‘Biểu hiện nội tạng’: Cơ sở của y học cổ truyền trong việc giữ gìn sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lý thuyết về biểu hiện nội tạng là một lý thuyết có hệ thống độc đáo về sinh lý và bệnh lý trong y học cổ truyền, đồng thời nó cũng là phần cốt lõi, có ý nghĩa định hướng quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe, tuổi thọ, phòng chống bệnh tật cũng như chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng.

“Biểu hiện nội tạng” dùng để chỉ các cơ quan âm dương hay còn gọi là cơ quan “tạng - phủ” cùng các dấu hiệu sinh lý, bệnh lý trên cơ thể, cũng như những sự vật, hiện tượng tương ứng với tự nhiên.

“Tạng phủ” dùng để chỉ những nội tạng được lưu giữ trong cơ thể, bao gồm ngũ tạng âm (gan, tim, lách, phổi, thận), sáu tạng dương (túi mật, ruột non, dạ dày, ruột già, bàng quang và tam tiêu), cùng các cơ quan phụ đặc biệt (não, tủy, xương, mạch, túi mật).

Vì ngũ tạng là trung tâm của mọi tạng, nên ý nghĩa của “tạng phủ” thực chất là để chỉ năm hệ thống sinh lý và bệnh lý với ngũ tạng là trung tâm.

"Biểu hiện" đề cập đến hiện tượng bên ngoài và sự tương tự của năm hệ thống sinh lý và bệnh lý này. Nó có hai nghĩa: Một là ám chỉ các dấu hiệu sinh lý và bệnh lý bên ngoài; nghĩa còn lại đề cập đến kết quả thu được từ sự tương tự giữa sự vật và hiện tượng ở môi trường tự nhiên bên ngoài.

Y học Trung Hoa phân biệt hoạt động của các cơ quan nội tạng bằng cách quan sát các dấu hiệu bên ngoài, tuân thủ nguyên tắc rằng "các dấu hiệu bên ngoài sẽ phản ánh sâu sắc tình trạng của các cơ quan bên trong".

Cho nên thuyết biểu hiện tạng lấy ngũ tạng làm cốt lõi, sử dụng hệ thống kinh mạch để kết nối sáu cơ quan, năm bộ phận, năm giác quan, chín lỗ trên cơ thể, bốn chi và vô số xương, tạo nên một khối thống nhất toàn diện và liên kết với nhau trong cơ thể.

“Năm tạng” tượng trưng cho “năm hệ sinh lý” của cơ thể người, tất cả các mô và cơ quan của cơ thể đều nằm trong năm hệ này. Ví dụ, cấu trúc hệ thống kết nối cụ thể như sau:

  • Hệ gan: Gan - túi mật - gân - mắt - móng.
  • Hệ tim mạch: Tim - ruột non - mạch - lưỡi - mặt.
  • Hệ thống lá lách: Lá lách - dạ dày - cơ - miệng - môi.
  • Hệ thống phổi: Phổi - ruột già - da - mũi - lông trên cơ thể.
  • Hệ thận: Thận - bàng quang - tủy xương - tai - tóc.

Năm hệ thống này không tách biệt với nhau mà được kết nối thông qua sự giao tiếp của các kinh mạch cũng như dòng khí và huyết (máu). Sự phối hợp cùng có lợi của các chức năng ngũ tạng là rất quan trọng để duy trì sự cân bằng sinh lý trong cơ thể.

Y học cổ truyền sử dụng thuyết âm dương để giải thích mối quan hệ cân bằng động giữa âm và dương của ngũ tạng, cả hai đều hạn chế và tương tác với nhau.

Theo Kuo Pin Wu - The Epoch Times
Nhật Duy biên dịch

Kuo-pin Wu là giám đốc Phòng khám Tim Xinyitang Đài Loan. Năm 2008, anh bắt đầu học y học cổ truyền Trung Quốc và lấy bằng cử nhân của Đại học Y khoa Trung Quốc tại Đài Loan.



BÀI CHỌN LỌC

‘Biểu hiện nội tạng’: Cơ sở của y học cổ truyền trong việc giữ gìn sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ