Tập thể dục cũng làm tăng tốc độ lão hóa thể chất? Hai kiểu vận động có thể làm hại cơ thể

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vận động là nguồn gốc của mọi sự sống. Nó không chỉ giúp chống lại sự lão hóa mà còn có thể kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng vận động cũng có thể khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn. Vậy điều này có đúng hay không?

Câu trả lời là có thể, nhưng chỉ khi bạn tập luyện không đúng cách.

Như thế nào là tập thể dục không đúng cách?

Bất kể phương pháp nào tốt cho sức khoẻ, nhưng miễn là bạn thực hiện không hợp lý đều có thể dẫn đến các hậu quả không mong muốn. Vận động cũng vậy. Tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.

Một số người nghĩ rằng vận động càng nhiều càng tốt, nhưng không phải vậy.

Khi bạn thường xuyên tập luyện cường độ cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe và điều kiện thể chất của bản thân, chẳng hạn như chạy marathon, thể dục dụng cụ, nhảy cao, gập bụng, leo núi… trong khi khả năng thích ứng của cơ thể không bắt kịp với nhịp độ này, nó sẽ kích hoạt phản ứng viêm mãn tính hoặc gây hại cho quá trình chống lão hóa.

Do đó, nếu muốn tập thể dục thật sự đem lại lợi ích cho sức khoẻ, bạn nên lựa chọn các bài tập phù hợp với cường độ của bản thân, tức là tốc độ di chuyển hoặc lực sử dụng trong quá trình tập luyện phải đáp ứng được khả năng chịu đựng của cơ thể. Vậy làm sao biết được cơ thể mình nên tập luyện với cường độ nào?

Mỗi người có thể trạng khác nhau và hiệu quả vận động cũng khác nhau tùy theo môn thể thao, bạn nên cân nhắc nhiều yếu tố khi lựa chọn cường độ vận động phù hợp.

Một số yếu tố quan trọng bao gồm tuổi tác, cân nặng, nền tảng tập luyện, tiền sử bệnh mãn tính, tiếp đó là nhịp tim tối đa khi tập luyện.

Các bài tập cường độ thấp gồm:

  • Đi bộ
  • Làm việc nhà
  • Yoga
  • Thái cực quyền
  • Đạp xe
  • Chèo thuyền…

Các bài tập cường độ vừa phải gồm:

  • Đi bộ nhanh
  • Chạy bộ
  • Leo núi
  • Bóng chuyền
  • Quần vợt
  • Bóng bàn
  • Leo cầu thang
  • Nhảy dây…

Ngoài việc lựa chọn cường độ vận động phù hợp, bạn cũng cần chú ý đến tư thế tập luyện để tránh ảnh hưởng đến cơ thể, nhất là đối với các bài tập như đi bộ nhanh và chạy bộ. Tư thế tập luyện đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ bắp và xương khớp.

Tư thế đi bộ đúng yêu cầu giữ thân thẳng, ngẩng cao đầu, hóp bụng, mắt nhìn về phía trước, cánh tay thả lỏng và lắc lư tự nhiên, không lắc lư thân thể từ bên này sang bên kia, ngón chân duỗi thẳng về phía trước.

Nếu chạy bộ, bạn nên duy trì tốc độ vừa phải. Về tư thế, nên giữ thẳng người, ngẩng cao đầu, ưỡn ngực, mắt nhìn phía trước, vung tay qua lại một cách tự nhiên, chân tiếp đất nhẹ nhàng bằng giữa bàn chân, tránh để gót chân hoặc mũi bàn chân tiếp đất trực tiếp vì có thể gây chấn thương.

Những điều trên có thể giảm thiểu áp lực quá mức lên cột sống thắt lưng và các khớp trong khi tập luyện, hạn chế nguy cơ té ngã.

Đồng thời, để tránh những chấn thương không đáng có, trước khi tập luyện, bạn nên khởi động thật kỹ và thư giãn cơ sau khi tập, có lợi cho sức khỏe thể chất và phòng ngừa những trường hợp khẩn cấp.

Theo Song Yun - Aboluowang
Bảo Vy



BÀI CHỌN LỌC

Tập thể dục cũng làm tăng tốc độ lão hóa thể chất? Hai kiểu vận động có thể làm hại cơ thể