5 loại cây dễ trồng, dễ dùng giúp tăng cường miễn dịch, kháng virus (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi bị cảm lạnh hoặc cảm thấy không khỏe, hầu hết mọi người đều có thói quen tự uống thuốc hoặc tìm đến bác sĩ. Trên thực tế, một số bệnh có thể chữa khỏi nhờ khả năng chữa bệnh của cây cỏ, hay còn gọi là thảo mộc.

→ Tiếp tục từ: 5 loại cây dễ trồng, dễ dùng giúp tăng cường miễn dịch, kháng virus (Phần 1)

3. Bạc hà (Peppermint) hoặc bạc hà á (Spearmint)

  • Bộ phận làm thuốc: Lá.
  • Công năng: Chữa đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn và nôn.

Bạc hà chủ yếu được dùng để cải thiện tình trạng đường tiêu hóa.

Ví dụ khi bạn ăn đồ dễ sinh khí gây đầy hơi, uống một ít trà bạc hà, sẽ giúp ợ hơi và nấc cụt trong vòng nửa giờ.

Một nghiên cứu cho thấy bạc hà có thể sử dụng để cải thiện hội chứng ruột kích thích, khó tiêu và đau bụng ở trẻ em.

Ngoài ra, bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường sự tập trung.

Guo Zijun cho biết, có rất nhiều loại bạc hà trên thị trường, khoảng 20 loại, chẳng hạn như bạc hà vị dứa, bạc hà vị sô-cô-la và bạc hà cam thảo.

Sản phẩm bạc hà dạng này chủ yếu được sử dụng để pha chế hoặc trang trí trên các loại nước trái cây, hiệu quả của nó có thể không tốt bằng bạc hà truyền thống.

Bạc hà chủ yếu được dùng để cải thiện tình trạng đường tiêu hóa. 
Bạc hà chủ yếu được dùng để cải thiện tình trạng đường tiêu hóa. (Unsplash)

4. Cây hương thảo (Rosemary)

  • Bộ phận làm thuốc: Lá và cành.
  • Chức năng: Chuyển hóa mỡ, kích thích tuần hoàn máu, giúp não hoạt động.

Khi thêm hương thảo vào một số món thịt, nó không chỉ làm tăng mùi thơm, loại bỏ mùi tanh của thịt mà còn giúp cơ thể chuyển hóa dầu.

Loại cây này đã được chứng minh khả năng ức chế sự hấp thụ lipid, điều hòa chuyển hóa lipid và glucose để giảm lượng cholesterol cũng như đường huyết, đồng thời giúp giảm nguy cơ béo phì và hội chứng chuyển hóa.

Người thường xuyên ăn thịt dễ bị khó tiêu, tăng cân, có thể thêm hương thảo khi nấu các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà hoặc uống một tách trà hương thảo sau bữa ăn.

Guo Zijun gợi ý rằng, những bệnh nhân bị sỏi túi mật và viêm túi mật có thể ướp hương thảo với thịt, có thể giúp quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể diễn ra thuận lợi.

Tốt nhất là kết hợp nó với trà làm từ lá bồ công anh hoặc rễ bồ công anh để giúp bình thường hóa chức năng của túi mật.

Bởi vì bồ công anh cũng có thể giúp chuyển hóa chất béo, đồng thời hỗ trợ chức năng của túi mật và tuyến tụy.

Cô Zijun nói thêm: "Những người chuyển hóa chất béo kém thường dễ bị ung thư tuyến tụy và ung thư túi mật".

Hương thảo chứa nhiều loại polyphenol khác nhau, có nhiều đặc tính khác nhau như chống oxy hóa, chống ung thư, chống đái tháo đường…

Nó cũng có thể giúp điều trị viêm nhiễm, giảm đau, tăng cường trí nhớ, chống lo âu và làm dịu thần kinh.

Guo Zijun nói rằng hương thảo có chứa eucalyptol, giúp ích cho khả năng nhận thức, những người bị suy giảm nhận thức hoặc trí nhớ kém cũng rất thích hợp sử dụng hương thảo.

Hương thảo đã được chứng minh khả năng ức chế sự hấp thụ lipid, điều hòa chuyển hóa lipid và glucose để giảm lượng cholesterol cũng như đường huyết, đồng thời giúp giảm nguy cơ béo phì và hội chứng chuyển hóa.
Hương thảo đã được chứng minh khả năng ức chế sự hấp thụ lipid, điều hòa chuyển hóa lipid và glucose để giảm lượng cholesterol cũng như đường huyết, đồng thời giúp giảm nguy cơ béo phì và hội chứng chuyển hóa. (Wikimedia Commons)

5. Kinh giới cay (Origanum vulgare)

  • Bộ phận làm thuốc: Lá.
  • Chức năng: Tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, phòng chống ký sinh trùng.

Kinh giới cay có mùi thơm, rất phổ biến trong ẩm thực Ý. Là loại cây có khả năng sinh sản mạnh, dễ ra hoa và kết hạt, có các đặc tính của cỏ dại.

Carvacrol trong kinh giới là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể chống lại vi trùng hiệu quả. Trong đó bao gồm Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Aspergillus flavus, Penicillium cũng như các loại vi khuẩn và nấm khác.

Các thí nghiệm đã phát hiện ra rằng, tinh dầu chiết xuất từ kinh giới có thể ức chế nhiều chủng vi khuẩn trong điều kiện thử nghiệm. Thậm chí, với liều lượng thấp hơn cũng có thể đạt được tác dụng diệt khuẩn.

Guo Zijun chỉ ra rằng trong số tất cả các loại tinh dầu được chiết xuất từ ​​​thảo mộc, carvacrol có khả năng kháng khuẩn tốt nhất. Đặc biệt, kinh giới có hàm lượng carvacrol cao nhất.

Hơn nữa, khi lá kinh giới được sấy khô, nó sẽ chứa nhiều carvacrol hơn so với khi còn tươi.

Guo Zijun khuyên bạn nên thêm kinh giới khô vào bữa ăn, vì hương vị của kinh giới khá cay nên không thích hợp để pha trà.

Cô còn gợi ý rằng, những người nuôi thú cưng như mèo và chó có thể rắc một ít lá kinh giới khô vào thức ăn của chúng để ngăn ký sinh trùng phát triển trên thú cưng.

Khi lá kinh giới được sấy khô, nó sẽ chứa nhiều carvacrol hơn so với khi còn tươi.
Khi lá kinh giới được sấy khô, nó sẽ chứa nhiều carvacrol hơn so với khi còn tươi. (Wikimedia Commons)

Bí mật nhỏ để trồng thảo mộc thành công: Độ ẩm

Để các loại thảo mộc này phát huy tác dụng chữa bệnh, chỉ dùng 1 đến 2 lá vẫn chưa đủ mà cần phải có một lượng nhất định.

Tỷ lệ hiệu quả: Để có một tách trà 250ml, cần ba thìa lá tươi hoặc một thìa lá khô.

Nếu sử dụng rễ Echinacea, lượng có thể giảm xuống 1-2 muỗng cà phê.

Guo Zijun, người đã ủng hộ việc sử dụng các loại thảo mộc và tinh dầu để tự chăm sóc và chữa bệnh trong nhiều năm, cho biết các loại thảo mộc ít xuất hiện trình trạng kháng thuốc.

Cô giải thích rằng do các yếu tố như môi trường nơi cây trồng phát triển, nhiệt độ, độ ẩm, đất và ánh sáng mặt trời sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ cấu trúc hóa học như carvacrol trong thực vật.

Điều này dẫn đến một vấn đề, đó chính là tỷ lệ mỗi lần khác nhau, vi khuẩn và virus sẽ không dễ dàng tạo ra hiệu ứng ghi nhớ.

Tuy nhiên, tiền đề là sử dụng thảo mộc chất lượng tốt, hữu cơ hoặc quy mô nhỏ, tốt nhất là phải biết phương pháp chiết xuất tinh dầu có đạt tiêu chuẩn hay không, điều kiện trồng trọt của cây trồng, v.v.

Guo Zijun nhấn mạnh lý do tại sao nhiều người không trồng được những loại cây này chủ yếu liên quan đến nước.

Lấy cây hương thảo và kinh giới làm ví dụ, những cây này chủ yếu mọc trong đất đá vôi trong tự nhiên và phải đối mặt với môi trường thoát nước rất tốt.

Để trồng những loại cây này ở Mỹ, người ta phải chú ý đến hệ thống thoát nước và tính đến lượng mưa tại địa phương.

Ở một số nơi khác, tưới nước quá nhiều có thể khiến cây bị thối và chết, khiến việc trồng thảo mộc bị thất bại.

Nếu là cây mới mua ở chợ hoa về, nhớ đừng tưới nước thường xuyên mà nên cho vào đất một ít vermiculite (là một khoáng chất phyllosilicat ngậm nước) hoặc đá trân châu Perlite để điều chỉnh chất đất, giúp thoát nước, giữ nước và duy trì độ thoáng khí.

Theo The Epoch Times tiếng Trung
Bảo Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

5 loại cây dễ trồng, dễ dùng giúp tăng cường miễn dịch, kháng virus (Phần 2)