TNS Úc: Chính phủ Mỹ cần 'làm lành' với các gã khổng lồ công nghệ để cùng đối phó với Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một thượng nghị sĩ Úc, chính phủ Mỹ cần phải bỏ qua các mâu thuẫn và lợi dụng sự đổi mới của các gã khổng lồ công nghệ để có thể cạnh tranh tốt hơn với những tiến bộ công nghệ nhanh chóng của Trung Quốc, khi mà Trung Quốc tỏ ra là một con quái vật trong lĩnh vực này.

Bức tranh chiến lược lớn hơn

Thượng nghị sĩ Australia James Paterson, thuộc Đảng Tự do trung hữu và hiện là Bộ trưởng bóng tối (được bầu bởi đảng đối lập nhằm xem xét, đánh giá chính sách của chính quyền) về việc chống lại sự can thiệp của nước ngoài. Ông James Paterson cho biết cuộc đấu tranh quyền lực vĩ ​​đại trong thế kỷ 21 sẽ được đánh dấu bằng “chiến trường về mặt công nghệ”, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI), chất bán dẫn, 5G, điện toán lượng tử và công nghệ xanh.

Ông Paterson nói rằng trong khi các chính trị gia sẽ "không bao giờ ngừng việc tấn công Big Tech [các gã khổng lồ công nghệ]", các nhà lập pháp nên hướng tới "bức tranh chiến lược lớn hơn".

“Tôi đang yêu cầu các đồng nghiệp trong quốc hội của mình nâng tầm mắt khỏi những thách thức thông thường trong nước và mang tính thường nhật hơn nhiều do Big Tech đặt ra để hướng đến chân trời nhằm suy ngẫm về những rủi ro hệ thống mà tất cả chúng ta phải đối mặt nếu họ thất bại”, ông nói với American Enterprise Institute tại Washington vào ngày 13/09.

“Một phần không thể thiếu của chiến lược để giành chiến thắng trong cuộc đua công nghệ trong thời đại cạnh tranh chiến lược là một cuộc hợp tác mới với Big Tech. Không gì kém hơn sự tồn tại của các nền dân chủ tự do và hệ thống doanh nghiệp tự do phụ thuộc vào nó”.

Ông Paterson cho biết các chính phủ không có đủ nguồn lực, quy mô và sự chấp nhận rủi ro như những gã khổng lồ công nghệ như Amazon hay Intel.

“Các công ty phương Tây là trung tâm của cuộc cách mạng công nghệ — công ty mẹ của Google là Alphabet, Amazon, Apple, Facebook, Intel và Microsoft — chiếm 70% tổng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển thương mại của Mỹ vào năm 2019, chi tổng cộng 140 tỷ USD so với cho khoản đầu tư 109 tỷ USD của Lầu Năm Góc”, ông nói.

Trung Quốc là một con quái vật khác với Liên Xô

Thượng nghị sĩ cảnh báo rằng trong khi Liên Xô cuối cùng không thể theo kịp với toàn bộ sự đổi mới (về công nghệ) của Mỹ, thì Đảng Cộng sản Trung Quốc là một con quái vật khác.

TNS Úc: Chính phủ Mỹ cần 'làm lành' với các gã khổng lồ công nghệ để cùng đối phó với Trung Quốc
Một cậu bé chỉ tay vào áp phích robot AI trong Hội nghị Robot Thế giới 2022 tại Triển lãm Quốc tế Bắc Kinh Etrong vào ngày 18/08/2022 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Hội nghị Robot Thế giới 2022 đã khai mạc vào thứ 5 (18/08) tại Bắc Kinh. (Ảnh: Lintao Zhang / Getty Images)

“Trung Quốc đã nổi lên như một đối thủ cạnh tranh toàn diện, với [nhà lãnh đạo Trung Quốc] Tập Cận Bình tuyên bố cuộc chiến giành ưu thế công nghệ toàn cầu sẽ 'khốc liệt'”, ông Paterson nói. "Dựa trên các xu hướng hiện tại, người ta dự đoán rằng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong 5 đến 10 năm".

Ông lưu ý rằng chi tiêu của Trung Quốc cho nghiên cứu và phát triển đạt gần 90% mức của Mỹ và cũng trích dẫn cựu Giám đốc Phần mềm Không quân Nicolas Chaillan, người nói rằng chiến thắng của Trung Quốc trong lĩnh vực AI là "một điều đã hoàn tất".

Paterson nói: “Các ứng dụng lưỡng dụng của AI rất rộng và có thể chuyển đổi các hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, chính trị và quân sự".

Bắc Kinh đã cung cấp công nghệ giám sát AI cho 63 quốc gia.

Thượng nghị sĩ cũng chỉ ra nghiên cứu từ Jonathan Dowling, một giáo sư vật lý tại Đại học Bang Louisiana, người đã dự đoán mạng lưới truyền thông của Trung Quốc có thể "chuyển sang trạng thái đen" trong một vài năm tới, ngăn chặn hiệu quả việc tình báo Mỹ có thể theo dõi nó.

“Cảm biến lượng tử có thể làm mất tác dụng của máy bay tàng hình và gây nhiễu radar, đồng thời điện toán lượng tử có thể tính toán các phương trình và mô phỏng rất phức tạp trong vài giây”, ông Paterson nói.

Công ty Baidu của Trung Quốc gần đây đã tiết lộ rằng họ đang phát triển máy tính lượng tử của riêng mình để cạnh tranh với Mỹ. Cho đến nay, ông Arthur Herman, một thành viên cấp cao của Viện tư vấn theo chiều hướng bảo thủ Hudson Insitute, cho biết Mỹ vẫn đang đi đầu khá xa trong lĩnh vực này nhưng cảnh báo về sự cần thiết phải cảnh giác.

“Thực tế là chúng ta dẫn đầu không nhất thiết có nghĩa là chúng ta sẽ giành chiến thắng", ông nói với “China in Focus” trên NTD, một kênh truyền thông có liên kết với The Epoch Times.

Hợp tác với Big Tech

Ông Paterson cũng cho biết phản ứng đối với cuộc chiến Ukraine thể hiện sự sẵn sàng của các công ty công nghệ phương Tây trong việc chọn phe và ủng hộ các chính phủ.

Ví dụ, Microsoft đã hợp tác chặt chẽ với chính phủ Ukraine để cung cấp chia sẻ thông tin tình báo 24/7 và triển khai các biện pháp phòng thủ chống lại các cuộc tấn công mạng. Đồng thời, Project Shield của Google cũng đã tham gia vào các sáng kiến ​​tương tự.

Web Services của Amazon đã giúp di chuyển dữ liệu và dịch vụ của chính phủ Ukraine lên hệ thống Đám mây để lưu giữ thông tin trong trường hợp máy chủ vật lý bị phá hủy, và các lực lượng Ukraine sử dụng vệ tinh Starlink của Elon Musk để điều khiển máy bay không người lái thả bom vào các mục tiêu của kẻ thù.

TNS Úc: Chính phủ Mỹ cần 'làm lành' với các gã khổng lồ công nghệ để cùng đối phó với Trung Quốc
Người sáng lập SpaceX, Elon Musk và Giám đốc điều hành T-Mobile Mike Sievert trên sân khấu trong sự kiện chung của T-Mobile và SpaceX vào ngày 25/08/2022 tại Boca Chica Beach, Texas. Hai công ty đã công bố kế hoạch làm việc cùng nhau để cung cấp dịch vụ di động T-Mobile sử dụng vệ tinh Starlink. (Ảnh: Michael Gonzalez / Getty Images)

“Nhiều công ty công nghệ phương Tây đã chiến đấu để giữ cho người dân Nga có thể truy cập internet để chống lại những nỗ lực của Nga nhằm 'giương bức màn sắt kỹ thuật số lên [rào cản thông tin bằng kỹ thuật số]'”, Paterson nói. “Nhưng chúng ta phải có cùng kỳ vọng về Big Tech khi nói đến các kịch bản tiềm năng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Họ phải chọn một bên. Và nó phải là bên của chúng ta”.

Ông cho biết "các bang chiến trường", những bang rất vui khi làm việc với cả các nền dân chủ và Bắc Kinh, sẽ làm việc với các đối tác với công nghệ rẻ nhất và tốt nhất. Nhưng ông nói rằng nếu Trung Quốc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ, thì điều đó sẽ khiến thế giới trở thành một “nơi ít an toàn hơn nhiều”.

“Bất chấp nhiều sự thất vọng chính đáng của chúng ta với những gã khổng lồ công nghệ của chính chúng ta, chúng ta phải tự lựa chọn xem chúng ta có muốn họ giành ưu thế trong cuộc cạnh tranh của chính họ với các đối thủ của họ ở các quốc gia độc tài hay không", ông Paterson nói. “Bởi vì hoặc là Google, Facebook, Microsoft và Amazon sẽ là những người đặt ra các quy tắc quốc tế về con đường đi khi nói đến công nghệ, hoặc đó sẽ là Tencent, ByteDance, Huawei và HikVision”.

Bảo Nguyên

Theo Daniel Y. Teng - The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

TNS Úc: Chính phủ Mỹ cần 'làm lành' với các gã khổng lồ công nghệ để cùng đối phó với Trung Quốc