Uống nước đúng cách: Bác bỏ những tin đồn sai lầm về việc uống nước!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các chuyên gia dinh dưỡng đang lên tiếng bác bỏ những thông tin sai lầm về việc uống nước khiến nhiều người hoang mang.

Bạn có đang ép buộc bản thân phải uống đủ 8 ly nước mỗi ngày? Hãy dừng lại ngay! Bởi vì trên thực tế, điều này là không cần thiết!

Dưới đây là những tin đồn sai lầm về việc uống nước mà các chuyên gia muốn bạn biết:

1. Uống 8 ly nước mỗi ngày là điều bắt buộc?

Đây là quan niệm sai lầm phổ biến nhất. Lượng nước mỗi người cần mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, cân nặng, giới tính, mức độ hoạt động, điều kiện môi trường và tình trạng sức khỏe.

Theo khuyến nghị chung của "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Trung Quốc (Bản 2022)", lượng nước cần thiết cho người trưởng thành trung bình dao động từ 1.500 đến 1.700ml mỗi ngày.

Tuy nhiên, bạn có thể cần điều chỉnh lượng nước này tùy theo nhu cầu cá nhân. Ví dụ, nếu bạn tập thể dục nhiều hoặc sống ở môi trường nóng, bạn có thể cần uống nhiều nước hơn.

(shutterstock)

2. Uống nhiều nước giúp giải độc cơ thể?

Trên thực tế, cơ thể có cơ chế tự nhiên để loại bỏ độc tố. Chúng ta chỉ cần duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường trao đổi chất để cơ thể đào thải các chất dư thừa một cách hiệu quả.

Uống quá nhiều nước khi không bị mất nước (nước tiểu vàng nhạt) có thể gây áp lực lên thận và khiến bạn đi tiểu thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tinh thần.

3. Uống nước muối nhạt giúp làm đẹp?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối tối đa mỗi người nên tiêu thụ mỗi ngày là 5g, tương đương với 1 muỗng cà phê. Tuy nhiên, thực tế, lượng muối trung bình mà người Việt Nam tiêu thụ mỗi ngày lên tới 9,4g, cao gần gấp đôi so với khuyến nghị. Lượng muối trung bình mà người Việt Nam tiêu thụ đã cao hơn mức khuyến nghị. Uống nước muối nhạt không những không giúp làm đẹp mà còn có thể làm tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

(shutterstock)

4. Nước sôi gây ung thư?

Nước sôi thông thường không chứa lượng nitrit cao đến mức gây ung thư. Nitrit là một hợp chất vô cơ có thể chuyển hóa thành nitrat trong cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy lượng nitrat cao có thể liên quan đến nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, lượng nitrit trong nước sôi thông thường rất thấp, không đủ để gây hại.

Quá trình đun sôi thực sự giúp tiêu diệt vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác trong nước. Nước sôi an toàn hơn nhiều so với nước chưa được đun sôi, đặc biệt là ở những khu vực có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

5. Nước khoáng tốt hơn nước lọc?

Nước khoáng có chứa một số khoáng chất và nguyên tố vi lượng, nhưng hàm lượng này thường thấp hơn nhiều so với nhu cầu của cơ thể.

Đối với các khoáng chất thiết yếu, chúng ta nên bổ sung qua chế độ ăn uống đa dạng thay vì dựa vào nguồn nước uống hàng ngày.

(shutterstock)

6. Uống nước kiềm tốt nhất cho sức khỏe?

Nước kiềm, điển hình là nước soda, không phải là "thần dược" cho sức khỏe. Nó thậm chí có thể gây hại cho người bệnh gút và tăng axit uric máu.

(shutterstock)

Chúng ta nên lắng nghe cơ thể và điều chỉnh lượng nước phù hợp với nhu cầu cá nhân. Nước lọc đun sôi để nguội là lựa chọn tốt nhất và tiết kiệm nhất cho nhu cầu nước hàng ngày.

Theo Tống Vân - Aboluowang

Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Uống nước đúng cách: Bác bỏ những tin đồn sai lầm về việc uống nước!