Dư thừa độ ẩm trong cơ thể: Cảnh báo 4 loại trái cây khiến bạn càng thêm mệt mỏi, uể oải

Giúp NTDVN sửa lỗi

Y học cổ truyền coi độ ẩm (tà khí) trong cơ thể là nguồn gốc của vạn bệnh. Một khi chúng trở nên dư thừa (thịnh), cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, phân dính, chán ăn. Theo thời gian, sức đề kháng cũng giảm xuống, dễ mắc các bệnh mãn tính.

Mặc dù bạn có thể tích cực “khử ẩm” bằng nhiều biện pháp tập luyện và thay đổi thói quen sinh hoạt, nhưng tác dụng của chúng sẽ giảm sút đáng kể nếu bạn vẫn thường ăn những loại trái cây dưới đây.

4 loại trái cây có thể làm tăng độ ẩm trong cơ thể

- Hồng xiêm

Từ góc độ y học cổ truyền, quả hồng có tính khô, lạnh và hơi se, vào kinh phế, tỳ, vị và đại tràng.

Tuy nhiên, hồng là một loại trái cây có tính mát, hàm lượng đường rất cao, nếu tiêu thụ quá nhiều, có thể làm trầm trọng thêm độ ẩm ở một mức độ nhất định.

Vì vậy, đối với những người có độ ẩm cao, tốt nhất không nên ăn quá nhiều hồng.

- Dưa hấu

Dưa hấu là một loại trái cây theo mùa, được tiêu thụ phổ biến vào mùa hè nóng nực.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dưa hấu vốn là loại trái cây có tính hàn, ăn quá nhiều dễ khiến độ ẩm tích tụ trong cơ thể.

- Chuối

Chuối có tác dụng nhuận tràng, thông tiện.

Tuy nhiên, những người có độ ẩm cao nên hạn chế ăn vì chuối vốn là sản phẩm của khí hậu nóng ẩm, ăn nhiều sẽ làm tăng thêm tình trạng tỳ hư.

- Thanh long

Thanh long có vị ngon, chứa nhiều anthocyanin, có tác dụng chống oxy hoá mạnh mẽ, ăn thường xuyên có thể giúp loại bỏ gốc tự do trong cơ thể và duy trì sức khoẻ làn da.

Dù thanh long có nhiều lợi ích như vậy, nhưng khi cơ thể bị dư thừa độ ẩm, bạn cũng nên hạn chế, nếu không sẽ chỉ làm tăng thêm độ ẩm và khí hàn trong cơ thể.

Cách loại bỏ độ ẩm trong cơ thể

1. Tập thể dục nhiều hơn

Ngoài thực phẩm nhiều dầu mỡ, nguyên nhân khiến cơ thể bị dư thừa độ ẩm là thói quen ít vận động.

Những người làm việc trong môi trường công sở thường chiếm đa số. Không chỉ kém vận động, việc sử dụng điều hoà không khí kéo dài có thể làm tăng độ ẩm trong cơ thể, lâu dần, chúng dễ xâm nhập vào lá lách, gây ra các triệu chứng bệnh tật khác nhau do thấp nhiệt.

Ngược lại, nếu kiên trì tập thể dục khoảng 40 phút mỗi ngày, không chỉ giúp tăng cường thể chất mà còn có thể bài tiết một phần độ ẩm qua mồ hôi.

2. Giác hơi

Giác hơi là phương pháp hiệu quả để loại bỏ độ ẩm trong cơ thể, nhưng phương pháp này cần được thực hiện tại các cơ sở chuyên nghiệp, có giấy chứng nhận hành nghề uy tín, nếu không, nó có thể gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Ngoài ra, khi mới bắt đầu, bạn nên chọn loại cốc có kích thước nhỏ, sau khi thực hiện, da có thể xuất hiện tình trạng bầm tím, sưng tấy, phồng rộp.

Lúc này không cần quá lo lắng, chỉ cần vệ sinh da sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng, sau một thời gian, các cục sưng phồng sẽ trở về trạng thái bình thường.

3. Chế độ ăn uống

Khi bị dư thừa độ ẩm, bạn cũng có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn nhiều thực phẩm có tác dụng loại bỏ độ ẩm như đậu đỏ, ý dĩ.

Vì đậu đỏ có thể tăng cường nhu động ruột và bài tiết, các chất dinh dưỡng trong ý dĩ giúp cải thiện lưu thông máu và chuyển hóa nước.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ý dĩ có tính hàn, nên rang chín trước khi nấu cháo hoặc pha nước.

Theo Zhao Li - Aboluowang
Nhật Duy



BÀI CHỌN LỌC

Dư thừa độ ẩm trong cơ thể: Cảnh báo 4 loại trái cây khiến bạn càng thêm mệt mỏi, uể oải