Nhìn lại những sai lầm trong quá khứ đang ám ảnh mối quan hệ Mỹ - Trung

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hãy cùng nhìn lại những sai lầm trong quá khứ đã tạo ra tai họa lớn nhất trong lịch sử loài người - những bước đi sai lầm mà Mỹ đã thực hiện một cách có chủ ý trong quá khứ.

Những bước đi sai lầm của Mỹ về vấn đề Trung Quốc đã tạo thành một con đường dài. Động cơ đằng sau những bước đi sai lầm đó bao gồm sự vụ lợi, ý thức hệ, lòng tham và sự ngây thơ. Dưới đây là một số sai lầm đó.

Nhiệm vụ Dixie

Năm 1944, Tổng thống Franklin Roosevelt đã thành lập Nhóm Quan sát Quân đội Mỹ tại Ya’an (Tứ Xuyên, Trung Quốc) nhằm mục đích liên lạc với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) của Mao Trạch Đông. Tổng thống Roosevelt duy trì một quan niệm sai lầm rằng hai phe tại Trung Quốc có thể hòa giải những khác biệt của họ sau Thế chiến thứ hai. Động thái này đã gieo rắc sự bất ổn trong chính phủ Trung Hoa Dân Quốc.

Học thuyết Nixon

Năm 1969, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố rằng “Mỹ mong đợi các đồng minh châu Á của mình có khả năng tự phòng thủ”. Đối với Đài Loan, chính sách này có nghĩa là Hải quân Mỹ chấm dứt các cuộc tuần tra ở eo biển Đài Loan. Nhìn lại, điều này đã đặt nền móng cho chuyến đi của ông Nixon và Henry Kissinger tới Thượng Hải để “mở cửa Trung Quốc” vào năm 1972.

Thông cáo Thượng Hải

Thông cáo Thượng Hải được chính quyền Nixon ban hành vào tháng 2 năm 1972 sau cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai nhằm “mở cửa Trung Quốc” với thế giới. Thông cáo chung cũng có những lời lẽ mang tính định mệnh này (đây là thứ đã dẫn đến những căng thẳng hiện nay ở eo biển Đài Loan khi Hải quân PLA đe dọa Đài Loan): “Hoa Kỳ thừa nhận rằng tất cả người Trung Quốc ở hai bên eo biển Đài Loan đều cho rằng chỉ có một Trung Quốc và rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ không thách thức quan điểm đó”.

Thông cáo thứ 2

Được ban hành bởi Tổng thống Jimmy Carter vào năm 1978, “thông cáo thứ hai” này chứa đựng giả định ngây thơ về quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc: “Bình thường hóa - và các mối quan hệ thương mại và văn hóa mở rộng mà nó sẽ mang lại - sẽ góp phần vào sự thịnh vượng của Quốc gia của chúng ta, vì lợi ích quốc gia của chúng ta, và nó cũng sẽ tăng cường sự ổn định của châu Á”.

Trên thực tế, việc bình thường hóa quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tạo ra điều ngược lại, vì Trung Quốc hiện được coi là mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với Mỹ.

Thông cáo thứ 3

“Thông cáo thứ ba” này được chính quyền Reagan ban hành vào tháng 8/1982. Đó là một món quà dành cho Trung Quốc, quốc gia vốn đã tìm cách loại bỏ hoạt động xuất khẩu vũ khí của Mỹ sang Đài Loan kể từ năm 1949. Làm xói mòn Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979, nó chứa đựng thêm nhiều lời lẽ mang tính định mệnh hơn đối với Đài Loan: “Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng họ không tìm cách áp dụng một chính sách dài hạn về bán vũ khí cho Đài Loan... và họ có ý định giảm dần việc bán vũ khí cho Đài Loan, dẫn đến một giải pháp cuối cùng sau một khoảng thời gian”.

Đây là một sai lầm khủng khiếp khi các mối đe dọa của PLA đối với một cuộc xâm lược Đài Loan qua eo biển đã leo thang đáng kể trong vài năm qua. Đáng lẽ ra, việc bán vũ khí cho Đài Loan phải tăng tốc từ những năm 1980 trở đi để kiềm chế PLA.

Gia nhập WTO và GATT

Trung Quốc được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới - tổ chức kế thừa Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) - vào tháng 11/2001. Việc gia nhập WTO cho phép Trung Quốc đạt được “quy chế tối huệ quốc (MFN)”, thứ mang lại cho tất cả các thành viên WTO các điều kiện thương mại tốt nhất mà các đối tác thương mại đưa ra, bao gồm mức thuế quan thấp nhất, ít rào cản thương mại nhất, hạn ngạch nhập khẩu cao nhất (nếu có).

Trong khi thu thập những lợi ích này khi là thành viên WTO, Trung Quốc đã từ chối thực hiện các điều khoản trong Nghị định thư gia nhập về vấn đề minh bạch, việc áp dụng thống nhất luật pháp, lời hứa giảm bớt các hoạt động trọng thương thông qua trợ cấp của chính phủ và các cam kết khác được đưa ra vào năm 2001.

Tai hoạ lớn nhất trong lịch sử loài người

Mỹ và các đồng minh của họ đã thực hiện một số bước đi sai lầm trong nhiều năm liên quan đến ĐCSTQ. Những bước đi sai lầm trên chủ yếu dựa trên chính sách ngoại giao vị tha nhưng rất thiếu sót - quan niệm cho rằng “hợp tác trực tiếp với Trung Quốc” sẽ làm giảm bớt sự hiếu chiến và các hoạt động kinh tế mang tính săn mồi của Trung Quốc theo thời gian khi nước này thu được lợi ích từ quan hệ thương mại bình thường với phần còn lại của thế giới.

Mọi chuyện đã không diễn ra theo cách đó, vì ĐCSTQ đã khai thác các thể chế quốc tế để kiểm soát hoạt động sản xuất và các chuỗi cung ứng then chốt của Mỹ, dẫn đến thặng dư thương mại khổng lồ cho Trung Quốc, thúc đẩy sự tăng trưởng và hiện đại hóa của PLA, cũng như sự mở rộng ra khắp thế giới của hệ thống mạng nhện thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường của ông Tập Cận Bình.

Loài người có thể đã mắc nhiều sai lầm trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Lấy Trung Quốc làm ví dụ. Hãy nhìn lại tất cả những sai lầm trong quá khứ đã tạo ra tai họa lớn nhất trong lịch sử loài người - những bước đi sai lầm mà “những người thông minh” đã thực hiện một cách có chủ ý trong quá khứ.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch

Tác giả Stu Cvrk là Thuyền trưởng/Đại úy về hưu sau 30 năm phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Ông từng giữ nhiều chức vụ thường trực và dự bị khác nhau, với kinh nghiệm hoạt động dày dặn ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua kiến thức và kinh nghiệm khi làm nhà phân tích hệ thống kiêm nhà hải dương học, ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông tiếp nhận một nền giáo dục truyền thống và tự do - điều đóng vai trò nền tảng cho các bài bình luận chính trị của ông.



BÀI CHỌN LỌC

Nhìn lại những sai lầm trong quá khứ đang ám ảnh mối quan hệ Mỹ - Trung