Kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ, hãy cẩn thận với nụ cười của ông Tập

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mới đây, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã gặp gỡ Tổng thống Biden với một thái độ thân thiện. Nhưng đằng sau nụ cười của ông Tập là những gì? Ông Tập đang che đậy điều gì?

Tại những lần gặp gỡ trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 vào tháng 11 vừa qua, Bắc Kinh đã thay đổi thái độ ngoại giao chiến lang đối với Mỹ. Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình nhắc lại rằng "không có lý do gì khiến quan hệ Trung - Mỹ bị hủy hoại." Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, chuyên gia truyền thông cấp cao Cheng Xiang nói rằng nhiều dữ liệu từ Trung Quốc đã cho thấy số liệu GDP hiện nay của nước này là một sự giả mạo và tin rằng các vấn đề nghiêm trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là lý do khiến Bắc Kinh có các cử chỉ thân thiện với Mỹ. Ông cũng nói về lịch sử của chính quyền Trung Quốc để cảnh báo rằng ý định tiêu diệt Mỹ của Bắc Kinh vẫn không thay đổi và nhắc nhở Mỹ đừng để bị lừa dối một lần nữa.

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc bị nghi ngờ là giả mạo

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc tuyên bố GDP của Trung Quốc tăng 5,5% trong nửa đầu năm nay. Ông Cheng Xiang cho rằng động lực chính của GDP Trung Quốc là tiêu dùng, đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, 3 thành phần trên đều suy giảm đáng kể trong 6 tháng qua.

Về đầu tư của chính phủ, Cục Thống kê cho biết, đầu tư tài sản cố định quốc gia từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay tăng 3,4% hàng năm, đạt gần 28,6 nghìn tỷ CNY (nhân dân tệ). Dữ liệu tương đương từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2022 là 31,98 nghìn tỷ CNY, tức là trên thực tế mức giảm là 10,6%, mức giảm cao thứ hai kể từ khi có dữ liệu.

Đầu tư nước ngoài cũng giảm đáng kể. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, Trung Quốc chỉ thu hút 4,9 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm mạnh 76% so với 20,5 tỷ nhân dân tệ trong quý đầu tiên và giảm mạnh 87% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Cheng chỉ ra rằng do số liệu sụt giảm nghiêm trọng nên chính quyền đã không công bố dữ liệu này từ tháng 8. Cũng giống như việc không công bố số liệu thất nghiệp trong giới trẻ, “nếu chúng ta không công bố, mọi người sẽ không nhìn thấy cuộc khủng hoảng”.

Về thương mại xuất nhập khẩu, dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy xuất khẩu hàng hóa từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay là 1,94 nghìn tỷ CNY, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái; riêng xuất khẩu hàng hóa trong tháng 7 là 281,5 tỷ CNY, giảm 14,8% so với cùng kỳ. Thặng dư thương mại trong tháng 7 là 64 tỷ CNY, giảm 27,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, theo dữ liệu thuế trong nửa đầu năm nay do Bộ Tài chính Trung Quốc công bố, nhiều số liệu thuế đại diện đã giảm đáng kể.

Ông Cheng Xiang đặt câu hỏi, dựa trên những dữ liệu trên, tuyên bố tăng trưởng GDP 5,5% của chính quyền Trung Quốc đến từ đâu?

Ông cũng tin rằng sự thịnh vượng kinh tế của Trung Quốc trong quá khứ có liên quan đến tình trạng hài hòa trong quan hệ Mỹ - Trung.

Kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ, hãy cẩn thận với nụ cười của ông Tập
Một người đàn ông đi dạo trên Bến Thượng Hải dọc theo sông Hoàng Phố với các tòa nhà ở quận Phố Đông ở phía sau, khu vực đang bị phong tỏa do COVID-19, vào ngày 28/03/2022 ở Thượng Hải. Hàng triệu người ở trung tâm tài chính của Trung Quốc đã buộc phải ở trong nhà vào ngày 28/03 khi nửa phía đông của Thượng Hải bị phong tỏa để kiềm chế đợt bùng phát COVID-19 lớn nhất của quốc gia. (Ảnh: HECTOR RETAMAL / AFP qua Getty Images)

Đối địch với Mỹ không có lợi cho kinh tế

Ông Cheng Xiang kể lại rằng khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đến thăm Mỹ vào năm 1979, ông Li Shenzhi, người sau này trở thành giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã đi cùng ông Đặng. Ông Li Shenzhi hỏi ông Đặng tại sao ông coi trọng mối quan hệ với Mỹ. Ông Đặng đáp: “Nhìn lại mấy chục năm qua, tất cả các nước có quan hệ tốt với Mỹ đều trở nên giàu có”. Giờ đây, nhà lãnh đạo hiện tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc hẳn phải muốn gặp Tổng thống Mỹ Biden với nụ cười trên môi và gác lại chính sách ngoại giao chiến lang vì ông muốn có mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ và tìm cách cải thiện nền kinh tế Trung Quốc.

Ông Cheng Xiang dẫn quan điểm của ông Liu Mengxiong, cựu thành viên Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cho rằng nguyên nhân sâu xa của các vấn đề kinh tế nằm ở chính trị. Ông Cheng Xiang cho rằng Bắc Kinh từng nói về “sự trỗi dậy ở phía đông và xuống dốc ở phía tây” và “một cộng đồng hướng đến tương lai chung cho nhân loại”, nhằm từ bỏ trật tự quốc tế do Mỹ thiết lập từ Thế chiến thứ hai. Trung Quốc luôn là kẻ thù của Mỹ và các doanh nhân nước ngoài đã e sợ, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay ở Trung Quốc.

Kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ, hãy cẩn thận với nụ cười của ông Tập
(Ảnh: The Epoch Times, Shutterstock)

Bản chất không thay đổi

Việc Bắc Kinh thay đổi thái độ với Mỹ có phải là một bước rút lui chiến lược? Ông Cheng Xiang nói rằng bản chất chống Mỹ của Bắc Kinh vẫn không hề thay đổi, đặc biệt là khi ông Tập lên nắm quyền.

Nhưng tại sao bây giờ Bắc Kinh lại tỏ ra ưu ái Mỹ? Ông Cheng phân tích rằng đó là chiến lược của ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc). Trong chiến tranh du kích, Bắc Kinh nhấn mạnh “nói và đánh, đánh và đánh để nói”. Khi thực lực kém hơn đối phương thì Bắc Kinh sẽ thương lượng và ngược lại. Nếu Bắc Kinh không mạnh bằng Mỹ thì Bắc Kinh sẽ đàm phán.

Ngoài ra, Bắc Kinh nhấn mạnh luôn áp dụng chiến lược hai mặt là đấu tranh và hợp tác, tùy theo tình hình, nhưng mục tiêu cuối cùng là đánh bại đối thủ. Có rất nhiều dẫn chứng trong lịch sử chính quyền Bắc Kinh thể hiện điều này.

Cẩn thận với nụ cười của ông Tập

Ông Cheng Xiang cho biết Bắc Kinh hiện đang hy vọng sẽ giảm bớt áp lực của cuộc suy giảm kinh tế mà nước này đang trải qua; thứ hai là Bắc Kinh muốn “đánh lừa và làm tê liệt kẻ thù”. Ví dụ lừa dối điển hình nhất là việc đích thân ông Tập Cận Bình nói với (cựu Tổng thống Mỹ) Obama rằng Biển Đông sẽ không bị quân sự hóa, nhưng sau đó Bắc Kinh đã thiết lập căn cứ quân sự trên các đảo ở Biển Đông.

Ông Cheng chỉ ra rằng ĐCSTQ thường sử dụng đối thoại như một chiến thuật trì hoãn để câu giờ để có thể chuẩn bị tốt hơn cho cuộc chiến tiếp theo. ĐCSTQ đã lừa dối Quốc Dân Đảng trong cuộc Nội chiến Trung Quốc theo cách đó. Năm 1946, trong cuộc họp ở Trùng Khánh, Mao Trạch Đông đã hội đàm với nhà lãnh đạo Tưởng Giới Thạch và thậm chí còn hét lên "Tưởng Chủ tịch muôn năm". Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Mao Trạch Đông đang triển khai một cuộc chiến tranh mới và phát động ba trận đánh lớn ngay sau khi trở về Diên An.

Ông Cheng Xiang cũng cho rằng ĐCSTQ đội lốt người theo chủ nghĩa hòa bình thông qua các cuộc “đối thoại” để giành được sự ủng hộ của dư luận, đồng thời sử dụng “đối thoại hòa bình” để đưa đối thủ của mình vào thế “bị cáo” vì đã phát động chiến tranh. Bắc Kinh lợi dụng điều này để giành được sự ủng hộ của người dân thường.

Ông Cheng Xiang chỉ ra rằng đằng sau khuôn mặt tươi cười của Tập Cận Bình trong hội nghị thượng đỉnh APEC, "bạn phải hết sức cẩn thận. Đằng sau khuôn mặt tươi cười của ông ta, (hãy xem) những chiến lược quỷ quyệt của ông ta là gì". Ông Cheng Xiang cảm thấy thật đáng tiếc khi một số người tin rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ bắt đầu lại quan hệ hữu nghị thân thiện. “Tôi nghĩ ý tưởng này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về ĐCSTQ”.

Kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ, hãy cẩn thận với nụ cười của ông Tập
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần lễ Các nhà lãnh đạo Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Woodside, California, Mỹ, vào ngày 15/11/2023. (Ảnh: BRENDAN SMIALOWSKI/AFP qua Getty Images)

Những lời nói ngọt ngào nhưng dối trá

Trong nỗ lực giữ lại đầu tư nước ngoài để nuôi sống nền kinh tế Trung Quốc, ông Tập đã có cử chỉ thiện chí với các CEO tại bữa tiệc được tổ chức ở San Francisco [cũng trong đợt ông Tập sang Mỹ tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC vừa qua], tuyên bố rằng Trung Quốc sẵn sàng làm bạn với Mỹ.

Ông Tập cũng cho biết: “Trung Quốc cảm thông sâu sắc với người dân Mỹ, đặc biệt là giới trẻ, về những đau khổ do fentanyl gây ra”.

Ông Anders Corr, người sáng lập Corr Analytics Inc., nhà xuất bản Tạp chí Rủi ro Chính trị, vạch trần đây là một lời nói dối.

“Ông Tập đã nói dối trong suốt bài phát biểu của mình, kể cả khi ông ấy tuyên bố là bạn của Mỹ và có sự đồng cảm với những người Mỹ bị ảnh hưởng bởi fentanyl. Việc ông ấy sử dụng fentanyl làm điểm thương lượng với [Tổng thống Mỹ Joe Biden] về vấn đề Đài Loan là trường hợp ví dụ rõ ràng nhất”, ông nói.

Vào ngày 2/8 năm ngoái, sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân Chủ - California), Bắc Kinh đã áp đặt một loạt biện pháp trả đũa Mỹ, bao gồm cả việc đình chỉ hợp tác với Washington trong việc hạn chế buôn lậu ma túy.

“Ngày càng rõ ràng rằng ĐCSTQ là kẻ thù của các nền dân chủ và các quốc gia có chủ quyền trên toàn thế giới, những quốc gia mà họ nhìn nhận là đang cạnh tranh với họ để giành quyền bá chủ toàn cầu. ĐCSTQ cố gắng che giấu nỗ lực giành quyền bá chủ thông qua những lời nói hữu nghị để câu giờ, nhưng bất cứ ai chú ý đều thấy rõ những lời dối trá”, ông Corr nói.

Lucia Dunn, giáo sư kinh tế tại Đại học bang Ohio, cũng chia sẻ quan điểm tương tự, cho rằng bằng chứng nằm ở thực tế.

Bà nói: “Ông ấy đã rất chậm chạp trong việc giúp đỡ Mỹ giải quyết cuộc khủng hoảng fentanyl vốn là một thảm kịch đối với người Mỹ”.

Bà còn chỉ ra thêm rằng với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, ông Tập đã không có bất kỳ hành động nào để giải quyết tội ác thu hoạch nội tạng sống, một tội ác chống lại loài người chưa từng có.

Bà nói rằng, nếu ông Tập tiếp tục coi thường các nguyên tắc đạo đức quan trọng mà nền văn minh phương Tây dựa vào, thì bà không thể nhìn thấy nhiều tương lai cho ý tưởng hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bảo Nguyên tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ, hãy cẩn thận với nụ cười của ông Tập