Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay thứ ba

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuối tháng này, Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc dự kiến ​​sẽ hạ thủy tàu sân bay thứ ba. Chiếc tàu sân bay có sàn đáp phẳng của lực lượng này có khả năng thực hiện các hoạt động cất cánh hoặc hạ cánh thông thường.

Với chiếc tàu sân bay mới này, và nhiều chiếc khác đang chuẩn bị nối đuôi nhau ra mắt, ĐCS Trung Quốc sẽ bắt đầu sử dụng các nhóm tác chiến tàu sân bay kết hợp và các nhóm tác chiến đổ bộ để thể hiện sức mạnh nhằm theo đuổi mục tiêu đạt được bá chủ toàn cầu.

Điều đáng ngại là trong khi Hải quân Hoa Kỳ đã vận hành tàu sân bay được 100 năm, thì lực lượng Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) chỉ mất khoảng 40 năm để phát triển và đóng một tàu sân bay mui phẳng cỡ lớn với một phi đội không quân tàu tân tiến, vốn được trang bị năng lực gần giống với một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân hiện đại của Hoa Kỳ.

Quá trình lắp ráp thành phần cấu kiện cho tàu sân bay Type-003 mới nhất này bắt đầu từ tháng 05/2020 đến tháng 07/2020 tại Xưởng Đóng tàu Giang Nam gần Thượng Hải. Tuy nhiên, việc chế tạo cấu kiện có thể đã bắt đầu từ năm 2016 đến năm 2017, với tổng thời gian hoàn thành từ năm đến sáu năm.

Con số này có thể đem ra so sánh với khoảng thời gian từ sáu tới tám năm để thi công xong tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Gerald Ford đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ hoặc năm năm đối với siêu hành không tàu John F. Kennedy, chiếc thứ hai thuộc lớp này.

Nhưng Hoa Kỳ chỉ có một xưởng đóng tàu, Xưởng Đóng tàu Newport News ở Norfolk, Virginia, có khả năng đóng từng chiếc tàu sân bay một lần. Ngược lại, xưởng đóng tàu Giang Nam của Trung Quốc có thể nhanh chóng đóng đồng thời hai tàu sân bay Type-003 cùng lúc và xưởng đóng tàu Đại Liên đã đóng một tàu sân bay nhỏ hơn loại 65,000 tấn lớp Liêu Ninh.

Tổng trọng lượng choán nước của Type-003 ước tính đạt khoảng 90.000 tấn, và tàu này có chiều dài khoảng 980 feet (gần 300 mét). Nó sẽ vận hành ba máy phóng có thể sử dụng hệ thống phóng điện từ tân tiến (EML), vốn là điều khá khó khăn để Hoa Kỳ phát triển cho tàu sân bay lớp Gerald Ford mới nặng 100.000 tấn, dài 1.092 foot (hơn 330 mét) của Hải quân Hoa Kỳ.

Nhưng điều cũng rất quan trọng là PLA đã phát triển thêm một phi đội không quân tàu gồm hơm 40 máy bay được cân đối cho chiếc Type-003 này, đồng thời các tàu sân bay theo sau đó sẽ sớm trang bị chiến đấu cơ thế hệ thứ năm dựa trên tàu sân bay đầu tiên của PLAN.

Đây sẽ là máy bay chiến đấu J-35 thế hệ thứ năm của Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương, hiện đang được thử nghiệm, được trang bị động cơ đôi, khả năng tàng hình, và vận chuyển vũ khí bên trong. J-35 có kích thước tương đương với F-35C thế hệ thứ năm của Hải quân Hoa Kỳ, đã bắt đầu được triển khai trên tàu vào năm 2021.

Máy bay chiến đấu trên tàu sân bay đầu tiên của Lực lượng Không quân Hải quân PLA, J-15B Thẩm Dương, một bản sao đã được sửa đổi nhiều của chiến đấu cơ trên tàu sân bay có cánh mũi (dạng cánh cố định trên khung máy bay) Sukhoi Su-33 của Nga những năm 1980, có khả năng sẽ có các tính năng thế hệ 4+ như một radar mảng pha quét điện tử chủ động (Active Electronically-Scanned Array, ASEA), tên lửa không đối không PL-15 tầm bắn 125 dặm, và một loạt tên lửa tấn công chống hạm/tên lửa đối đất.

Một quân nhân đi bộ ngang qua máy bay chiến đấu đa năng J-16 của Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương thuộc Lực lượng Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAAF) tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Trung Quốc lần thứ 13 ở Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, hôm 28/09/2021. (Ảnh: Noel Celis/AFP/Getty Images)

Nhiều khả năng một biến thể tác chiến điện tử (EW) chuyên dụng của J-15B sẽ được nâng cấp, bản sao của máy bay chiến đấu Boeing F/A-18G Growler EW của Hải quân Hoa Kỳ.

Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc đang thử nghiệm KJ-600 của Tập đoàn Máy bay Tây An, một máy bay có hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không có hai động cơ phản lực cánh quạt (AWACS) với một mái vòm radar lớn, sao chép cấu hình máy bay Northrop-Grumman E-2 Hawkeye của Hoa Kỳ. Dự kiến, KJ-600 sẽ hình thành nền tảng cho hoạt động tác chiến chống tàu ngầm (ASW) và các biến thể chở hàng hóa của tàu sân bay.

Vì PLA đã có hơn 20 năm chú trọng phát triển các nền tảng chiến đấu không người lái, nên Type-003 cũng có thể được kỳ vọng trang bị các máy bay chiến đấu không người lái cỡ lớn đặc trưng để hỗ trợ các nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm, giám sát, và tấn công.

Trong thập niên vừa qua, các nguồn tin về Trung Quốc không rõ liệu PLAN có chế tạo thêm ít nhất một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng có khả năng đã cải tiến Type-003 hay không, hay chỉ đóng một chiếc Type-003 và chuyển đổi nhanh chóng sang sản xuất hàng loạt tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, được gọi là Type-004.

Việc sản xuất chiếc Type-003 thứ hai có thể được hoàn thành trong vòng năm năm, nhanh chóng nâng số nhóm tác chiến tàu sân bay của PLA lên tới con số bốn, vốn có thể áp đảo nhóm tác chiến tàu sân bay duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ đang đóng quân tại Nhật Bản. Điều này thể hiện một cam kết vững chắc hơn rằng PLA có thể tiến hành một cuộc xâm lược thành công vào Đài Loan.

Với bốn nhóm tác chiến tàu sân bay, PLA cũng có thể hỗ trợ tích cực hơn cho chính sách ngoại giao cưỡng chế của ĐCS Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Phi Châu và Mỹ Latinh.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi nhanh chóng hơn sang các tàu sân bay Type-004 chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ cho phép Hải quân Trung Quốc nhanh chóng xây dựng các nhóm tác chiến tàu sân bay chạy hoàn toàn bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới, mà các nguồn tin về Trung Quốc đưa ra giả thuyết chắc chắn rằng có thể bao gồm các tàu tuần dương hộ tống chạy bằng năng lượng hạt nhân và các tàu tiếp tế tức thời chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Hải quân Hoa Kỳ không có kế hoạch khôi phục việc sản xuất hộ tống hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc bắt tay vào việc sản xuất các tàu tiếp tế tức thời chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Một nhóm tác chiến tàu sân bay chạy hoàn toàn bằng bằng năng lượng hạt nhân sẽ cung cấp cho ĐCS Trung Quốc các phương án khai triển vô cùng nhanh chóng sức mạnh hải quân trên toàn cầu cho các nhiệm vụ chiến đấu hoặc cưỡng bách. Ví dụ, từ các căn cứ trên đảo Hải Nam, họ có thể đến vùng biển phía bắc của Úc trong vòng chưa đầy một tuần.

Ngay cả khi PLA chỉ sử dụng xưởng đóng tàu Giang Nam của mình để sản xuất bốn tàu sân bay trong mỗi thập niên, họ có thể tích lũy tới 10 tàu sân bay cho Hải quân Trung Quốc và khai triển các nhóm tác chiến vào đầu những năm 2040.

Nếu không có thêm kinh phí, Hải quân Hoa Kỳ có thể sẽ rất khó hoàn thành kế hoạch đóng và hạ thủy bốn tàu sân bay lớp Ford trong thập niên này để tiến tới việc thay thế các tàu sân bay lớp Nimitz đã cũ.

Nhưng vì chỉ có một xưởng đóng tàu có khả năng chế tạo tàu sân bay hạt nhân, nên Hải quân Hoa Kỳ sẽ rất khó duy trì một hạm đội 20 tàu sân bay. Điều này có nghĩa là vì cần phải thực hiện các chu kỳ bảo dưỡng, nên chỉ có khoảng năm chiếc có thể sẵn sàng cho phản ứng khủng hoảng, chứ không phải tất cả đều trong tình trạng trực chiến ở Thái Bình Dương.

Để đương đầu với các nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân đang mọc lên như nấm của Trung Quốc, Hải quân Hoa Kỳ sẽ yêu cầu [đóng] nhiều “tàu” hơn để giảm giá thành sản xuất, có thể bổ sung thêm lớp Ford trị giá 13 tỷ USD, và cũng có thể trang bị hệ thống hỏa lực ấn tượng.

Để bắt đầu thử nghiệm khái niệm về một tàu sân bay cỡ nhỏ, tháng Tư vừa qua, Hải quân Hoa Kỳ đã sử dụng tàu chiến đổ bộ lớp America nặng 45,000 tấn USS Tripoli trị giá 4 tỷ USD để chế tạo trên đó phi đội không quân lớn nhất gồm 20 chiếc máy bay chiến đấu hạ cánh thẳng đứng đường băng ngắn (STOVL) F-35B thế hệ thứ năm của Marine Corp.

Một tàu chiến lớp America lớn hơn một chút có thể chứa 20 máy bay chiến đấu hạ cánh thẳng đứng đường băng ngắn (STOVL) F-35B thế hệ thứ năm vững chắc, và thêm khoảng 20 máy bay hỗ trợ cất cánh thẳng đứng có người lái và không người lái, cùng 200 tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) dựa trên tên lửa đất đối không (SAM) SM-6 với tầm bắn tiềm năng 1.200 dặm.

Trong phạm vi hoạt động của tên lửa đạn đạo chống hạm, được dẫn đường bởi máy bay hỗ trợ có người lái hoặc không người lái hoặc thậm chí là máy bay chiến đấu F-35B, một tàu sân bay nhỏ hơn như vậy có thể phối hợp với các tên lửa đạn đạo chống hạm trên đất liền hoặc máy bay chiến đấu để tiêu diệt các tàu sân bay lớn hơn nhiều của Hải quân Trung Quốc và các nhóm tác chiến của họ.

Những tàu sân bay nhỏ hơn như vậy cũng có thể chứa vài trăm lính thủy quân lục chiến để phối hợp với các đơn vị đổ bộ lớn hơn của lực lượng Thủy quân lục chiến, và/hoặc các lực lượng Không vận của Lục quân, để đón trước hoặc đối phó với các cuộc tấn công đổ bộ và đổ bộ bằng đường không toàn diện của PLA, khi cần thiết.

Một lực lượng gồm 10 tàu sân bay nhỏ hơn như vậy được trang bị một số lượng lớn các tên lửa đạn đạo chống hạm sẽ cho phép Hải quân Hoa Kỳ ngăn chặn tốt hơn hành động xâm lược trên biển-trên bộ-trên không của Trung Quốc mà có thể xuất hiện đồng thời tại nhiều địa điểm chiến lược trên khắp thế giới — một mối đe dọa ngày càng có khả năng xảy ra khi PLA đóng thêm nhiều tàu sân bay thông thường cũng như tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Quan điểm trong bài viết này là ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Rick Fisher là một thành viên cao cấp của Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay thứ ba