Thủ đô Hàn Quốc: Thanh niên nghèo chiếm hơn một nửa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 6/12 cho thấy hơn một nửa số thanh niên sống ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc) rơi vào tình trạng nghèo.

Nghiên cứu của Hội đồng Thanh niên Seoul cho thấy, hơn 55,6% người trưởng thành từ 18 đến 35 tuổi ở thành phố này đang đối mặt với tình trạng nghèo. Điều này có nghĩa là tài sản lưu động của họ không đủ để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trong vòng 3 tháng.

Để tiết kiệm chi phí tối đa, người trẻ Hàn Quốc lựa chọn những hộp cơm được chế biến sẵn trong cửa hàng tiện lợi. Bữa cơm có giá tối thiểu 350 won (khoảng 6.000 đồng) sau khi sử dụng các mã giảm giá, theo Yonhap.

Cuộc khảo sát được thực hiện với 5.083 thanh niên từ 18-35 tuổi sống ở Seoul vào năm 2022, theo Straits Times.

Để tiết kiệm chi phí tối đa, người trẻ Hàn Quốc lựa chọn những hộp cơm được chế biến sẵn trong cửa hàng tiện lợi. Bữa cơm có giá tối thiểu 350 won (khoảng 6.000 VNĐ) sau khi sử dụng các mã giảm giá.

Hầu hết những thanh niên này phải xin hỗ trợ từ gia đình (41%), một số khác vay tiền từ các tổ chức tài chính (11%). Hơn 10% người được khảo sát cho biết họ đang bế tắc, chưa tìm ra giải pháp cho tình trạng tài chính của mình.

Chuyên gia cho biết, tỷ lệ nghèo cao trong giới trẻ Hàn Quốc có thể là do tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài. Hệ quả đi kèm là tỷ lệ người trẻ mắc trầm cảm gia tăng.

Theo Thống kê Hàn Quốc, tính đến năm 2023, hơn 45% thanh niên từ 15 đến 29 tuổi được ghi nhận là thất nghiệp trong hơn một năm.

Về cơ cấu gia đình, phần lớn thanh niên ở Seoul vẫn còn sống chung với cha mẹ, chiếm hơn 47% trong tổng số. Tiếp theo là số lượng thanh niên sống một mình (34%) và sống chung với người khác là 7%.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đang nỗ lực đưa ra các gói hỗ trợ cho thanh niên nghèo để giải quyết các khó khăn trong cuộc sống và khuyến khích họ tích cực tham gia vào thị trường lao động.

Trong tổng số thanh niên sống ở Seoul, 65,8% đang làm việc, 25,6% không đi học không đi làm và 10,5% thất nghiệp.

Người đi bộ đeo khẩu trang đi dọc con đường tại quận Itaewon ở Seoul ngày 12/5/2020. (Ảnh: JUNG YEON-JE/AFP via Getty Images)
Người đi bộ đeo khẩu trang đi dọc con đường tại quận Itaewon ở Seoul ngày 12/5/2020. (Ảnh: JUNG YEON-JE/AFP via Getty Images)

Ăn trưa ở cửa hàng tiện lợi, đi xe đạp, mua đồ cũ

Mỗi khi Kang Won Jin (25 tuổi, người Hàn Quốc) tiêu một xu thay vì tiết kiệm, anh sẽ bị nhiều người trong nhóm chê trách.

Theo The Korea Herald, Kang Won Jin là thành viên của "cộng đồng những người trẻ Hàn Quốc cùng nhau tiết kiệm". Diễn đàn này hoạt động thông qua các phòng trò chuyện, gọi là "geojibang" - có nghĩa là "phòng xin ăn của người ăn xin".

Bên trong các nhóm chat (trò chuyện), các thành viên sẽ kiểm tra chi tiêu hàng ngày của nhau, chia sẻ mẹo tiết kiệm và thông tin về ưu đãi, bao gồm các sự kiện khuyến mãi tại cửa hàng tiện lợi, gói cước điện thoại giá rẻ...

Trên ứng dụng trò chuyện KakaoTalk, có đến 500 phòng "geojibang" với đa dạng người dùng thuộc nhiều nhóm tuổi khác nhau. Một trong số đó là phòng chat có khẩu hiệu "tiết kiệm cực độ, tiêu dùng ý nghĩa", tập hợp hơn 360 người trẻ thuộc lứa 20 tuổi đang tìm việc làm.

Bên cạnh đó, những thành viên dày dặn kinh nghiệm khuyến khích mọi người sử dụng xe đạp công cộng, thay vì đi xe bus hay tàu điện ngầm để tiết kiệm tối đa chi phí. Đặc biệt, đặt thức ăn qua các ứng dụng giao hàng bị coi là "tội ác không thể tha thứ".

Lạm phát tăng cao, nền kinh tế trì trệ và thị trường việc làm suy thoái liên tục đẩy người trẻ Hàn Quốc vào lối sống buộc phải tiết kiệm.

Dương Minh



BÀI CHỌN LỌC

Thủ đô Hàn Quốc: Thanh niên nghèo chiếm hơn một nửa