩn có tác dụng duy trì sức khỏe đường ruột. Ngay cả sau khi các nhà nghiên cứu đã tính đến các yếu tố gây nhiễu ghi nhận trong bảng câu hỏi như chế độ ăn, môi trường và phơi nhiễm với các chất độc hại, mối tương quan của những yếu tố trên với chẩn đoán trong tương lai vẫn rất mạnh,.

Angelica Ahrens, trợ lý khoa học đồng thời là tác giả chính trong nhóm nghiên cứu của Eric Triplett tại Đại học Florida, cho biết: “Coprococcus và Akkermansia muciniphila có tác dụng bảo vệ rất tiềm năng. Những vi khuẩn này có mối tương quan với các chất quan trọng trong phân như vitamin B và tiền chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều phối tín hiệu của não. Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy sự thiếu hụt các vi khuẩn này ở những trẻ sẽ được chẩn đoán rối loạn phát triển thần kinh sau này”.

Johnny Ludvigsson, giáo sư cao cấp tại Khoa Khoa học Y sinh và Lâm sàng tại Đại học Linkoping, đồng chủ trì nghiên cứu cho biết, cho biết: “Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thấy rằng có sự khác biệt rõ ràng của hệ vi khuẩn đường ruột trong năm đầu đời giữa những trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ hoặc ADHD so vớ những người không mắc bệnh”. “Chúng tôi đã tìm thấy mối liên hệ một số yếu tố ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột như điều trị bằng kháng sinh trong năm đầu đời của trẻ, có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh này”.

Armed with this information, researchers and health care professionals working with young children with neurodevelopmental disorders could have a better chance of making diagnoses earlier. The researchers hope that the study’s findings may also expand screening protocols and preventive measures, but they noted that more research is required, such as whether the same results could be generalized to other populations.

Khi có thêm những thông tin này, các nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế sẽ có khả năng chẩn đoán các bệnh lý phát triển thần kinh ở trẻ sớm hơn. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng những phát hiện của nghiên cứu này sẽ giúp mở rộng quy trình sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, những nhà khoa học này lưu ý rằng cần phải nghiên cứu sâu hơn, ví dụ như liệu các nhóm dân số khác có kết quả tương tự hay không.

Theo Amie Dahnke, The Epoch Times
Amie Dahnke là một nhà văn và biên tập viên tự do sống ở California. Cô đã đưa tin về báo chí cộng đồng và những tin tức chăm sóc sức khỏe trong gần một thập kỷ và giành được Giải thưởng Nhà xuất bản Báo chí California với những tác phẩm của mình.

Đức Nhân biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột liên quan đến rối loạn tự kỷ và rối loạn tăng động