Tổ tiên không thể lưu lại 3 thứ này, nếu không sẽ làm tổn hại con cháu đời sau

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có câu: “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”, nhân quả của những gì tổ tiên và người đi trước đã làm sẽ ảnh hưởng đến con cháu đời sau. 

Tổ tiên tích đức hành thiện thì con cháu được hưởng phúc báo, vinh hoa phú quý. Ngược lại, tổ tiên hành ác thì con cháu đời sau cũng phải gánh tội nghiệp. Dưới đây là 3 điều tổ tiên không thể lưu lại, nếu không sẽ làm tổn hại con cháu đời sau:

Thứ nhất: Ân oán giữa những người thân với nhau

Người sống trên thế gian không thể tránh khỏi những hận thù, tương oán, đặc biệt là giữa những người thân trong họ hàng, chẳng hạn như mối quan hệ giữa anh chị em họ hàng, những hiểu lầm giữa hai thế hệ, v.v.

Đối với những người thuộc thế hệ đi trước, tình trạng này không phải là hiếm. Còn có trường hợp anh em trong nhà mâu thuẫn và bất hòa với nhau, thậm chí đến mức không liên lạc với nhau mãi cho đến khi lìa đời.

Những nỗi yêu hận tình thù nếu khi còn sống mà không thể hóa giải, đây quả thực là điều đáng tiếc của kiếp nhân sinh. Rồi sau này khi ông bà tổ tiên qua đời, những mối ân oán chưa được kết toán sẽ liên lụy đến con cháu đời sau.

Dù thế nào đi nữa, người đã khuất không còn nữa, nếu vẫn tiếp tục lưu luyến và day dứt những chuyện ngày xưa cũng chẳng giúp ích được gì. Chi bằng hãy quên đi và coi đó như một bài học của những người đi trước.

Thứ 2: Những mối xung đột với hàng xóm

Hàng xóm với nhau cũng có thể trở thành kẻ thù của nhau, đặc biệt là ở vùng nông thôn, giữa hàng xóm chỉ vì tranh giành mảnh đất trồng rau cũng có thể gây nên những xung đột. Đương nhiên, ở thành phố điều này cũng rất phổ biến và cũng thường xuyên xảy ra.

Có câu: "Họ hàng xa không bằng láng giềng gần", nhưng thế hệ xưa lại bị giới hạn bởi tầm nhìn, thường gây mâu thuẫn với hàng xóm, thậm chí đến mức hận thù.

Sẽ thật không đáng nếu sau khi thế hệ trước qua đời, thế hệ sau lại tiếp tục đấu tranh và xảy ra mâu thuẫn với hàng xóm xung quanh về những ân oán khi xưa. Rất định cần ghi nhớ rằng, cái chết giống như ngọn đèn tắt, thà dẹp bỏ thù hận hơn là giữ cho nó tồn tại mãi trong tâm.

Thứ 3: Món nợ đối với người ngoài

Sau khi người già trong nhà không may qua đời, các khoản vay nợ giữa anh em họ hàng với nhau có thể được miễn trả do tình cảm gia đình, nhưng đối với những món nợ bên ngoài thì không thể không trả. Đây không chỉ là để giữ thể diện cuối cùng của người đã khuất, mà còn là trách nhiệm đối với con cháu, nhất quyết không được để lại cái mác 'người ỷ lại vào con cháu'.

Có câu: "Chết thì nợ hết", kỳ thực vô luận là từ góc độ đạo đức, hoặc là từ góc độ pháp luật mà xét, câu nói này đều không đúng. Luật dân sự đã quy định rõ ràng về khoản nợ sau khi một người đã khuất cũng cần phải hoàn trả. Người thừa kế cần có trách nhiệm hoàn trả món nợ.

Cuối cùng thì, điều đáng giá nhất mà người đi trước để lại cho con cháu là gì? Là nhà cửa, đất đai hay tài sản? Kỳ thực, điều đáng giá nhất chính là tư tưởng đạo đức và tinh thần tốt đẹp. Dù có bao nhiêu tài sản

để lại, đến một ngày kia cũng cạn kiệt. Chỉ có đạo đức và tinh thần tốt đẹp mới tồn tại mãi mãi, hơn nữa còn đem lại phúc báo dồi dào. Có lẽ đây cũng là vấn đề đáng để suy ngẫm đối với mỗi người.

Theo Ngưu Lan Khắc - The Secretchina
Gia Hân biên dịch

 



BÀI CHỌN LỌC

Tổ tiên không thể lưu lại 3 thứ này, nếu không sẽ làm tổn hại con cháu đời sau