Ăn trứng luộc để lâu trong tủ lạnh, bé trai 4 tuổi ngộ độc tử vong

Giúp NTDVN sửa lỗi

Do công việc quá bận rộn, một cậu bé (4 tuổi, ở Đài Loan) được bố mẹ gửi sang nhà bà ngoại để tiện chăm sóc. Biết được sở thích ăn trứng luộc lòng đào của cậu bé, bà ngoại đã lấy hết trứng trong nhà để luộc một lần cho cháu ăn. Khi không ăn hết, bà cất số trứng còn lại vào tủ lạnh để bảo quản trong vài ngày.

Vài ngày sau, khi ăn trứng trong tủ lạnh, cậu bé đột nhiên xuất hiện các triệu chứng suy nhược cơ thể và ngất xỉu. Hoảng sợ, bà ngoại nhanh chóng đưa cậu bé đến bệnh viện để cấp cứu. Tuy nhiên, cậu bé đã không thể qua khỏi.

Các bác sĩ tại bệnh viện cho biết nguyên nhân khiến nạn nhân tử vong liên quan đến một thực phẩm quen thuộc của rất nhiều người, cụ thể, trứng lòng đào để trong tủ lạnh quá lâu có thể dẫn đến sự gia tăng của một lượng lớn vi khuẩn. Trong số này, vi khuẩn Salmonella là loại phổ biến nhất.

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tương đối yếu, hệ thống miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển và chưa thể hoạt động hiệu quả như người lớn. Mặc dù dạ dày của trẻ có thể sản sinh ra một lượng axit nhất định giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, nhưng do hệ tiêu hoá của trẻ còn non nớt, nên lượng axit tiết ra không đủ, do đó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn từ thức ăn.

Khi nhiễm vi khuẩn này, các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sốt và suy nhược toàn thân thường sẽ xuất hiện trong vòng 8-72 tiếng. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Trứng luộc lòng đào có thể để lâu hay không?

Bạn không nên để trứng lòng đào ở môi trường bên ngoài quá lâu, kể cả trong tủ lạnh, bởi món ăn này chỉ thích hợp sử dụng ngay sau khi luộc xong và vớt ra ngay.

Nếu để nguội, phần trứng sẽ rất tanh, đặc biệt, phần lòng đào rất dễ bị nhiễm khuẩn và gây hại cho cơ thể khi tiêu thụ, các triệu chứng phổ biến bao gồm tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu (các enzym dạ dày rất khó tiêu hoá loại thức ăn này).

Đối với trứng đã luộc chín (cả phần lòng trắng và lòng đỏ), bạn có thể để trong tủ lạnh tối đa 7 ngày nếu bảo quản kịp thời (khoảng 2 giờ kể từ thời điểm trứng được luộc chín).

Để bảo quản trứng tốt nhất, bạn tránh bóc vỏ trứng khi cho vào tủ lạnh, vì bóc vỏ sẽ làm giảm đáng kể thời gian bảo quản.

Ngoài ra, đối với trứng luộc được cất trong tủ lạnh và để qua đêm, bạn chỉ nên ăn tiếp khi đã luộc lại, hoặc trần qua nước sôi trong 5-10 phút. Mặc dù vậy, cách làm này cũng làm giảm đáng kể hàm lượng dinh dưỡng trong trứng, ảnh hưởng đến độ thơm ngon của thực phẩm.

5 loại thức ăn có thể gây độc nếu để qua đêm

  • Hải sản

Hải sản chứa nhiều khoáng và vitamin rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là canxi và kẽm.

Nhưng khi để qua đêm trong tủ lạnh, hải sản không còn giữ được các dưỡng chất vốn có, thay vào đó, chúng biến chất thành những chất độc hại, gây ảnh hưởng đến gan và thận, không tốt cho sức khỏe.

Do đó, bạn nên chế biến vừa đủ để tránh tình trạng ăn thừa, vứt bỏ rất lãng phí.

  • Rau luộc

Rau chứa rất nhiều hàm lượng chất xơ, khoáng chất, vitamin.

Nghiên cứu khoa học cho rằng, nên tránh ăn những loại rau luộc để qua đêm, vì trong rau có chứa nhiều chất nitrat. Khi được nấu chín và để qua đêm, cùng với sự phát triển và xâm nhập của những loại vi khuẩn, nitrat sẽ được biến đổi thành nitrite, đây là một chất gây ung thư.

  • Trứng chiên, trứng luộc

Trứng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là khi được nấu chín và để qua đêm trong tủ lạnh, vốn là môi trường thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn.

Vì thế, trứng chiên, trứng luộc cũng là những món ăn tránh tiêu thụ khi để qua đêm trong tủ lạnh.

  • Nấm

So với các loại thức ăn khác, nấm là thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất khi được làm chín và cất trữ qua đêm trong tủ lạnh.

  • Canh các loại

Trong các loại canh có chứa gia vị như mắm, muối, bột ngọt… những chất này gây ra phản ứng hóa học khiến cơ thể bị ngộ độc, lâu dài sẽ phá hủy tủy xương, thiếu máu, suy thận, suy gan, thậm chí ung thư…

Những thực phẩm cần hạn chế đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Hải sản: Hải sản ăn sống (hàu, sò điệp, tôm, mực nang) hoặc nấu chưa chín (sushi, sashimi, cá hồi hun khói).
  • Trứng luộc chưa chín kỹ, nước sốt salad, các món tráng miệng làm từ trứng sống.
  • Thịt và nội tạng sống hoặc chưa chín kỹ (bít tết).
  • Thịt đông lạnh, thịt nguội (giăm bông, xúc xích chưa nấu chín, pate…).
  • Rau sống (xà lách, rau mầm…).

Bảo Vy (tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Ăn trứng luộc để lâu trong tủ lạnh, bé trai 4 tuổi ngộ độc tử vong