Những ‘chống chỉ định’ khi ăn trứng luộc! Biết sớm để bảo vệ sức khoẻ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trứng luộc rất tốt cho sức khoẻ. Cũng giống với nhiều loại thực phẩm khác, nếu biết cách tiêu thụ chừng mực và có chọn lọc, thì bạn có thể tận dụng tối đa mọi lợi ích mà nó có thể mang lại. Dưới đây là những lưu ý cần biết khi ăn trứng luộc.

9 lợi ích của trứng luộc đối với sức khoẻ

  • Giảm cân

Hàm lượng protein trong trứng luộc vô cùng cao sẽ khiến bạn cảm thấy no nhanh hơn, từ đó giảm thiểu lượng calo trong mỗi bữa ăn.

Đối với người đang có nhu cầu giảm cân, trứng luộc là món ăn lý tưởng trong thực đơn hàng ngày.

  • Ngăn ngừa rụng tóc

Trứng luộc có hàm lượng lớn vitamin A và E giúp ngăn ngừa rụng tóc, đẩy nhanh quá trình kích thích mọc tóc.

Mặt khác, thành phần axit béo trong trứng sẽ khiến tóc trở nên bóng mượt, khỏe mạnh hơn khi tiêu thụ thường xuyên.

  • Bảo vệ mắt

Trứng luộc chứa nhiều vitamin rất tốt cho việc duy trì sức khỏe của mắt và bảo vệ thị lực.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn nên kết hợp trứng luộc cùng cơm, salad trong chế độ ăn hằng ngày để ngăn ngừa cận thị và viễn thị.

  • Tăng cường não bộ

Trứng luộc chứa nhiều hợp chất choline.

Sự kết hợp của choline và protein trong trứng sẽ giúp não bộ phát triển, hoạt động tốt, đặc biệt ngay sau bữa sáng.

  • Tăng vòng 1

Protein đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển của những mô mỡ, tăng cơ hiệu quả.

Đặc biệt hơn, vitamin và khoáng chất vi lượng từ trứng góp phần tăng kích cỡ vòng 1 cho chị em.

  • Xương chắc khỏe

Ăn trứng luộc thường xuyên có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe của xương.

Trứng luộc còn hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương do tuổi tác.

Chất oxy hóa có trong trứng luộc sẽ giúp móng tay khỏe mạnh và hồng hào hơn.

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh

Nghiên cứu cho thấy rằng một người ăn trứng luộc hàng tuần có thể giảm 26% nguy cơ đột quỵ, xuất huyết; và giảm 28% nguy cơ tử vong do bệnh đột quỵ.

Điều này có được là nhờ hàm lượng cao cholesterol tốt (HDL) giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, từ đó bảo vệ sức khoẻ tim mạch, hạn chế các bệnh đột quỵ, tai biến…

  • Điều trị thiếu máu

Hàm lượng chất sắt dồi dào trong trứng luộc cải thiện hiệu suất của các hợp chất trong tế bào hồng cầu hemoglobin, góp phần điều trị bệnh thiếu máu hiệu quả.

  • Lưu thông máu

Ăn trứng luộc vào bữa sáng hàng ngày giúp cải thiện hiệu quả lưu thông máu. Điều này là nhờ các thành phần có trong trứng rất tốt cho quá trình lưu thông máu của cơ thể.

Ai không nên ăn trứng?

Ăn trứng có lợi cho sức khoẻ, nhưng ăn quá nhiều so với bình thường có thể làm tăng hàm lượng cholesterol xấu trong trứng. Bạn có biết, lòng đỏ trứng vịt có thể chứa 1,5 gram cholesterol xấu - một yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa thành mạch, tăng huyết áp, tắc mạch vành và đột quỵ.

Những người bị tiểu đường tuýp 2, gan nhiễm mỡ cũng cần hạn chế ăn trứng do chứa nhiều chất béo bão hoà và cholesterol, có thể làm tăng tích luỹ các chất này trong gan.

Trứng không phù hợp với người mắc bệnh tiêu hoá, sỏi mật và tiêu chảy, vì protein trong trứng sẽ kích thích đường ruột, co bóp túi mật và gia tăng áp lực lên dạ dày. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống ruột, túi mật của người bệnh đã yếu sẵn, có thể gây đau tức bụng, nôn nửa, tiêu chảy nặng thêm, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và tiêu hoá thức ăn.

Người bị cao huyết áp cũng tránh ăn trứng kèm óc lợn (não heo), vì sự kết hợp này có thể làm tăng cholesterol trong máu, dễ gây tử vong.

Phụ nữ mang thai, tiêu hoá kém không nên ăn nhiều trứng.

Người mệt mỏi, sốt (nhất là trẻ em) càng không nên ăn trứng. Trứng gà làm tăng nhiệt lượng cơ thể, không tán phát ra ngoài được, như “đổ dầu vào lửa”, khiến cho tình trạng thêm trầm trọng.

Sau khi ăn trứng không nên uống các loại thuốc chống viêm giảm đau bởi các chứng viêm liên quan đến protein, mà trứng rất giàu protein.

Ăn trứng bao nhiêu là đủ?

Để vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn không nên ăn quá 2 lòng đỏ trứng trong một ngày, 3 lòng đỏ trong 1 tuần.

Nên chọn trứng gà vì chứa ít cholesterol hơn, hạn chế lòng đỏ, tăng lòng trắng.

Khi ăn trứng, cần hạn chế uống trà vì protein của trứng kết hợp với axit tannic của trà sẽ gây khó tiêu, không ăn trứng cùng đậu nành làm giảm hấp thu các chất.

Thói quen ăn trứng lòng đào, trứng sống có thể gây ngộ độc, nôn ói do vỏ trứng chứa các lỗ nhỏ li ti, nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Bạn cũng không nên luộc trứng quá kỹ hoặc ăn trứng luộc để qua đêm.

4 thực phẩm đại kỵ với trứng

  • Sữa đậu nành và các loại sữa

Không nên uống sữa đậu nành với trứng gà bởi vì sữa có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

Ngoài ra, trong sữa có chứa một lượng lactose. Khi uống sữa kèm với trứng, protein trong trứng sẽ phân giải các axit amin, khiến cơ thể khó hấp thụ chất lactose trong trứng. Hơn nữa, việc kết hợp trứng - sữa còn cản trở quá trình tiêu hoá đối với các chất dinh dưỡng khác.

  • Trà xanh

Axit tannic trong lá trà sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất khó tiêu, làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột, dẫn đến táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại trong cơ thể.

  • Một số loại thịt

Theo y học cổ truyền, trứng, thịt ngỗng và thịt thỏ đều là các thực phẩm có tính hàn. Chúng chứa hoạt tính sinh học, nếu kết hợp cùng nhau cùng nhau sẽ kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.

Cũng có một số cảnh báo cho rằng ăn trứng với thịt rùa có thể gây ngộ độc thực phẩm.

  • Đường thắng

Nghiên cứu cho thấy, việc thắng đường để lấy màu khi chế biến món thịt kho trứng sẽ làm cho protein fructose axit amin trong trứng tiếp hợp với lysine, tạo thành chất khó hấp thu trong cơ thể.

Chấn Hưng (tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Những ‘chống chỉ định’ khi ăn trứng luộc! Biết sớm để bảo vệ sức khoẻ