Tình trạng nợ chồng chất của Trung Quốc có trầm trọng hơn?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự hỗn loạn trên thị trường nhà ở Trung Quốc, cùng với tâm lý tiêu dùng yếu kém, đang đè nặng lên nền kinh tế nước này.

Từng là nhà phát triển bất động sản lớn nhất đất nước, tập đoàn Evergrande hiện đang đối mặt với một vụ kiện có thể kết thúc bằng việc phá sản công ty. Trong khi đó, tập đoàn Dalian Wanda, chủ các trung tâm thương mại lớn nhất Trung Quốc, đang phải bán tài sản để tránh vỡ nợ.

Chính quyền các địa phương ngập trong nợ nần cũng đang gặp khó khăn tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chính quyền Bắc Kinh sẽ giải quyết tình trạng nợ nần như thế nào? Dưới đây là tổng hợp các thông tin mới nhất về tình trạng nợ nần của kinh tế Trung Quốc, theo báo Nikkei Asia.

Moody hạ tín nhiệm Trung Quốc

Các cơ quan xếp hạng tín dụng đang cảnh báo về khoản nợ tiềm ẩn của Trung Quốc. Tuần này, Moody's Investor Service đã hạ xếp hạng tín dụng của Trung Quốc. Đồng thời, Moody báo hiệu khả năng hạ tín nhiệm đối với hàng chục tổ chức địa phương được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn tài trợ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng (LGFV), cũng như các ngân hàng quốc doanh và các khu vực của Hồng Kông và Macao.

Điều này phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng về khả năng của chính quyền địa phương khó giải quyết các khoản nợ gia tăng trong bối cảnh tài sản sụt giảm kéo dài.

Moody's đã xem xét hạ xếp hạng của 26 chính quyền địa phương (LGFV) của Trung Quốc, đồng thời thay đổi triển vọng xếp hạng của 22 LGFV khác từ ổn định sang tiêu cực.

Cơ cấu nợ của Trung Quốc
Cơ cấu nợ của Trung Quốc (Ảnh: Nikkei)

Evergrande tiếp tục đối mặt với vụ kiện ở nước ngoài

Phiên điều trần cuối cùng của Tập đoàn Evergrande (Trung Quốc) một lần nữa bị tòa án Hồng Kông hoãn lại. Nhà phát triển bất động sản mắc nợ phải thực hiện kế hoạch tái cơ cấu trước khi đối mặt với các chủ nợ tại phiên điều trần tiếp theo vào ngày 29/1/2024.

Bắc Kinh đã quay lưng, Evergrande khó tránh bị thanh lý tài sản
Một công nhân đi ngang qua một khu phức hợp nhà ở đang được nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande xây dựng ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc vào ngày 28/9/2023. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Tránh mua nhà trên giấy vì lo không giao được nhà

Bất động sản bán trước đang bị ảnh hưởng nặng nề ở Trung Quốc khi người mua nhà lo ngại các công ty BĐS đang gặp khó khăn về tài chính sẽ không thể giao hàng dù đã thanh toán trước. Tỷ lệ bất động sản bán trước từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017.

“Hy vọng về giá cả tăng đã bị phá hủy hoàn toàn”, một nhà tư vấn bất động sản ở thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) than thở. Cùng các đợt giảm giá lớn, các đại lý bất động sản đang cố gắng giảm bớt các vấn đề về dòng tiền trước mắt. Nhưng chính quyền địa phương không muốn để giá giảm.

Khủng hoảng nợ ở Trung Quốc sẽ không giải quyết được nếu chỉ điều trị triệu chứng

Ngành BĐS đang chiếm 30% tổng giá trị nền kinh tế Trung Quốc. Vì vậy các vấn đề của BĐS đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và xã hội Trung Quốc.

Chuyên gia William Pesek của báo Nikkei viết: "Chủ tịch Tập Cận Bình đang muốn thay đổi dư luận về việc Trung Quốc thống trị truyền thông toàn cầu. Nhưng trong khi ông ấy cố gắng trấn an các nhà đầu tư lĩnh vực bất động sản, thì việc làm vấy bẩn quá trình cải cách với vô số gói cứu trợ, tạo ra các làn sóng tín dụng ngân hàng mới và sự xoay trục từ trên xuống của chính phủ sẽ chỉ khiến cơn ác mộng vỡ nợ của Trung Quốc trở nên trầm trọng hơn”.

Dương Minh

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Tình trạng nợ chồng chất của Trung Quốc có trầm trọng hơn?