Thế nào là độc thoại nội tâm?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 30 - 50% người trong chúng ta từng tự trò chuyện trong đầu, hay còn gọi là độc thoại nội tâm.

Vậy độc thoại nội tâm là gì?

Đó là những giọng nói trong đầu do tín hiệu “corollary discharge” gây ra. Đây là loại tín hiệu giúp chúng ta phân biệt giữa kích thích bên ngoài và kích thích bên trong.

Helene Brenner là một nhà tâm lý học và là người đã sáng tạo ra ứng dụng My Inner Voice. Cô đã nói với trang Well and Good rằng giọng nói nội tâm là một sản phẩm phụ của não.

Bác sĩ Brenner cho biết: “Giọng nói nội tâm là sản phẩm của mạng lưới mặc định (DMN)”.

“Đó là một mạng lưới gồm nhiều khu vực khác nhau trong não. Những vùng não này sẽ cùng được hoạt hóa khi chúng ta không làm những việc có mục đích - đó là khi chúng ta đang suy nghĩ vẩn vơ hoặc mơ mộng. Mạng lưới này sẽ không bao giờ ngừng lại hoàn toàn mà chỉ ức chế khi chúng ta bận rộn hơn và hoạt động tích cực.

Bác sĩ Brenner nói: “Mạng lưới mặc định tạo ra tất cả những câu chuyện trong đầu bạn - tất cả những điều bạn đang nghĩ đến, kết nối quá khứ với hiện tại và suy nghĩ về tương lai, đồng thời cũng bao gồm có tất cả những ý kiến ​​và quá trình tự so sánh của bạn”.

Giọng nói nội tâm là một phần của quá trình phát triển ngôn ngữ

Giọng nói nội tâm đã bắt đầu ngay từ thời thơ ấu. Khi chúng ta phát triển kỹ năng ngôn ngữ, chúng ta cũng học cách nội tâm hóa. Ở người lớn, quá trình nội tâm hóa sẽ hỗ trợ cho trí nhớ.

Theo kết quả Thống kê và Xu hướng Độc thoại Nội tâm năm 2023 của Gitnux Market Data, 58% người có các cuộc đối thoại nội tâm thể hiện quá trình đối thoại giữa ý thức và tiềm thức. Trong đối thoại nội tâm có thể có nhiều giọng nói khác nhau, với 20% người có giọng nói nội tâm của phụ nữ.

Theo nghiên cứu của Malgorzata Puchalska-Wasyl, nhà tâm lý học tại Đại học Công giáo John Paul II ở Lublin, Ba Lan, tiếng nói nội tâm có thể thể hiện tính cách của một người bạn chân thành; của những bậc cha mẹ mâu thuẫn; của một đối thủ kiêu hãnh hay một đứa trẻ bất lực. Nghiên cứu cho thấy những giọng nói này có thể thay đổi vai trò tùy theo tình huống.

Ở thanh thiếu niên, khoảng 20% thời gian tự nói chuyện có nội dung tự phê phán bản thân. Đó là lý do tại sao chúng ta cần hiểu tiếng nói bên trong và trang bị cho thanh thiếu niên những công cụ chống lại quá trình tự phê phán tiêu cực này.

Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy tiếng nói nội tâm làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, bao gồm các rối loạn tâm căn, trầm cảm và lo âu.

Theo Elizabeth Scott của trang Well Mind, có một số cách để làm giảm đối thoại nội tâm tiêu cực ví dụ như đặt tên cho những giọng nói tiêu cực, nhận biết bản thân đang tự đối thoại tiêu cực và tập thay đổi nội dung độc thoại, ví dụ như “Tôi ghét điều này” thành “Tôi thấy điều này có chút khó khăn”.

Nói lớn những suy nghĩ này giúp bạn nhận biết đây là cuộc đối thoại tiêu cực hoặc tập suy nghĩ trong vai trò của một người bạn đang nâng đỡ bạn chứ không hạ thấp bạn cũng là những cách để đối phó với độc thoại tiêu cực.

Tâm trí tĩnh lặng

Những người không độc thoại nội tâm sẽ nhận thấy rằng họ không có cuộc đối thoại nào trong đầu. Một số người thỉnh thoảng sẽ có độc thoại nội tâm nhưng ở một số người, tâm trí họ lại hoàn toàn tĩnh lặng.

Joni Ogle, một nhân viên công tác xã hội lâm sàng đã được chứng nhận, giải thích với tạp chí Bustle rằng “trạng thái đó sẽ giống như bạn không suy nghĩ gì cả”.

Bạn có tiếp thu thông tin mà không cần có những suy nghĩ cụ thể. Nếu bạn không có độc thoại nội tâm, bạn có thể thực hiện hành động tiếp theo mà không cần lên kế hoạch trong đầu.

Lý do khiến một số người không có độc thoại nội tâm là do tính cách và cấu trúc não. Những người này có thể mắc chứng không thể hình dung được hình ảnh qua thính giác (anauralia) hoặc không thể hình dung được hình ảnh trong đầu (aphantasia). Ngược lại, một số người có thể hình dung những hình ảnh tinh thần rất sống động (hyperphantasia).

Joni Ogle nói rằng: “Những người có độc thoại nội tâm có khả năng suy nghĩ một cách tự nhiên hơn, vì họ có thể quan sát và đánh giá suy nghĩ của mình một cách có ý thức”.

Vậy có độc thoại nội tâm có tốt không?

Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy rằng nếu độc thoại nội tâm, bạn có khả năng sắp xếp suy nghĩ của mình tốt hơn và có thể thúc đẩy những suy nghĩ này trở thành hành động; bạn sẽ có kỹ năng tư duy phản biện tốt hơn, có khả năng học hỏi từ những kinh nghiệm trong quá khứ nhiều hơn và có thể thể hiện bản thân tốt hơn.

Tuy nhiên, những người không có độc thoại nội tâm có thể giữ tâm trí ở hiện tại nhiều hơn; có thể có cách giải quyết vấn đề độc đáo hơn; có thể tự tin hơn vì không có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân; và cũng có thể học ngoại ngữ dễ dàng hơn.

Nếu hiện tại bạn chưa thể độc thoại nội tâm, bạn có thể luyện tập bằng các hoạt động như lắng nghe tích cực, viết nhật ký hàng ngày, thiền định và cầu nguyện.

  • Trải nghiệm bí ẩn thiền định qua lớp học online miễn phí tại đây.

(Bài đăng trên The Epoch Times - Epoch Health của tác giả: Nicole James

Nicole James: Là một ký giả tự do của The Epoch Times làm việc tại Úc. Cô là một nhà văn viết truyện ngắn, ký giả, nhà bình luận, và biên tập viên từng đoạt giải thưởng. Tác phẩm của cô đã xuất hiện trên các tờ báo bao gồm The Sydney Morning Herald, Sun-Herald, The Australian, Sunday Times, và Sunday Telegraph. Cô có bằng Cử nhân Truyền thông chuyên ngành báo chí và hai bằng sau đại học, một bằng trong lĩnh vực viết sáng tạo).

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh
Đức Nhân biên dịch

THÔNG TIN ĐẶC BIỆT - HƯỚNG ĐI MỞ RA KỶ NGUYÊN MỚI:

    • ‘Ganjing World’ (Thế Giới Kiền Tịnh) - Một Công ty Công nghệ cao có trụ sở chính tại Middle Town, New York, ra mắt nền tảng tích hợp thông tin nghe nhìn trực tuyến thế hệ mới nhiều tính năng phong phú với công nghệ đám mây mới nhất.
    • ‘Ganjing World’ cam kết trải nghiệm thoải mái và bảo mật, phục vụ tất cả những nhà sáng tạo nội dung, có thể trình chiếu đồng thời hàng triệu video và phục vụ hàng trăm triệu lượt xem. ‘Ganjing World’ đảm bảo an toàn và lợi nhuận cao.
    • Nền tảng này không liên quan tới chính trị, không thiên vị và trung lập. ‘Ganjing World’ kiên quyết tránh xa các nội dung không phù hợp dựa trên bốn tiêu chí: “không bạo lực, không nội dung khiêu dâm, không tội phạm và không ma túy hoặc gây hại”.
    • Sứ mệnh của ‘Ganjing World’ hướng đến “Truyền thông xã hội” và “Truyền thông cá nhân” thân thiện với mọi gia đình. Một nền tảng số rộng lớn cho phép mọi lứa tuổi tự do chia sẻ kiến thức, ý tưởng, quan điểm và giải trí về nhiều chủ đề… mà không sợ bị kiểm duyệt. ‘Ganjing World’ mang đến trải nghiệm phong phú và trong sạch.



BÀI CHỌN LỌC

Thế nào là độc thoại nội tâm?