4 biểu hiện bất thường khi độ nhớt trong máu tăng cao

Giúp NTDVN sửa lỗi

Máu có thể lưu thông bình thường là một tiền đề rất quan trọng để duy trì hoạt động sống, nhưng nếu máu trở nên đặc, nó sẽ làm tổn thương các mao mạch và gây tắc nghẽn. Lúc này, không chỉ quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng bị cản trở, mà thậm chí các tế bào xung quanh cũng có thể chết.

Về mặt y học, tình trạng máu đặc còn được gọi là độ nhớt của máu, có thể chẩn đoán thông qua xét nghiệm.

Chắc hẳn nhiều người đã nghe qua cụm từ “máu đặc”, nhưng ít ai biết ý nghĩa cụ thể của nó và những hậu quả mà nó mang lại.

Nói một cách dễ hiểu, máu trong cơ thể người giống như một dòng sông, vận chuyển chất dinh dưỡng đến các cơ quan, đảm bảo chức năng cơ thể hoạt động ổn định và hiệu quả.

Máu có thể lưu thông bình thường là một tiền đề rất quan trọng để duy trì hoạt động sống, nhưng nếu máu trở nên đặc, nó sẽ làm tổn thương các mao mạch và gây tắc nghẽn.

Lúc này, không chỉ quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng bị cản trở, mà thậm chí các tế bào xung quanh cũng có thể chết.

Cùng lúc đó, các mạch máu liên tục hấp thụ chất béo, cholesterol và canxi, khiến máu ngày càng khó lưu thông. Về lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề như đau đầu, hay quên, đau lưng, phù nề, rụng tóc… nghiêm trọng có thể dẫn đến đột quỵ não, nhồi máu cơ tim và các bệnh nghiêm trọng khác.

4 biểu hiện của người có độ nhớt máu cao

  • Buổi sáng thức dậy đầu óc lơ mơ

Bình thường, sau một đêm ngủ, cơ thể sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu sau khi thức dậy không những mệt mỏi, uể oải mà đầu óc còn choáng váng, cả người lơ mơ, thì cần lưu ý.

Tình trạng này có thể liên quan đến độ nhớt trong máu quá cao, lưu lượng máu chậm dẫn đến thiếu máu não. Cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt và mệt mỏi sau khi thức dậy, các triệu chứng này thường sẽ được cải thiện sau khi ăn sáng.

  • Mờ mắt kịch phát

Về mặt sinh lý, hoạt động bình thường của hệ thống thị giác cần tiêu hao khoảng 40% tổng lượng nhiệt của não bộ. Do đó, khi việc cung cấp máu gặp vấn đề, thị lực sẽ phản ứng đầu tiên.

Ví dụ, một số người có thị lực tốt nhưng đôi khi nhìn mờ hoặc thậm chí không nhìn rõ vật trước mắt.

Đây là do lưu thông máu kém, khiến dây thần kinh thị giác và võng mạc không được cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng và oxy, cuối cùng gây thiếu máu cục bộ và thiếu oxy tạm thời ở mắt.

  • Mệt mỏi sau bữa trưa

Sau khi ăn trưa, để tiêu hóa thức ăn, lượng máu lưu thông qua dạ dày và ruột sẽ tăng lên, trong khi lượng máu lưu thông đến não giảm xuống.

Cùng lúc đó, những người có độ nhớt máu càng cao thì tốc độ lưu thông máu sẽ càng chậm, điều này dẫn đến việc cung cấp máu cho não không đủ, do đó dễ bị buồn ngủ do thiếu oxy sau bữa trưa.

  • Tức ngực, khó thở khi vận động

Về mặt nào đó, tim và phổi là hai cơ quan không thể tách rời. Theo định nghĩa y học, chức năng tim phổi thực sự có mối liên quan nhất định.

Ví dụ, phổi và tim cùng nhau tạo thành "vòng tuần hoàn phổi máu", là con đường quan trọng để máu cung cấp oxy và giải phóng carbon dioxide.

Do đó, một khi khả năng cung cấp máu của tim giảm xuống và độ nhớt máu tăng cao, phổi sẽ bị ảnh hưởng theo.

Biểu hiện lâm sàng thường gặp là khó thở khi vận động, khó thở từng đợt, đặc biệt là khi nằm nghiêng hoặc nằm ngửa ban đêm, tình trạng khó thở thường sẽ rõ ràng hơn.

4 phương pháp giúp giảm độ nhớt máu

  • Chế độ ăn uống

Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, đồ ngâm muối chua, thực phẩm có hàm lượng đường cao và đồ uống có cồn.

Thực phẩm giàu chất béo rất giàu chất béo bão hòa và cholesterol, tiêu thụ lâu dài sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề độ nhớt của máu.

Thực phẩm ngâm chua có hàm lượng muối cao, tiêu thụ lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp và xơ cứng động mạch.

Thực phẩm chứa nhiều đường, có thể gây kháng insulin, tăng lượng đường trong máu, gây tăng đường huyết và các vấn đề khác, cuối cùng làm trầm trọng thêm độ nhớt của máu.

  • Giảm cholesterol và đường huyết

Các nghiên cứu lâm sàng đã phát hiện ra rằng máu của bệnh nhân bị tăng lipid máu và tăng đường huyết thường có độ nhớt cao hơn.

Vì vậy nên duy trì chỉ số glycated hemoglobin (HbA1C) ở mức 4 – 6%.

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, giá trị tối ưu của LDL nên ở mức < 100 mg/dL, tuy nhiên ở mức 100 - 129 mg/dL vẫn là bình thường (riêng trường hợp người có sẵn bệnh lý tim mạch hoặc có yếu tố nguy cơ về bệnh lý tim mạch thì cần giữ ở giá trị dưới 100 mg/dL). Nếu kết quả trong khoảng 130 - 159 mg/dL là ở giới hạn cao, 160 - 189 mg/dL là ở mức cao và từ 190 mg/dL trở lên là rất cao.

Ở trẻ em, giá trị bình thường thấp hơn so với người lớn. LDL nên giữ ở ngưỡng < 110 mg/dL, mức giới hạn cao là 110 - 129 mg/dL, và từ 130 mg/dL trở lên là mức cao.

  • Tập thể dục

Tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và giúp cải thiện đáng kể độ nhớt của máu.

Bạn có thể chọn một số bài tập aerobic như đạp xe, chơi bóng và thể dục nhịp điệu.

  • Bổ sung nước

Đặc biệt chú ý bổ sung nước sau khi thức dậy.

Sau một đêm ngủ, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước đáng kể, gây đặc máu do thiếu nước. Vì vậy, bạn có thể uống một cốc nước ấm khi bụng đói vào buổi sáng.

Theo Song Yun - Aboluowang
Hoàng Tuấn



BÀI CHỌN LỌC

4 biểu hiện bất thường khi độ nhớt trong máu tăng cao