Vì sao giáo sư đại học tìm Đạo học Phật luyện Hình ý quyền lại chuyển sang tu luyện Pháp Luân Công?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tại sao giáo sư đại học học Phật theo Đạo luyện Hình Ý lại chuyển sang tu luyện Pháp Luân Công? Theo lời của giáo sư mà nói: “Kiếp này được Đại Pháp, đây là may mắn ngàn năm khó gặp; Cảm ơn Sư tôn, Ngài đã chỉ rõ ý nghĩa cuối cùng của làm người cho các đệ tử, thoát khỏi bể khổ luân hồi, tái tạo sinh mệnh. Cảm ơn Sư tôn, đã mở đường lên thiên đàng cho các đệ tử”.

Khổ sở truy tìm trong Đạo giáo Phật giáo, cuối cùng tất cả đều trống rỗng, chỉ có đau khổ và bệnh tật

Tôi là giáo sư đại học, gần 70 tuổi. Năm 2017 tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đến nay đã sáu độ xuân thu.

Trước khi tu luyện Đại Pháp, tôi đã theo và tìm kiếm trong Đạo giáo và Phật giáo. Năm 2004, tôi bắt đầu học Đạo giáo, và năm 2010 tôi bắt đầu học Phật giáo. Trong quá trình tu luyện Phật giáo và Đạo giáo, tôi thực sự cảm thấy Phật giáo và Đạo giáo thời kỳ mạt Pháp không còn cứu độ được con người nữa, có ba điều khiến tôi vô cùng ấn tượng:

Đầu tiên, tôi nhận thấy mục đích của việc tu hành Phật giáo và Đạo giáo thời kỳ mạt Pháp là làm người bình thường, cầu danh lợi, tiêu trừ tai họa, bệnh tật. Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi nhận ra rằng điều này là sai. Tuy nói là tu Phật tu Đạo nhưng lại mê trong danh lợi tình sắc của người thường.

Điều thứ hai càng chấn động hơn, gần như ngay lập tức phá hủy niềm tin của tôi vào việc tu tập Phật giáo và Đạo giáo. Năm 2016, tôi đột nhiên bị nhồi máu não, mặc dù thoạt nhìn không nghiêm trọng, nhưng sau đó lại không thể tự chăm sóc bản thân. Trạng thái hoạt bát, nhanh nhẹn và tràn đầy năng lượng trước đây đã không còn nữa. Tôi bối rối không hiểu, vì sao tu Phật tu Đạo, luyện công đả tọa, còn luyện Hình ý quyền lại đột nhiên ngã bệnh chứ? Trước đây tôi chưa bao giờ bị bệnh.

Ba là sau khi tu Đại Pháp tôi mới hiểu được, chính là vừa tu Phật vừa tu Đạo, còn luyện Hình ý quyền, vừa học pháp môn này, lại vừa học pháp môn kia, toàn bộ thân thể đều rối loạn, vi phạm 'bất nhị pháp môn' mà Sư phụ đã giảng. Lúc đầu mắc bệnh, tôi vẫn niệm Phật nhưng không có tác dụng. Tôi có một vị sư phụ người thường, nhưng vị ấy tự lo cho bản thân còn không xong, nói gì đến lo cho tôi.

Người hữu duyên cuối cùng sẽ quy về Đại Pháp, hiểu được mối quan hệ và nguyên nhân của "bệnh" và "nghiệp"

Thiên ý sai khiến, năm 2017, tôi lên mạng Minh Huệ, đọc được cuốn Thiên thư “Chuyển Pháp Luân”, bắt đầu tu Đại Pháp, trở thành đệ tử Đại Pháp. Đã từng tu Phật giáo tu Đạo giáo và có sư phụ người thường trong quá khứ, tôi buông bỏ tất cả. Nói cũng thật lạ, vừa buông tâm liền quên hết. Ví dụ như, chú ngữ trong Phật giáo vốn rất quen thuộc, vậy mà trong đầu không có một chút khái niệm, không có một chút dấu vết. Có thể thấy được sự thần kỳ và uy lực của Đại Pháp.

Điều đầu tiên sau khi đắc Pháp là tôi buông bỏ chấp trước vào việc chữa bệnh. Trong quá trình học Pháp, tôi đã hiểu tại sao con người bị bệnh. Hóa ra việc bị bệnh là do nghiệp lực của bản thân làm điều xấu từ đời này sang đời khác gây ra.

Thứ hai, nếu muốn trừ nghiệp, trước tiên phải buông bỏ chấp trước vào việc trị bệnh, không cầu mà tự đắc.

Thứ ba, thông qua tu luyện, tiêu trừ nghiệp lực, nghiệp tiêu thì bệnh tự nhiên cũng không còn.

Thứ tư, chịu đựng gian khổ để tiêu nghiệp và đề cao tâm tính trong hoạn nạn.

Thứ năm, người tu luyện không có bệnh, lấy tiêu chuẩn của người tu luyện yêu cầu bản thân, đồng hóa Đại Pháp, bệnh tự nhiên tiêu.

Ước chừng trải qua hơn hai năm tu luyện, tôi mới thật sự hiểu được những Pháp lý này. Đến bây giờ, tuy rằng có lúc còn có "bệnh", nhưng đã hoàn toàn không để trong tâm. Hơn nữa, chính là thông qua ma nạn là những "bệnh" này, đề cao tầng thứ của chính mình. Nói cách khác, ma nạn "bệnh" chính là cơ hội để đề cao bản thân.

Tu Đại Pháp là có phúc báo, nhưng đệ tử Đại Pháp tu Đại Pháp không cầu phúc báo. Phúc báo của con người đến từ đức tích lũy đời đời kiếp kiếp, đệ tử Đại Pháp cũng không ngoại lệ. Nhưng điều khác biệt giữa đệ tử Đại Pháp và người bình thường là đệ tử Đại Pháp không chấp trước vào phúc báo. Người bình thường lo được lo mất, chấp nhất mãnh liệt đối với danh lợi dẫn đến kiệt quệ thể xác và tinh thần.

Khi nền kinh tế hiện đại ngày càng phát triển, bất ngờ nhấn nút “tạm dừng” trước những thiên tai nhân họa, thời gian dường như dừng lại. và bộ não được nhàn rỗi. Danh lợi, quyền thế, của cải, cuối cùng có ý nghĩa gì? Đời người rốt cuộc vì cái gì mà sống?

Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp tu luyện thượng thừa của Phật gia do Đại sư Lý Hồng Chí sáng lập, lấy đặc tính vũ trụ "Chân-Thiện-Nhẫn" để chỉ đạo việc tu luyện, phối hợp với năm bộ động tác đơn giản ưu mỹ, có thể khiến cho người tu luyện trong thời gian cực ngắn đạt tới thể xác và tinh thần khỏe mạnh, tính mệnh song tu. Tháng 5 năm 1992, Đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu công khai truyền Pháp Luân Công cho công chúng.

Hiện nay Pháp Luân Công đã được truyền đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhận hơn 5.000 lời khen ngợi, nghị quyết và thư ủng hộ từ các quốc gia trên thế giới dành cho người sáng lập Pháp Đại Pháp hay còn gọi là Pháp Luân Công. Nhà sáng lập Pháp Luân Công bốn lần liên tiếp được đề cử giải Nobel Hòa bình, sách Pháp Luân Công đã được dịch sang hơn 40 ngôn ngữ, phát hành trên toàn thế giới.

Sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp kết thúc, vào thời khắc then chốt của lịch sử này, hy vọng mọi người tĩnh tâm suy nghĩ về quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta, đồng thời lựa chọn một tương lai tốt đẹp cho bản thân và gia đình!

(Bài viết này được chỉnh sửa dựa trên thông tin từ Minghui.org)

Theo Tử Tĩnh - Sound Of Hope
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao giáo sư đại học tìm Đạo học Phật luyện Hình ý quyền lại chuyển sang tu luyện Pháp Luân Công?