Thay đổi chế độ ăn giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát các triệu chứng kéo dài

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi đời sống nâng cao, ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường, tim, huyết áp cao và các bệnh hiện đại khác do dinh dưỡng quá mức. 

Trong đó, bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính do rối loạn chuyển hóa. Cụ thể là do insulin tiết ra không đủ hoặc không được sử dụng hiệu quả nên lượng đường trong máu tăng quá cao.

Lượng đường huyết cao giống như chất độc trong cơ thể. Nó có thể phá hủy võng mạc và các vi mạch của thận. Cuối cùng dẫn đến các biến chứng như mù lòa, suy thận.

Bác sĩ Xiao Jiejian là bác sĩ chuyên về quản lý cân nặng tại Phòng khám Sanshu Jinling Đài Loan. Ông cho biết các loại bột tinh chế như bánh mì trắng và bột mì trắng là nguyên nhân chủ yếu khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Xiao chia sẻ trường hợp một bệnh nhân tiểu đường đã giảm đáng kể lượng đường huyết và mỡ nội tạng nhờ thay đổi thói quen ăn uống. Qiu Yun (hoá danh) là một phụ nữ 71 tuổi mắc bệnh tiểu đường hơn 10 năm. Mỗi ngày bà phải uống thuốc 3 lần và tiêm 40 đơn vị insulin, nhưng bà vẫn không thể kiểm soát được lượng đường máu của mình.

Sau khi cải thiện thói quen ăn uống và tập thể dục, chỉ trong 6 tuần, bà đã giảm được 39,5% xuống 34% lượng mỡ cơ thể, và lượng mỡ nội tạng cũng giảm từ 11,6 kg xuống còn 8,6 kg.

Ngoài ra, bà không còn phải tiêm 40 đơn vị insulin mỗi ngày để kiểm soát việc tăng lượng đường trong máu nữa. Hiện tại, bà chỉ cần 16 đơn vị insulin và lượng đường trong máu vẫn ở mức 100 mg/dL.

Điều gì khiến lượng đường huyết của bà Qiu tăng cao? Hàng ngày bà ấy ăn không nhiều. Thức ăn chủ yếu là bánh mì trắng và cháo cho bữa sáng. Bà cũng không ăn nhiều thịt.

Bác sĩ Xiao cho biết, chế độ ăn tưởng chừng như nhẹ nhàng và lành mạnh này của bà Qiu lại chứa đầy những thứ kích thích lượng đường trong máu tăng cao. Đó chính là tinh bột.

Ăn quá nhiều bột tinh chế và thiếu protein nghiêm trọng sẽ làm giảm khối lượng cơ bắp, tốc độ trao đổi chất và ảnh hưởng đến lượng đường huyết.

Thực phẩm hàng ngày của nhiều người là gạo trắng và các sản phẩm bột mì trắng. Vậy gạo trắng hay bột mì trắng chứa nhiều calo hơn?

Chuyên gia dinh dưỡng Liu Yili tại Bệnh viện Tai'an, Đài Loan, nói với United Daily News: “Nếu so sánh 80g gạo hạt tròn và mì khô, thì lượng calo của chúng sẽ tương đương với khoảng một bát cơm và hai bát mì nấu chín.”

Nếu so sánh thì gạo và mì trắng đều chứa khoảng 280 calo. Tuy nhiên, tinh bột mì trắng chứa nhiều protein hơn gạo trắng. Nếu protein trong tinh bột mì trắng là 9,2 gam thì protein trong gạo trắng là 5,6 gam.

Chất xơ có trong tinh bột mì trắng cũng cao hơn gạo trắng, tương ứng là 1,5 gam và 0,6 gam.

Về lượng carbohydrate, mì trắng thấp hơn gạo trắng, các mức lần lượt là 59,7 gam và 62,2 gam.

Vậy thực phẩm nào tinh hơn, cơm trắng hay mì trắng?

Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan - Wang Weiguo, tại Hands Up Training, nói ra với United Daily News rằng mì trắng được chế biến nhiều hơn gạo trắng.

Wang cũng cho biết, gạo trắng lại được tinh chế nhiều hơn gạo lứt, vốn chứa nhiều vitamin B, protein và chất xơ hơn.

Tương tự, bột mì nguyên chất có nhiều vi chất dinh dưỡng hơn như chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Chuyên gia Liu cũng chỉ ra rằng, so với 80 gam gạo lứt thô và bột mì nguyên hạt, cả hai đều có lượng calo khoảng 290, nhưng hàm lượng carbohydrate của chúng lần lượt là 60,1 gam và 57,1 gam.

Trong khi gạo lứt chứa 6,6 gam protein thì bột mì nguyên hạt chứa 10,4 gam. Trong đó gạo lứt chứa 3,2 gam chất xơ thì bột mì nguyên hạt chứa 6,4 gam.

Bác sĩ Xiao cho biết, chỉ số đường huyết sẽ tăng lên khi ăn gạo trắng (sản phẩm đã loại bỏ cám từ gạo lứt).

Hơn nữa, cháo làm tăng tốc độ hấp thụ và khiến lượng đường trong máu tăng ngay lập tức.

Lượng đường huyết tăng nhanh gây kháng insulin. Insulin được coi là hormon đồng hóa chính của cơ thể, càng nhiều insulin thì sức đề kháng càng cao.

Lượng đường trong máu sẽ ổn định bằng cách thay bánh mì trắng bằng khoai lang, gạo trắng bằng gạo lứt, cháo bột yến mạch thay cho mì từ bột mì tinh chế.

Bác sĩ Xiao cũng khuyên rằng: “Nếu bạn muốn tăng lượng protein, hãy chọn tinh bột chất lượng cao. Và nếu phải ăn bột tinh chế thì bạn nên đi dạo thường xuyên hơn. Sau một bữa ăn thịnh soạn, hãy ra ngoài và đi bộ nhiều nhất có thể. Bạn không cần phải tập luyện cường độ cao để thấy được kết quả.”

Bác sĩ còn khẳng định rằng bệnh nhân Qiu của ông đã giảm lượng đường trong máu đáng kể nhờ thay đổi thói quen ăn uống. Bà đã giảm khoảng 4kg sau khi đổi chế độ an và duy trì thói quen tập thể dục.

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh

Cát Mộc biên dịch

Tác giả: Kane Zhang



BÀI CHỌN LỌC

Thay đổi chế độ ăn giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát các triệu chứng kéo dài